KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 71)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua kết quả phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động canh tác lúa vụ Đông Xuân 2012-2013, kết hợp với việc khảo sát thực tế hoạt động trồng lúa của nông dân tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Đề tài đƣa ra một số nhận định chung về tình hình và hiệu quả của hoạt động trồng lúa của nông hộ nhƣ sau:

- Việc sản xuất phần lớn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng thuỷ lợi tuy đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đồng bộ. Có nhiều nơi trong địa bàn huyện suốt thời gian gần đây thƣờng gặp tình hình dịch bệnh, sâu rầy gây hại rất nặng làm ảnh hƣởng rất lớn thu nhập của nông hộ.

- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật chƣa thật sự đồng bộ, nông hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, chƣa mạnh dạng ứng dụng kỹ thuật mới.

- Có 07 yếu tố đầu vào (tổng diện tích lúa, mật độ gieo sạ, lƣợng phân đạm nguyên chất, lƣợng phân lân nguyên chất, số ngày công lao động và chi phí thuốc BVTV, chi phí khác) và 04 nhân tố (giới tính, tập huấn kỹ thuật, số năm kinh nghiệm, số lao động tham gia sản xuất lúa) ảnh hƣởng đến năng suất lúa của nông dân ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Trong đó, nếu tăng tổng diện tích lúa, mật độ gieo sạ, lƣợng phân đạm nguyên chất, lƣợng phân lân nguyên chất, số ngày công lao động và chi phí thuốc BVTV thì năng suất lúa sẽ tăng. Do vậy, để đạt đƣợc hiệu quả sản xuất trong các mùa vụ tiếp theo, hộ nông dân nên chú trọng đến các nhân tố và yếu tố đầu vào này để thông qua đó có thể nâng cao đƣợc thu nhập cho gia đình.

- Từ kết quả tổng hợp, nếu sử dụng cùng một mức chi phí đầu vào, thì nông dân sẽ thu đƣợc tổng thu nhập và thu nhập ròng cao hơn khi sản xuất bằng các giống lúa chất lƣợng cao. Điều này khẳng định sự cần thiết của việc thay đổi cơ cấu giống mới mà lãnh đạo huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã đề ra.

- Giá cả đầu vào và đầu ra: Yếu tố này cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động trồng lúa. Do bà con nông dân không nắm bắt đƣợc thông tin về thị

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

trƣờng nên nông dân thƣờng bị ép giá đầu ra và không lựa chọn đƣợc mức giá cả đầu vào tối ƣu nên hiệu quả kinh tế đạt đƣợc của nông hộ không nhƣ mong đợi. Vì vậy, nếu nhƣ giá cả yếu tố đầu vào ổn định, thông tin thị trƣờng đầy đủ và chính xác sẽ giúp nông dân lựa chọn đƣợc lƣợng đầu vào tối ƣu tƣơng ứng với các mức giá cả trên thị trƣờng. Điều đó sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập ròng cho nông hộ.

5.2 NHƢNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÖA

Để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa, ta cần có một số giải pháp sau:

- Sử dụng liều lƣợng phân thuốc hợp lý, kịp thời và đúng cách phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng để tăng thêm năng suất và thu nhập ròng cho nông hộ.

- Nông dân cần sử dụng giống phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng và điều kiện thổ nhƣỡng và khí hậu để sản phẩm không bị ngƣời mua ép giá và cho năng suất cao hơn. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phƣơng pháp canh tác mới (mô hình lúa - cá, lúa – màu) vào trong sản xuất để giúp làm giảm chi phí tăng thu nhập ròng.

- Trong công tác khuyến nông, cần tổ chức cho cán bộ huấn luyện kỹ thuật sử dụng đầu vào để nâng cao trình độ hiểu biết của nông dân về cách sử dụng, liều lƣợng và tác dụng của các loại thuốc trên thị trƣờng nhằm giúp nông dân lựa chọn đƣợc mức đầu vào tối ƣu. Từ đó, thu nhập đƣợc nâng cao.

- Nông dân cần chủ động nắm bắt thông tin thị trƣờng để không bị ép giá khi bán lúa hoặc mua vật tƣ nông nghiệp với giá không hợp lý.

- Cán bộ khuyến nông địa phƣơng nên tuyên truyền khuyến khích nông dân sử dụng giống nguyên chủng, không nên sử dụng giống của vụ trƣớc để sản xuất cho vụ sau nhằm tránh tình trạng thoái hoá giống, tăng phẩm chất hạt, sản lƣợng cao, bán đƣợc giá.

- Một trong những nguyên nhân khiến nông dân không thể lựa chọn mức đầu vào tối ƣu là: Nông dân thiếu vốn trong quá trình sản xuất nên không thể trả tiền mặt khi mua đầu vào mà phải “mua chịu” nên giá đầu vào cao hơn giá thực tế thị trƣờng. Do vậy các ngân hàng nên mở rộng cho vay sản xuất, mua thiết bị vật tƣ nông nghiệp để nông dân có thể giảm chi phí đầu vào và tăng Thu nhập

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

ròng. Nhà nƣớc, nhà khoa học cần tăng cƣờng đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông hộ, coi tập huấn có vai trò quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất.

Về phía nông hộ, cần tích cực tham gia tập huấn, đóng góp và tích cực trao đổi kinh nghiệm trong các buổi tập huấn, làm cho kiến thức tập huấn ngày càng hiệu quả khi đi vào thực tế sản xuất để thu hút ngày càng nhiều nông hộ tham gia. Nhà nƣớc cần tích cực đầu tƣ thêm cơ sở hạ tầng và triển khai cơ giới hoá trong các khâu để phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng ngày càng tốt hơn.

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Kết quả phân tích dựa vào số liệu thu thập trực tiếp từ các nông hộ ở hai xã Thạnh Hƣng và Hòa Hƣng của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang cho thấy phần lớn nông hộ đạt đƣợc thu nhập khá cao từ hoạt động trồng lúa. Hơn nữa, chủ trƣơng thay đổi các giống chất lƣợng cao vào sản xuất của chính quyền huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là phù hợp giúp ngƣời nông dân tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác. Tuy nhiên do không nắm bắt đƣợc giá cả đầu vào và đầu ra của thị trƣờng nên nông hộ không lựa chọn đƣợc các mức đầu vào tối ƣu. Bên cạnh đó, nông hộ cần sử dụng hiệu quả hơn nữa các yếu tố đầu vào nhƣ: Lƣợng giống gieo sạ, lƣợng phân, lƣợng thuốc sâu, ngày công lao động và số lần tập huấn vào thực tiễn một cánh hiệu quả hơn.

Diện tích lúa: Nhìn chung diện tích đất sản xuất lúa trung bình của nông hộ tƣơng đối cao nhƣng chỉ tập chung ở một số hộ có điều kiện kinh tế khá giả có khả năng mua đất sản xuất để tích lũy thêm, còn lại phần lớn những hộ không đủ khả năng kinh tế thì sản xuất trên diện tích đất ruộng của mình tƣơng đối manh mún, nhỏ lẻ hoặc thuê mƣớn thêm để sản xuất vì thế không có hiệu quả nhƣ những hộ có diện tích đất sẵn có.

Mật độ gieo sạ: Nông hộ còn lạm dụng lƣợng giống gieo sạ để nhằm mục đích trừ hao những cây chết hoặc bị côn trùng phá hoại vì thế cũng làm chi phí sản xuất tăng lên mà đáng lẽ chi phí này nông hộ không cần bỏ ra.

Lƣợng phân: Kết hợp bón có hiệu quả lƣợng phân Đạm, phân Lân, phân Kali vào đúng các giai đoạn phát triển của cây lúa để tránh thừa gây lảng phí và lúa dễ bị sâu bệnh.

Ngày công lao động: Chăm sóc lúa và thăm đồng thƣờng xuyên là biện pháp giúp nông hộ chủ động trong phòng và trị bệnh cho lúa góp phần năng cao năng suất cho nông hộ.

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

6.1.1 Hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các nông hộ sản xuất Giống lúa IR50404 trong huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang IR50404 trong huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Hiểu quả kỹ thuật: Hệ số hiệu quả kỹ thuật (LR test of the one – sided error = 0,725) cho thấy đƣợc nông hộ sản xuất loại giống này cũng áp dụng tƣơng đối tốt các biện pháp kỹ thuật vào canh tác. Bên cạnh đó nông hộ cần phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả hơn nhƣ: Cần giảm lƣợng giống gieo sạ, lƣợng phân đạm, lƣợng thuốc trừ sâu, đặc biệt nông hộ cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất không nên quá lệ thuộc vào kinh nghiệm của bản thân mình có thể làm cho năng suất lúa giảm đi.

Hiệu quả kinh tế: Hệ số (LR test of the one – sided error = 0,898) cho thấy khả năng sinh lời của mô hình trồng lúa IR50404 cũng khá cao nhƣng bên cạnh đó nếu có các điều kiện nhƣ giá yếu tố đầu vào đƣợc hỗ trợ và ổn định sẽ giúp cho nông hộ có lợi nhuận cao hơn.

6.1.1 Hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các nông hộ sản xuất Giống lúa chất lƣợng cao trong huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Hiệu quả sản xuất: Hệ số hiệu quả kỹ thuật (LR test of the one – sided error = 0,745) cho thấy các nông hộ trồng lúa chất lƣợng cao có hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất lúa chất lƣợng cao tƣơng đối cao vì sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật vào sản sản xuất. Nhƣng cũng cần chú ý nên giảm lƣợng giống gieo sạ, lƣợng phân đạm, phân kali để giảm chi phí sản xuất, bên cạnh đó nông hộ nên chú ý chăm sóc lúa, thăm đồng thƣờng xuyên hơn để pháp hiện bệnh, khả năng tăng trƣởng của lúa mà có hƣớng đều chỉnh kịp thời, thƣờng xuyên trao đổi và tìm hiểu các biện pháp ỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất có hiệu quả hơn.

Hiệu quả kinh tế: Hệ số lợi nhuận (LR test of the one – sided error = 0,85) cho thấy lợi nhuận biên của nông hộ trồng lúa chất lƣợng cao cũng tƣơng đối lớn, chỉ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố giá vật tƣ đầu vào trong quá trình sản xuất.

Nhìn chung về tính hiệu quả của hai mô hình là tƣơng đƣơng nhau nhƣng ta thấy khả năng sinh lời của mô hình trồng lúa chất lƣợng cao thì cao hơn mô hình lúa IR50404, phù hợp với phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà lãnh đạo huyện đề ra trong thời gian qua.

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với ngƣời nông dân

- Chủ động tiếp cận với thông tin thị trƣờng qua báo, đài, các phƣơng tiện thông tin đại chúng để lựa chọn đầu vào và đầu ra hợp lý dựa trên giá đầu vào và đầu ra.

- Tích cực tham gia các chƣơng trình khuyến nông, các lớp huấn luyện để cải thiện và nâng cao kỹ thuật, đồng thời tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động trồng lúa.

- Tìm hiểu và tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các buổi tập huấn, hội thảo, đài phát thanh, truyền hình nhất là chƣơng trình “Nhịp cầu nhà nông”, các chƣơng trình một phải năm giảm, ba giảm ba tăng, IPM…

- Nông dân nên mạnh dạn áp dụng những gì đã đƣợc tấp huấn vào thực tiễn nhằm nâng cao thu nhập ròng.

- Trong sản xuất phải đảm bảo áp dụng theo quy tắc “4 đúng” (đúng loại; đúng liều, đúng lúc, đúng cách) khi sử dụng các yếu tố phân bón, thuốc nông dƣợc, giống, nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả.

- Tích cực tìm hiểu thông tin nhu cầu thị trƣờng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để có phƣơng án sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, sản phẩm làm ra dễ bán và giá cao.

6.2.2 Đối với các nhà kinh doanh

- Cần hợp tác với nông hộ bằng cách cho nông hộ ứng vốn, cung cấp giống cho nông dân sản xuất.

- Tổ chức bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Cung cấp chính xác thông tin thị trƣờng cho nông dân, không lợi dụng sự thiếu thông tin của nông dân mà ép giá.

6.2.3 Đối với các tổ chức khuyến nông và viện nghiên cứu

- Nghiên cứu lai tạo thêm nhiều giống mới, năng suất cao phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, đồng thời tăng cƣờng phổ biến những đặc tính của giống mới để nông dân nâng cao hiểu biết về loại giống đó và an tâm sử dụng.

- Nghiên cứu ra phƣơng thức sử dụng phân thuốc hiệu quả và phổ biến cho nông dân áp dụng để có thể tiết kiệm chi phí cho nông dân.

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

- Tăng cƣờng công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt về hƣớng dẫn sử dụng liều lƣợng đầu vào hợp lý và hiệu quả.

- Thƣờng xuyên thông tin kịp thời và đầy đủ với nông dân về kế hoạch sản xuất, đƣa ra những dự báo nhanh chóng và chính xác về tình hình sâu bệnh trên lúa giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất.

6.2.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

- Tăng cƣờng công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, tăng cƣờng việc cử cán bộ khuyến nông xuống các xã trực tiếp hƣớng dẫn, giải đáp cho nông dân về kỹ thuật cũng nhƣ phát hiện sớm dịch bệnh nhằm giúp nông dân phòng trừ kịp thời và hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác phát triển, nhân rộng mô hình cánh đồng mẩu lớn trên toàn huyện và áp dụng các phƣơng thức nhƣ hổ trợ giá vật tƣ nông nghiệp đầu và, bao tiêu sản phẩm đầu ra để giúp ngƣời nông dân ổn định thu nhập.

- Khi bán sản phẩm, nông dân thƣờng bị thƣơng lái ép giá, vì vậy nhà nƣớc nên hình thành những điểm thu mua trực tiếp sản phẩm của nông dân, quy định mức giá sàn nhằm đảm bảo giá không bị rớt quá thấp. Chính phủ cần đề ra cơ chế quản lý giá cả đầu vào, tránh những biến động lớn về giá do đầu cơ. Bên cạnh đó, việc cung cấp kịp thời và chính xác về thông tin thị trƣờng cho nông dân là rất cần thiết để nông dân có thể lựa chọn đầu vào và đầu ra tối ƣu cho mình.

- Đối với các cấp quản lý ngành có liên quan cần có những chính sách bồi dƣỡng và không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ khuyến nông để phục vụ tốt công tác hƣớng dẫn sản xuất cho bà con nông dân.

- Đối với một số địa phƣơng trong vùng có điều kiện đất đai xấu, đất thấp, hệ thống thuỷ lợi chƣa hoàn chỉnh, chính phủ cần tạo ra cơ sở hạ tầng phù hợp để hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ nhƣ hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông.

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012-2013 tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Đặng (2013), Giáo trình kinh tế sản xuất, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.

2. Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh- Đại học Cần Thơ.

3. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.

4. Phạm Lê Thông, Huỳnh Việt Khải, Tống Yên Đan, Huỳnh Thị Đan Xuân Khổng Tiến Dũng (2010), Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long , báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ.

5. Hà Thị Ngọc Yến (2009), Phân tích hiệu quả kinh tế của việc áp dụng phương pháp ba giảm ba tăng trông sản xuất lúa của nông hộ ơ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. luận văn tốt nghiệp.

6. Đỗ Văn Xê, Đặng Thị Kim Phƣợng (2011), So sánh hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)