Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2012

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 29)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2012

Kinh tế tiếp tục phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ đều tăng trƣởng, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 29,551 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 7,12%, các ngành dịch vụ chiếm 33,92%, ngành nông nghiệp chiếm 58,96%.

Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Có 1.732 cơ sở sản xuất với 3.623 lao động. Giá trị sản xuất đạt 1.300,717 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân 22,4%/năm nhìn chung đạt 100% so với kế hoạch đề ra.

Về thƣơng mại - dịch vụ: Đầu tƣ phát triển chợ đƣợc quan tâm, mạng lƣới thƣơng mại - dịch vụ phát triển khá nhanh và đều khắp. Toàn huyện có 7.200 cơ sở, 14.165 lao động tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 25,1%/năm.

Về nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện, đƣợc tập trung chỉ đạo, giảm diện tích lúa kém hiệu quả và thay vào đó là các giống lúa cao sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng diện tích màu chuyên canh, luân canh để tăng thêm thu hoạch, tăng diện tích cây ăn trái có hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lƣợng và gắn với thị trƣờng tiêu thụ. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, phát triển thêm đàn gia súc, gia cầm... Tăng trƣởng bình quân hàng năm 10.34%, bình quân thu nhập 165 triệu đồng/ha/năm, đã và đang xây dựng đƣợc nhiều mô hình có thu nhập và hiệu quả sản xuất cao đủ khả năng nhân rộng trên toàn tỉnh.

Cây lúa: Chiếm tỷ trọng lớn, tập trung khai thác, đầu tƣ hệ thống thủy lợi đảm bảo khép kín đƣa giống lúa xác nhận vào trên 80% diện tích sản xuất lúa toàn huyện, cơ giới hóa các khâu làm đất, thu hoạch, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chƣơng trình “3 giảm 3 tăng”, “một phải năm giảm” và gần đây nhất là “mô hình cánh đồng mẩu lớn” đƣợc áp dụng thí điểm tại 4 xã 05 điểm trong huyện chiếm 1.735ha, chiếm 4% diện tích đất nông nghiệp.

Cây màu: Luân canh, chuyên canh đƣợc phát triển dựa trên thế mạnh của huyện là khoai lang vói diện tích 318.8 ha đạt 106,3 kế hoạch, cây tiêu diện tích

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

35,11 ha, đạt 234,07% kế hoạch và Rau, màu các loại trên đất liếp vƣờn, bờ bao hộ gia đình 2. 471 ha, đạt 95,04% kế hoạch.

Kinh tế vƣờn: Cải tạo vƣờn tạp, vƣờn cây già cỗi chuyển đất trồng lúa, trồng màu không hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Có 3.015 ha vƣờn, hình thành vùng chuyên canh vƣờn.

Chăn nuôi: Đứng thứ 2 sau trồng trọt, đàn heo tăng bình quân 6,25%, đàn gia cầm tăng bình quân 6,85%. Mặc dù giá cả có lúc không ổn định, dịch bệnh nhiều nhƣng đàn heo, đàn gia cầm vẫn phát triển theo hƣớng tích cực.

Nuôi trồng thủy sản: Mở rộng diện tích nuôi cá theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi trong ao, mƣơng vƣờn, kết hợp nuôi cá và trồng lúa đạt hiệu quả. Tổng diện tích nuôi cá 275,1 ha, giá trị thu nhập trên 25 tỷ đồng/năm, chất lƣợng sản phẩm, thi trƣờng khá ổn định.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)