Phân tích biến động chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng arc (Trang 41)

4.2.2.1. Phân tích giá vốn hàng bán

Phần lớn trong tổng chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất,

tổng chi phí tăng có rất nhiều nguyên nhân nhưng vì giá vốn hàng bán chiếm

tỷ trọng cao nhất nên những nhân tố ảnh hưởng giá vốn thì đó chính là nguyên

nhân cho tổng chi phí tăng hay giảm.

Như đã trình bày hệ thống kế toán công ty áp dụng theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC do đó các chi phí sản xuất của công ty phát sinh sẽ được tập

hợp vào tài khoản 154, sau đó khi công trình hoàn thành nhập kho thì sẽ kết

chuyển từ 154 sang tài khoản 155, khi xuất bán sẽ ghi nợ tài khoản 632 và ghi có tài khoản 155 để xác định giá vốn hàng bán. Ngoài ra nếu như công trình hoàn thành bàn giao ngay thì mọi chi phí tập hợp trên tài khoản 154 sẽ được

công ty xây dựng nên giá vốn của công ty chia làm 2 nhóm: giá vốn của hàng hóa thành phẩm xuất bán trong kỳ và giá vốn của sản phẩm xuất giao ngay.

+ Hàng hóa thành phẩm xuất bán trong kỳ: là hàng hóa thành phẩm của

công ty là các sản phẩm của công ty mua về và bán ra như: đồ gỗ, đồ trang trí

nội thất.

+ Giá vốn của sản phẩm sản xuất giao ngay: sản phẩm của sản xuất giao

ngay chủ yếu là công trình hoành thành bàn giao và các sản phẩm đồ dùng trang trí nội thất thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trong đó giá

vốn của sản phẩm xuất giao ngay bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung kết chuyển trực tiếp vào giá vốn.

Bảng 4.6: Bảng chi tiết giá vốn hàng bán năm 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Chi phí NVLTT 19.583 21.178 17.291 1.595 8,14 -3.887 -18,35 Chi phí NCTT 7.175 7.869 5.080 694 9,67 -2.789 -35,45 Chi phí SXC 1.611 1.579 1.245 -32 -1,99 -334 -21,13 GVHB 28.370 30.626 23.616 2.256 7,95 -7.010 -22,89

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh công ty ARC, năm 2010-2012)

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Ta thấy chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao trong các chi phí

cấu thành chi phí giá vốn hàng bán, cụ thể năm 2010 là 19.583 triệu đồng sang năm 2011 tăng lên 21.178 triệu đồng nhưng qua năm 2012 chi phí nguyên vật

liệu giảm xuống còn 17.291 triệu đồng, tức giảm 18,35%. Nguyên nhân chi phí nguyên vật liệu tăng, giảm không điều là do chi phí nguyên vật liệu đầu

vào ngành xây dựng tiếp tục tăng đồng thời công ty đã kí kết thêm hợp đồng

xây dựng dẫn đến việc tiêu thụ cho nguyên vật liệu cũng tăng làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng làm cho giá vốn của hàng bán cũng tăng nhanh.

+ Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công là chi phí có tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng giá vốn

năm 2010 là 7.175 triệu đồng, năm 2011 tăng là 1.595 triệu đồng và năm 2012

giảm xuống còn 17.291 triệu đồng. Việc giảm dần chi phí nhân công trực tiếp

là do các công trình đi vào giai đoạn cuối hoàn thành, công trình mới trong giai đoạn giải tỏa, bàn giao xây dựng, đồng thời do công ty sử dụng đúng người, đúng việc nên chi phí nhân công giảm dần.

+ Chi phí sản xuất chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá vốn

hàng bán của công ty. Chi phí sản xuất chung giảm liên tục qua các năm. Năm

2011 tăng 9,67% là năm có tốc độ tăng nhanh nhất, năm 2012 giá trị giảm

xuống 2.789 triệu đồng tức giảm 35,45%.

Tất cả các khoản mục giá vốn hàng bán đều tăng qua các năm, trong đó

có một yếu tố không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá

vốn hàng bán đó chính là chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang, chi phí sản

xuất kinh doanh dỡ dang càng cao thì làm cho giá vốn càng tăng và ngược lại.

Chi phí sản xuất dỡ dang năm 2010 là 4.600 triệu đồng, năm 2011 là 7.582,05 triệu đồng sang năm 2012 là 9.799,47 triệu đồng, qua đó ta thấy chi phí này

tăng dần theo từng năm, đặc biệt năm 2011 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất. Chính vì thế mà giá vốn hàng bán tăng lên làm cho tổng chi phí tăng và giá thành cũng tăng theo. Chi phí nguyên liệu, vật Chi phí nhân công Chi phí sản xuất chung

Hình 4.2: Cơ cấu giá vốn hàng bán năm 2010-2112

Nhìn vào cơ cấu giá vốn hàng bán ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 69%, cũng chính vì thế mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán. Năm 2011 chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp tăng 8,14% thì chi phí giá vốn cũng tăng 7,95%, năm 2012 chi phí này giảm 18,355 thì giá vốn cũng giảm theo 22,89%. Tuy nhiên chi phí giá vốn tăng hay giảm cũng còn chịu sự ảnh hưởng bởi chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công chiếm hơn 20% trong tổng chi phí giá vốn,

chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến giá vốn.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

69,03% 5,68% 25,29% 5,16% 69,15% 25,69% 5,27% 73,22% 21,51%

4.2.2.2. Chi phí tài chính

Trong năm 2011, chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay phát sinh do các khoản vay ngắn hạn của công ty (phần lớn các

khoản vay là để cung cấp cho các đội thi công dưới dạng tạm ứng công trình) giảm 10,31% nên không làm ảnh hưởng lớn đến chi phí. Sang năm 2012 các

khoản vay cũng giảm dần một phần là do công ty xoay sở vốn tốt một phần là

do chưa có nhiều hợp đồng xây dựng mới nên chưa có nhu cầu vay thêm vốn.

4.2.2.3 Chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lí

doanh nghiệp. Chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh vào năm 2011 là 25,17%

là do chi phí quản lí doanh nghiệp tăng nhưng sang năm 2012 chi phí này đã

được quản lý tốt hơn nên giảm 32,34%.

Nhìn vào bảng 4.7 ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp luôn chiếm một

tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí quản lý kinh doanh của công ty, nhưng có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể năm 2011 chi phí này tăng 20,40% là do công ty bắt đầu di dời văn phòng làm việc để xây mới lại văn phòng làm việc nên chi

phí thuê văn phòng mới và chi phí xây dựng văn phòng cũng tăng lên làm cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chi phí quản lý tăng lên đột biến, với lại công ty ngày càng có nhiều sản phẩm

trong lĩnh vực trang trí nội thất do đã xây dựng một cơ sở sản xuất đồ gỗ cho

công ty, khối lượng công việc tăng lên, vì vậy đòi hỏi số lượng nhân viên quản

lý nhiều hơn đồng thời đáp ứng yêu cầu nhân sự công ty cũng đã tuyển thêm nhân viên mới, đến năm 2012 chi phí quản lý giảm 40,13% do công ty đã ổn định nhân sự và kiểm soát được chi phí mang lại hiệu quả đáng kể trong việc

làm giảm chi phí.

Chi phí bán hàng thấp hơn nguyên nhân là do năm 2010 công ty chủ yếu

tập trung vào lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực cung cấp đồ dùng trang trí nội thất chưa được phát triển, sản phẩm chủ yếu là để trưng bày, quy mô kinh doanh

còn nhỏ. Bắt đầu từ năm 2011 là sự tăng trưởng rất nhanh của chi phí bán hàng với tốc độ tăng 37,2%, thêm vào đó công ty đẩy mạnh xâm nhập vào thị trường kinh doanh bên ngoài, chính vì vậy chi phí phát sinh nhiều hơn. Sang năm 2012 thì chi phí bán hàng giảm 15,1%, chi phí này giảm góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên trong năm 2012, đây là điều tốt cho công ty.

Bảng 4.7: Tình hình chi phí quản lý kinh doanh năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Chi phí QLDN 2.139 2.576 1.542 436 20,40 -1.034 -40,13 Chi phí BH 848 1.163 988 315 37,20 -176 -15,10 Chi phí QLKD 2.987 3.739 2.530 752 25,17 -1.209 -32,34 (Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh công ty ARC, năm 2010-2012)

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí đồ dùng

văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí khác bằng tiền. Để hiểu rõ sự

biến động của chi phí quản lý kinh doanh ta đi vào phân tích từng khoản mục

chi phí trong chi phí quản lý kinh doanh.

Chi phí nhân viên Chi phí đồ dùng văn p hòng Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khác bằng tiền

Hình 4.3: Chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 -2012 + Chi phí nhân viên quản lý: nhìn vào hình 4.3 ta thấy chi phí nhân viên quản lý luôn chiếm một tỷ trọng rất cao,năm 2010 là 58,49%, năm 2011 giảm

còn 58,49%, năm 2012 chi phí đã tăng trở lại chiếm 64,34% trong tổng chi phí

quản lý doanh nghiệp. Nguyên nhân là do công ty mở rộng quy mô sản xuất,

khối lượng công việc tăng lên vì vậy đòi hỏi số lượng nhân viên nhiều hơn đồng thời chi phí giá nhân công tăng lên làm cho chi phí nhân viên quản lý tăng thêm đáng kể.

+ Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí đồ dùng văn phòng phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu quản lý của công ty khi công ty hoạt động ổn định thì chi phí này cũng không biến động nhiều, cụ thể năm 2011 là 9,92% sang năm

2012 là 9,72%. Chi phí nhìn chung biến động không nhiều, có giảm nhưng

không đáng kể. Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 16,88% 9,23% 15,98% 58,49% 15,4% 55,13% 9,92% 18,96% 7,76% 9,72% 18,18% 64,34%

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng

giảm theo từng năm do đặc trưng của ngành xây dựng đòi hỏi máy móc thiết

bị hiện đại, thường xuyên thay đổi máy móc để nâng cao năng suất lao động

cũng như chất lượng công trình. Năm 2010 là 15,4% sang năm 2011 tăng thêm 0,58%, năm 2013 tăng lên là 18,18%. Nguyên nhân là do công ty đã tăng

nguồn vốn chủ sở hữu, mua sắm tài sản cố định liên tục ở năm 2010 và 2011

để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình, do đó chi phí khấu hao tài sản cố định cũng tăng theo từng năm. Do thời gian sủ dụng hữu ích của máy móc lâu nên năm 2012 công ty không có mua sắm thêm tài sản, mà chỉ có chi

phí khấu hao trích tiếp từ năm trước.

Chi phí khác bằng tiền: Chi phí khác bằng tiền chủ yếu phát sinh từ chi

phí tiếp khách và quảng cáo sản phẩm của công ty. Năm 2011 tỷ trọng tăng lên là 18,96% tăng 2,08%, năm 2012 giảm xuống còn 7,76%, vì chiếm một tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng rất nhỏ nên mức độ ảnh hưởng không lớn chi phí quản lý kinh doanh.

4.2.2.4 Chi phí khác

Chi phí khác năm 2011 tăng lên tới 204,67 triệu đồng, tăng 40,59%.

Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm, chất lượng một số sản phẩm đạt chưa

cao, tiến độ chậm, một số công trình chưa đảm bảo tiến độ thời gian giao nộp

sản phẩm do yếu tố về thiên tai, lũ lụt nên công ty vi phạm hợp đồng phải chịu

một khoản chi phí khá lớn, thêm vào đó là chi phí liên quan đến các năm trước

phát sinh. Sang năm 2012 giảm xuống 72,3%, đây cũng là một dấu hiệu tốt

làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận của công ty năm 2012.

4.2.2.5 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Bảng 4.8: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận trước

thuế 2.236 2.863 3.398 627 28,04 535 18,69

Thuế TNDN 559 716 850 157 28,09 134 18,72

Lợi nhuận sau

thuế 1.677 2.147 2.548 470 28,03 401 18,68

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh công ty ARC, năm 2010-2012)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh khi công ty có lãi và ngược

lại. Đối với công ty ARC chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên hay

năm 2011 là 716 triệu đồng, sang năm 2012 là 840 triệu đồng. Tuy công ty đã phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công

ty hoạt động có hiệu quả và đạt được những thành công nhất định trong quá

trình thực hiện các mục tiêu của mình.

Nhìn chung các chi phí này công ty có thể điều chỉnh được nếu như công

ty thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình đừng để phạm sai lầm, nhất là việc vi phạm hợp đồng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty. Ngoài ra các kỹ sư

thiết kế của công ty nên thực hiện tốt nghĩa vụ “giám sát quyền tác giả” nghĩa

là các kỹ sư thiết kế phải giám sát quá trình thi công xây dựng để đảm bảo

công trình xây dựng giống như trong bản vẽ thiết kế, đạt chất lượng cao, hạn

chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng góp phần

làm cho công trình được thi công đúng tiến độ. Từ những nhận xét trên cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng chi phí một cách có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng arc (Trang 41)