7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
6.1.1 Hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các nông hộ sản xuất Giống lúa
IR50404 trong huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Hiểu quả kỹ thuật: Hệ số hiệu quả kỹ thuật (LR test of the one – sided error = 0,725) cho thấy đƣợc nông hộ sản xuất loại giống này cũng áp dụng tƣơng đối tốt các biện pháp kỹ thuật vào canh tác. Bên cạnh đó nông hộ cần phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả hơn nhƣ: Cần giảm lƣợng giống gieo sạ, lƣợng phân đạm, lƣợng thuốc trừ sâu, đặc biệt nông hộ cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất không nên quá lệ thuộc vào kinh nghiệm của bản thân mình có thể làm cho năng suất lúa giảm đi.
Hiệu quả kinh tế: Hệ số (LR test of the one – sided error = 0,898) cho thấy khả năng sinh lời của mô hình trồng lúa IR50404 cũng khá cao nhƣng bên cạnh đó nếu có các điều kiện nhƣ giá yếu tố đầu vào đƣợc hỗ trợ và ổn định sẽ giúp cho nông hộ có lợi nhuận cao hơn.
6.1.1 Hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các nông hộ sản xuất Giống lúa chất lƣợng cao trong huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Hiệu quả sản xuất: Hệ số hiệu quả kỹ thuật (LR test of the one – sided error = 0,745) cho thấy các nông hộ trồng lúa chất lƣợng cao có hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất lúa chất lƣợng cao tƣơng đối cao vì sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật vào sản sản xuất. Nhƣng cũng cần chú ý nên giảm lƣợng giống gieo sạ, lƣợng phân đạm, phân kali để giảm chi phí sản xuất, bên cạnh đó nông hộ nên chú ý chăm sóc lúa, thăm đồng thƣờng xuyên hơn để pháp hiện bệnh, khả năng tăng trƣởng của lúa mà có hƣớng đều chỉnh kịp thời, thƣờng xuyên trao đổi và tìm hiểu các biện pháp ỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất có hiệu quả hơn.
Hiệu quả kinh tế: Hệ số lợi nhuận (LR test of the one – sided error = 0,85) cho thấy lợi nhuận biên của nông hộ trồng lúa chất lƣợng cao cũng tƣơng đối lớn, chỉ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố giá vật tƣ đầu vào trong quá trình sản xuất.
Nhìn chung về tính hiệu quả của hai mô hình là tƣơng đƣơng nhau nhƣng ta thấy khả năng sinh lời của mô hình trồng lúa chất lƣợng cao thì cao hơn mô hình lúa IR50404, phù hợp với phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà lãnh đạo huyện đề ra trong thời gian qua.
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với ngƣời nông dân
- Chủ động tiếp cận với thông tin thị trƣờng qua báo, đài, các phƣơng tiện thông tin đại chúng để lựa chọn đầu vào và đầu ra hợp lý dựa trên giá đầu vào và đầu ra.
- Tích cực tham gia các chƣơng trình khuyến nông, các lớp huấn luyện để cải thiện và nâng cao kỹ thuật, đồng thời tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động trồng lúa.
- Tìm hiểu và tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các buổi tập huấn, hội thảo, đài phát thanh, truyền hình nhất là chƣơng trình “Nhịp cầu nhà nông”, các chƣơng trình một phải năm giảm, ba giảm ba tăng, IPM…
- Nông dân nên mạnh dạn áp dụng những gì đã đƣợc tấp huấn vào thực tiễn nhằm nâng cao thu nhập ròng.
- Trong sản xuất phải đảm bảo áp dụng theo quy tắc “4 đúng” (đúng loại; đúng liều, đúng lúc, đúng cách) khi sử dụng các yếu tố phân bón, thuốc nông dƣợc, giống, nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả.
- Tích cực tìm hiểu thông tin nhu cầu thị trƣờng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để có phƣơng án sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, sản phẩm làm ra dễ bán và giá cao.
6.2.2 Đối với các nhà kinh doanh
- Cần hợp tác với nông hộ bằng cách cho nông hộ ứng vốn, cung cấp giống cho nông dân sản xuất.
- Tổ chức bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
- Cung cấp chính xác thông tin thị trƣờng cho nông dân, không lợi dụng sự thiếu thông tin của nông dân mà ép giá.
6.2.3 Đối với các tổ chức khuyến nông và viện nghiên cứu
- Nghiên cứu lai tạo thêm nhiều giống mới, năng suất cao phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, đồng thời tăng cƣờng phổ biến những đặc tính của giống mới để nông dân nâng cao hiểu biết về loại giống đó và an tâm sử dụng.
- Nghiên cứu ra phƣơng thức sử dụng phân thuốc hiệu quả và phổ biến cho nông dân áp dụng để có thể tiết kiệm chi phí cho nông dân.
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
- Tăng cƣờng công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt về hƣớng dẫn sử dụng liều lƣợng đầu vào hợp lý và hiệu quả.
- Thƣờng xuyên thông tin kịp thời và đầy đủ với nông dân về kế hoạch sản xuất, đƣa ra những dự báo nhanh chóng và chính xác về tình hình sâu bệnh trên lúa giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất.
6.2.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc
- Tăng cƣờng công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, tăng cƣờng việc cử cán bộ khuyến nông xuống các xã trực tiếp hƣớng dẫn, giải đáp cho nông dân về kỹ thuật cũng nhƣ phát hiện sớm dịch bệnh nhằm giúp nông dân phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
- Đẩy mạnh công tác phát triển, nhân rộng mô hình cánh đồng mẩu lớn trên toàn huyện và áp dụng các phƣơng thức nhƣ hổ trợ giá vật tƣ nông nghiệp đầu và, bao tiêu sản phẩm đầu ra để giúp ngƣời nông dân ổn định thu nhập.
- Khi bán sản phẩm, nông dân thƣờng bị thƣơng lái ép giá, vì vậy nhà nƣớc nên hình thành những điểm thu mua trực tiếp sản phẩm của nông dân, quy định mức giá sàn nhằm đảm bảo giá không bị rớt quá thấp. Chính phủ cần đề ra cơ chế quản lý giá cả đầu vào, tránh những biến động lớn về giá do đầu cơ. Bên cạnh đó, việc cung cấp kịp thời và chính xác về thông tin thị trƣờng cho nông dân là rất cần thiết để nông dân có thể lựa chọn đầu vào và đầu ra tối ƣu cho mình.
- Đối với các cấp quản lý ngành có liên quan cần có những chính sách bồi dƣỡng và không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ khuyến nông để phục vụ tốt công tác hƣớng dẫn sản xuất cho bà con nông dân.
- Đối với một số địa phƣơng trong vùng có điều kiện đất đai xấu, đất thấp, hệ thống thuỷ lợi chƣa hoàn chỉnh, chính phủ cần tạo ra cơ sở hạ tầng phù hợp để hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ nhƣ hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông.
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hữu Đặng (2013), Giáo trình kinh tế sản xuất, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.
2. Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh- Đại học Cần Thơ.
3. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.
4. Phạm Lê Thông, Huỳnh Việt Khải, Tống Yên Đan, Huỳnh Thị Đan Xuân Khổng Tiến Dũng (2010), Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long , báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ.
5. Hà Thị Ngọc Yến (2009), Phân tích hiệu quả kinh tế của việc áp dụng phương pháp ba giảm ba tăng trông sản xuất lúa của nông hộ ơ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. luận văn tốt nghiệp.
6. Đỗ Văn Xê, Đặng Thị Kim Phƣợng (2011), So sánh hiệu quả sản xuất giữa hai mô hình độc canh lúa ba vụ và lúa luân canh với màu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Tạp chí khoa học trƣờng Đại Học Cần Thơ.
7. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng, Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế huyện Giồng Riềng các năm 2010, 2011, 2012.
8. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn xã Thạnh Hƣng, huyện Giồng Riềng,tỉnh Kiên Giang, Báo cáo tổng kết tình hình nông nghiệp xã Thạnh Hưng 2012-2013.
9. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn xã Hòa Hƣng , Báo cáo tổng kết tình hình nông nghiệp xã Hòa Hưng 2012-2013.
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
PHỤ LỤC 1
Phụ lục 1.1. Đặc tính các giống lúa đƣợc gieo xạ trong vụ đông xuân niên vụ 2012- 2013 của huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.
IR50404
Nguồn gốc: đƣợc chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI.Đƣợc công nhận giống chính thức theo Quyết định số 126 QĐ/BNN-KHCN,ngày 21 tháng 5 năm 1992 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn.
Đặc tính:
Thời gian sinh trƣởng 85-90 ngày. Chiều cao cây: 85 - 90 cm. Khả năng chống đổ kém. Thích nghi rộng trên nhiều vùng đất phù sa đến phèn trung bình, Canh tác đƣợc cả 3 vụ trong năm. Hơi nhiễm rầy nâu và đạo ôn. Nhiễm nhẹ với bệnh vàng lá. Nhiễm vừa với bệnh khô vằn. Năng suất: vụ Đông Xuân 6-8tấn/ha, vụ Hè Thu 5-6 tấn/ha. Hạt gạo bầu, bạc bụng, khô cơm. Trọng lƣợng
1000 hạt 22-23 g. Chiều dài hạt trung bình: 6,74 mm. Nguồn: Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
OM4900
Nguồn gốc: Phát triển từ tổ hợp lai C53/Jasmine 85. Đƣợc công nhận giống chính thức năm 2009 theo Quyết định số 198 QĐ/BNN-KHCN ngày 18/06/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn.
Đặc tính:
Thời gian sinh trƣởng 100-105 ngày. Chiều cao cây: 105-110cm. Cứng cây, đẻ nhánh khỏe. Năng suất trung bình: vụ Đông xuân: 6-8 tấn/ha, vụ Hè Thu: 5-6 tấn/ha. Khối lƣợng 1.000 hạt 28,3g. Chiều dài hạt 7,8 mm. Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, gạo đẹp, cơm dẻo, thơm… Giống OM4900 gieo trồng thích hợp cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Giống đƣợc chấp nhận cao ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long và nhiều địa phƣơng khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Giống phát huy tốt ở các vùng đất phù sa ngọt sản xuất giống lúa chất lƣợng cao cho xuất khẩu.
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Jasmine 85
Nguồn gốc: Jasmine 85 đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai Pata/ TN 1// Khao dawk Mali của Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI). Nhập nội vào Việt Nam năm 1992 và đƣợc sản xuất rộng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đặc tính:
Thời gian sinh trƣởng: 100 - 105 ngày. Chiều cao cây: 95 - 100 cm, khá cứng cây, đẻ nhánh trung bình, lá đòng thẳng nhiễm rầy nâu, đạo ôn và bệnh cháy bìa lá ít chịu phèn, hạn và ngập úng. Năng suất trung bình trong vụ Đông Xuân từ 6 - 8 tấn/ ha; vụ Hè Thu 4 – 5tấn/ ha. Khối lƣợng 1.000 hạt từ 26 - 27 gram. Hạt gạo dài 7,2 - 7,6 mm, trong, ít bạc bụng (<10%), cơm mềm, dẻo có mùi thơm đặc trƣng. Thích hợp nhất là vụ Đông Xuân; phù hợp sản xuất gạo đặc sản cho tiêu dùng trong nƣớc hoặc xuất khẩu.
Lƣu ý trong sản xuất: Giống Jasmine 85 nhiễm nặng cả rầy nâu và bệnh đạo ôn, không nên bố trí cơ cấu quá lớn trong sản xuất; áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp, bón phân cân đối, kết hợp sử dụng giống xác nhận để đảm bảo năng suất và chất lƣợng lúa.
Nguồn: Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
OM5451
Nguồn gốc: đƣợc chọn từ tổ hợp lai Jasmine 85/OM2490. Đây là giống lúa triển vọng mới đƣợc nông dân ƣa thích trong một vài vụ lúa gần đây, đã đƣợc canh tác khá nhiều tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đặc tính:
Thời gian sinh trƣởng: 90 - 95 ngày. Chiều cao cây 95 - 100cm. Trổ tập trung, có dạng hình đẹp, tƣơng đối cứng cây, khả năng đẻ nhánh khá, bông đóng hạt dầy, tỉ lệ lép thấp.
Chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn khá, chống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá khá. Năng suất trung bình: vụ Đông xuân: 6-8 tấn/ha, vụ Hè Thu : 5-6 tấn/ha. Tiềm năng năng suất của giống lúa này khá cao và ổn định trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Trọng lƣợng 1000 hạt trung bình: 25 - 26g. Hạt gạo dài, ít bạc bụng, cơm mềm.
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
OM6976
Nguồn góc
Đƣợc lai tạo từ tổ hợp lai IR68144/OM997/OM2718/OM2868. Đây là giống có hàm lƣợng vi chất dinh dƣỡng sắt khá cao trong hạt gạo. OM6976 là giống có TGST khoảng 95-97 ngày đối với lúa sạ và 100-105 ngày khi cấy.
Đặt tính.
Giống OM6976 chiều cao cây 100-110 cm, đặc biệt rất cứng cây (cấp 1). Khả năng đẻ nhánh khỏe, đạt 9-11 chồi hữu hiệu/bụi. OM 6976 có bông dài trung bình, từ 25-28 cm, số hạt chắc/bông đạt từ 150-200, đóng hạt dày, hơi dai hạt, hạt thon dài, trọng lƣợng 1000 hạt khoảng 25-26 gram. Hạt gạo giống lúa OM 6976 đẹp, thon dài, Giống lúa OM 6976 có khả năng kháng trung bình rầy nâu (cấp 3- 5) và đạo ôn (cấp 3-5 ), ít bị bệnh VL-LXL. Khả năng chống chịu mặn 3-4 ‰, khả năng chống chịu phèn khá tốt. Năng năng suất cao, có thể đạt 9 tấn/ha.
Nguồn: Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
Phụ lục 1.2 Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ sản xuất lúa huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Mẫu số:………….
Thời gian phỏng vấn:…...giờ……phút., ngày……tháng……năm 2013
Địa chỉ: Ấp ……….xã………, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang.
Tên phỏng vấn viên………
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG LÖA (VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013)
Xin chào! Ông(bà) Tôi tên Trần Văn Chƣơng là sinh viên trƣờng Đại học Cần Thơ, khoá 36, niên hoá 2010-2013. Hiện tôi đang thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp và thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa hàng hóa (theo loại giống) vụ Đông Xuân năm 2012- 2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang” nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện.
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Xin Ông/Bà cho biết một số thông tin liên quan. Tôi xin cam đoan sử dụng số liệu thu thập đúng với mục đích đã nêu.
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
o Họ tên đáp viên:………..Năm sinh:…………. o Giới tính: □ Nam □ Nữ
o Trình độ văn hóa:………(số năm học) o Tổng số nhân khẩu trong gia đình:…...ngƣời.
o Số lao động trực tiếp tham gia sản xuất:……..ngƣời (có….…lao động nữ)
2. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT [1]. Diện tích đất sản xuất
Đơn vị tính: công = 1.000 m2
Nếu có đơn vị khác, cần ghi rõ đơn vị tính ...=...m2
Diện tích Đất nhà (1) Đất thuê mƣớn (2) Đất nhà chothuê/cầm cố (3) Tổng cộng (4)= (1)+(2)- (3) Tổng diện tích Diện tích lúa Trong đó, diện tích giống: * IR504 ** *** ****
[2]. Xin ông/bà cho biết các nguồn thu nhập và tỉ trọng các nguồn thu nhập trong hộ gia đình. Các nguồn thu nhập Xếp hạng thứ tự ƣu tiên(1) Thu nhập (2) % thu nhập (3) Tổng thu nhập
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
[1]: Xếp thứ tự ƣu tiên các nguồn thu nhập theo nhận định của ngƣời trả lời [2]: Ƣớc tính thu nhập theo nguồn và tổng thu nhập (đồng/hộ)
[3]: Ƣớc tính tỉ lệ % của các nguồn thu nhập
3. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ VÀ THU NHẬP TỪ SẢN XUẤT LÖA a. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ GIỐNG
[3]. Xin ông/bà cho biết các thông tin về mật độ sạ, nguồn giống, chi phí