Tiêu chí đánh giá sự bền vững của phát triển công nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS Lại, Thị Yến ) (Trang 29)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1. Tiêu chí đánh giá sự bền vững của phát triển công nghiệp sản xuất

nguyên, thân thiện hơn với môi trường và góp phần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng là ngành gây ra phát thải nhiều nhất: phát thải từ một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên không được sử dụng trong quá trình khai thác và chế biến các sản phẩm vật liệu xây dựng. Mặt khác, do công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành sản xuất có quy mô tiêu thụ nguồn lực đầu vào rất lớn, nên mức độ phát thải cũng hết sức lớn và trong đó chứa đựng nhiều chất độc hại. Như vậy, có thể nói công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tác động tiêu cực lớn nhất đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

1.2. Tiêu chí đánh giá và nội dung phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hƣớng bền vững liệu xây dựng theo hƣớng bền vững

1.2.1. Tiêu chí đánh giá sự bền vững của phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vật liệu xây dựng

1.2.1.1 Tăng trưởng bền vững

Tiêu chí đề cập đến “Tăng trưởng bền vững” bao hàm cùng lúc các đảm bảo tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng thể hiện ở 3 yếu tố chính: Giá trị gia tăng (VA), năng lực cạnh tranh và cơ cấu công nghiệp.

- Giá trị gia tăng: là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh chất lượng tăng trưởng. Giá trị gia tăng thấp có thể là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳ

đầu phát triển công nghiệp hoá dựa vào gia công, song nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống không bền vững trong tương lai.

- Năng lực cạnh tranh: phản ánh những giá trị lợi thế vô hình và hữu hình, những cơ hội tạo ra lợi nhuận của toàn bộ nền công nghiệp.

- Cơ cấu công nghiệp: là một trong 3 nội dung tạo nên chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu công nghiệp bền vững là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung (sản phẩm/công nghệ), đảm bảo các cân đối nội tại thượng - hạ nguồn, công nghệ phụ trợ và xuất/nhập khẩu. Đó là cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất. Trong đó, hàm lượng công nghệ và chế biến sâu trở thành động lực chính của tăng trưởng, quyết định nội dung về chất của cơ cấu

1.2.1.2. Tạo vị thế trong phân công quốc tế

Tạo vị thế trong phân công quốc tế được đặt ra trong bối cảnh hội nhập và tự do hoá thương mại. Công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp sản xuất vật liệu nói riêng của Việt Nam mặc dù nhỏ bé nhưng phải có chỗ đứng trong không gian chung, cân bằng được các quan hệ nhiều chiều trở thành một mắt xích trong mạng lưới phân công quốc tế.

1.2.1.3. Tiêu dùng bền vững công nghiệp

Tiêu dùng bền vững gắn trực tiếp với rất nhiều ưu tiên phát triển khác như giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả đều nhằm vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tiêu dùng bền vững không phải là khuyên nên tiêu dùng ít đi, mà là làm thế nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách thông minh hơn.

Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích

cuối cùng của tiêu dùng bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới mô.

Nguyên tắc quan trọng nhất của phát triển bền vững là hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Trong công nghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, bởi tiêu dùng công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tới môi trường và cả xã hội. Có 2 nội dung “tiêu dùng công nghiệp” quan trọng đó là: tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm công nghiệp.

Tiêu dùng sản xuất bao hàm cả việc khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thấp nhất chi phí tài nguyên trên đơn vị sản phẩm hay giá trị công nghiệp tạo ra.

Tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đang tạo ra lượng chất thải rất lớn như: hàng tiêu dùng, bao gói, hoá chất v.v…nếu không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm rất lớn nhưng nếu xử lý sẽ rất tốn kém. Tiêu dùng bền vững vì vậy hướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm không chất thải, các mô hình công nghiệp sinh thái trong đó các sản phẩm và chất thải được quay vòng, tái sử dụng.

1.2.1.4 Doanh nghiệp bền vững

Doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, mỗi doanh nghiệp phải thực sự bền vững mới tạo ra ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bền vững. Khái niệm Doanh nghiệp bền vững phản ánh năng lực tự điều chỉnh và thích nghi trong môi trường luôn biến động (bền vững động), hàm chứa không chỉ các nội dung về kinh tế mà còn Trách nhiệm xã hội đầy đủ (Corporate Social Responsibiliti - CSR)

của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội đầy đủ (CSR) chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội, song lớn hơn xu hướng mới mong

muốn tạo ra các sắc thái Văn hoá doanh nghiệp. Các sắc thái mới chứa đựng các nội dung đầy đủ hơn không chỉ kinh tế, tạo ra giá trị riêng của doanh nghiệp và làm cho thương hiệu trở nên bền vững. Bền vững trước hết phải bắt nguồn từ trong ý thức, quyết định hành động và ứng xử của mỗi doanh nghiệp và chính văn hoá doanh nghiệp tạo ra các giá trị gia tăng vô hình của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp lớn hơn giá trị hữu hình mà doanh nghiệp tạo ra. Đó chính là cách tiếp cận cạnh tranh mới trong một thế giới hội nhập và theo các chuẩn mực giá trị mới.

1.2.1.5. Chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội, phù hợp thể chế chính trị và an ninh

Tiêu chí này gắn với Chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội đối với các nhóm lợi ích, sao cho mọi người đều có quyền bình đẳng tiếp cận và chia sẻ các thành quả công nghiệp hoá. Trong tiêu chí này có thể thấy rằng lợi ích mà công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có được là sự hy sinh những lợi ích khác cả về môi trường và xã hội. Chính vì vậy, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần phải tạo ra cơ hội nhằm lập lại công bằng đối với các nhóm lợi ích. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trước hết có thể góp phần xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách vùng miền, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị để tạo cơ hội giải quyết các bất bình đẳng giới. Xét đến cùng, phát triển bền vững chính là nhằm đến con người và đạt được mức độ công bằng hơn trong chia sẻ phúc lợi xã hội đối với con người. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong các lựa chọn của mình phải hướng đến hay tạo ra các cơ hội để thực hiện công bằng xã hội đang đặt ra.

Các vấn đề chính trị và an ninh được xem xét ở đây như là yếu tố không thể thiếu của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững. Xuất phát từ nhận thức rằng những thành tựu phát triển đạt được hôm nay chính là nhờ sự ổn định chính trị và những giá trị lịch sử được thiết lập. Ở

Việt Nam, nhờ đạt được sự chấp thuận về chính trị mà nền kinh tế mới hoà đồng được với thế giới và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Chính vì vậy, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bên cạnh mục tiêu phát triển phải góp phần vào ổn định chính trị, duy trì sự đoàn kết và tự do tín ngưỡng, bảo tồn bản sắc văn hoá và các giá trị lịch sử. Đó là tiêu chí cần phải cân nhắc để đạt được độ bền vững trong cộng đồng và phù hợp với thể chế chính trị đặt ra.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS Lại, Thị Yến ) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)