Nội dung phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS Lại, Thị Yến ) (Trang 33)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Nội dung phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo

hướng bền vững

1.2.2.1. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về kinh tế

Thứ nhất, huy động được các nguồn lực sẵn có vào phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Cần thu hút đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nước vào phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Muốn vậy, phải tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các chủ thể tham gia phát triển công nghiệp, cụ thể là:

- Thực hiện nghiêm luật doanh nghiệp trong phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ban, ngành quan tâm và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp.

- Ổn định kinh tế vĩ mô.

- Phát triển đồng bộ các thị trường quan trọng nhằm phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: thị trường khoa học và công nghệ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính…

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động và tài nguyên. Để thực hiện nội dung này phải có các giải pháp để nâng cao trình độ công nghệ trong

sản xuất công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, bao gồm một số giải pháp cơ bản sau:

- Tạo điều kiện các doanh nghiệp, chủ thể sản xuất được tiếp cận với các nguồn vốn để đổi mới công nghệ.

- Cung cấp thông tin thị trường công nghệ và phát triển các dịch vụ tư vấn công nghệ trong các ngành công nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững công nghiệp.

Thứ ba, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phải thực sự thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Cơ cấu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững được thể hiện ở cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất, có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau nhằm khai thác được tiềm năng và lợi thế của Địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Nghĩa là, cơ cấu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hiện đại phải là sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng về các sản phẩm có hàm lượng cao và độ chế biến sâu, được hỗ trợ bởi hệ thống đổi mới và nghiên cứu phát triển có năng lực trở thành động lực chính của tăng trưởng.

1.2.2.2. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về môi trường

Để thực hiện phát triển sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về môi trường cần tập trung vào những nội dung sau đây:

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành khai thác và chế biến tài nguyên, song nó lại phát thải một bộ phận tài nguyên chưa được sử dụng vào sản xuất. Do đó, nếu sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên không

chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mà còn làm hạn chế tình trạng cạn kiệt tài nguyên và giảm chất thải thải ra môi trường. Điều này liên quan trước hết đến lựa chọn các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá. Nếu như các ngành công nghiệp khai mỏ chỉ dừng ở đẩy mạnh khai thác để xuất khẩu thô, hay các ngành công nghiệp chế biến dừng lại quá lâu ở chế biến thô hoặc gia công ở những công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp thì hậu quả sẽ là khó mà duy trì được tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp trong dài hạn. Trong khi đó, hậu quả của cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường lại diễn ra nhanh chóng.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phải đáp ứng giảm thiểu phát thải và ô nhiễm môi trường từ các chất thải, kiểm soát được ô nhiễm cũng như đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

+ Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất sạch. Dù đã lựa chọn các công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thì việc phát thải trong quá trình hoạt động của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vẫn là điều không thể tránh khỏi. Để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững và đóng góp vào sự PTBV của nền kinh tế, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần phải lưu ý về mặt công nghệ, không chỉ là công nghệ tiết kiệm tài nguyên trong việc sản xuất ra các sản phẩm để phát thải ra môi trường, mà còn là công nghệ “thân thiện” với môi trường, nghĩa là không chỉ tiết kiệm tài nguyên để giảm phát thải, mà còn phải đảm bảo giảm các yếu tố độc hại của chất thải trong quá trình sản xuất và trong quá trình sử dụng các sản phẩm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cũng như khả năng tái chế chúng.

+ Khi quy hoạch các KCN, CCN phải tính đến xử lý chất thải ra môi trường (đặc biệt là môi trường nước, CTR nguy hại công nghiệp…) ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của các vùng xung quanh KCN, CCN.

+ Cần phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn để đáp ứng cho yêu cầu phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững.

- Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về môi trường, thì trước hết trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, đồng thời, cần duy trì hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, ngăn chặn và phòng ngừa những tác động tiêu cực tới môi trường do phát triển công nghiệp gây ra.

Để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững, hiện nay thường sử dụng Tiêu chuẩn môi trường và Đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Tiêu chuẩn môi trường là bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Nó được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tác động của các chất độc hại và yếu tố an toàn đối với sinh vật, con người trong môi trường xung quanh.

Trên cơ sở Tiêu chuẩn môi trường, phải thường xuyên đánh giá, giám sát chặt chẽ mức độ và tác động các chất phát thải của các cơ sở công nghiệp. Công việc này được thực hiện qua hai giai đoạn: trước khi dự án đi vào hoạt động phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường (trong thời gian thẩm định dự án) và sau khi dự án đi vào hoạt động là giám sát môi trường.

1.2.2.3. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về xã hội.

Phát triển bền vững công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về xã hội là sự phát triển của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gắn liền với giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, giảm khoảng cách thu nhập và trình độ phát triển giữa các vùng miền và không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân trong quá trình CNH, HĐH.

Với đặc trưng của lĩnh vực sản xuất có quy mô lớn, mức độ tập trung và trình độ chuyên môn hóa cao, sản xuất công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoàn toàn có khả năng đáp ứng được đòi hỏi trên.

Tuy nhiên, đi liền với lợi thế đó, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam đã và đang lấy đi từ nông nghiệp một diện tích đất canh tác không nhỏ. Mặt khác, nhờ áp dụng hệ thống máy móc và những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, thu nhập của người lao động kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ngày càng cao hơn. Tuy vậy, sự thay thế lao động bằng máy móc khiến cho việc làm ở khu vực nông thôn giảm xuống. Vì thế, lực lượng lao động nông nghiệp của nước ta nói chung đang ở tình trạng dư thừa tuyệt đối, chứ không đơn thuần là dư thừa lúc “nông nhàn”.

Trong bối cảnh như vậy, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững là sự cần thiết phải đặt mục tiêu thu hút lao động, đặc biệt là lao động dôi dư trong nông nghiệp bởi vì điều đó vừa có ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động cho tăng trưởng, vừa góp phần giải quyết vấn đề xã hội cấp bách là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tích cực tham gia vào xoá đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhờ đó phân bố công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có thể thực hiện ở những địa điểm ít thuận lợi đối với

sản xuất nông nghiệp. Đây chính là lợi thế, mà nhờ đó phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có khả năng làm giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập và phát triển các vùng, miền.

Trong những năm qua, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam thường tập trung phát triển trên những địa bàn có vị trí địa lý, khả năng cung ứng các nguồn lực và hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, những địa bàn nói trên thường là các đô thị. Hệ quả tất yếu là tạo ra sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng kinh tế, cũng như chênh lệch thu nhập giữa các vùng, chủ yếu là chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như vậy xét về lâu dài vừa không bền vững về kinh tế, vừa không bền vững về xã hội, bởi lẽ, những đô thị tập trung vừa đắt đỏ, tốn kém, vừa quá tải trong các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa người dân thiếu việc làm, thu nhập thấp, không được thụ hưởng các điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng...nghĩa là, ngày càng bị cách biệt lớn cả về điều kiện, cũng như sự thụ hưởng thành quả của phát triển.

Mặt khác, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển đồng thời phải bảo đảm không làm tổn thất đến sản xuất nông nghiệp và lợi ích của người nông dân. Do đó, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không thể coi là PTBV nếu trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không những không tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, mà còn gây ra những xung đột đối với lĩnh vực này. Đó là thực trạng đang diễn ra ở Việt Nam trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng quy mô lớn được đầu tư mạnh mẽ cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp vừa xuống cấp vừa lỗi thời; những vùng đất nông nghiệp màu mỡ bị lấy không thương tiếc cho công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói

riêng và những người nông dân canh tác trên những mảnh ruộng đó được “đền bù” với giá rẻ mạt để rồi sau đó họ làm gì để kiếm sống cũng không ai quan tâm. KCN được xây dựng ra đến đâu, ô nhiễm lan ra đến đó và tất cả lại là người nông dân phải hứng chịu. Mặc dù, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhưng người nông dân dù với tư cách là người bán nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản cho các nhà máy công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hay với tư cách là người mua các vật tư phục vụ nông nghiệp thì họ đều bị chèn ép. Đó là kiểu phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thôn tính nông nghiệp. Phát triển dựa trên nền tảng ấy sẽ làm cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không thể tiến xa được, ở chỗ, an ninh lương thực không đảm bảo, đời sống nông dân không được cải thiện, chênh lệch về thu nhập quá lớn giữa nông thôn và thành thị ngày càng khoét sâu, lòng dân không yên sẽ gây ra sự bất ổn định.

Như vậy, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về xã hội cần tập trung vào những nội dung sau đây:

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo vùng lãnh thổ và quy hoạch ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng dựa trên lợi thế các nguồn lực của Địa phương bao gồm:

+ Tiếp tục quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở những vị trí ít có điều kiện để phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó có tính đến các điều kiện về giao thông và cơ sở hạ tầng.

+ Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với sản phẩm có lợi thế về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động của Địa phương. + Khi quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần tính đến củng cố hạ tầng cho phát triển nông nghiệp ở các vùng lân cận, trong đó có quy hoạch xử lý các chất thải ra môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hoàn thiện chính sách đền bù đất nông nghiệp cho nông dân.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong quá trình phát triển công nghiệp, cụ thể như sau:

+ Đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt ưu tiên cho những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp dành cho phát triển công nghiệp.

+ Đào tạo cho những người chuyển đổi nghề, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho những lao động có nhu cầu nâng cao tay nghề.

+ Phát triển thị trường lao động trong tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững.

- Khi xây dựng các KCN, CCN cần tính đến quy hoạch tiết kiệm đất đai cho nông nghiệp, cũng như công tác thuỷ lợi ở những diện tích đất.

1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hƣớng bền vững

1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững. Thể hiện ở một số vấn đề:

- Tình trạng thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến ở nhiều vùng rộng lớn của Việt Nam, đặc biệt là vùng đồi núi nơi tập trung hơn ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, khô hạn và sa mạc hóa, đất ngập úng lũ quét, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm.

Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng, và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng đồi núi có liên quan đến vấn đề suy thoái đất. Ở vùng đồng bằng thách thức về môi trường là nạn ngập úng, lũ, phèn hóa, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm ở bờ sông, bờ biển. Vắt kiệt độ phì

nhiêu đất để thu lợi ích ngắn hạn. Ở vùng miền núi nguyên nhân thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc miền núi. Tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi. Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS Lại, Thị Yến ) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)