Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 65)

* Các gii pháp v k thut – công ngh

- Đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư nhằm kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu các nguồn phát sinh ra chất thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

Trong những năm qua, ĐTM đã trở thành giải pháp mang tính pháp lý rộng rãi nhất đối với vấn đề BVMT. Đây là bước đầu tiên để các KCN, CCN, các doanh nghiệp thức được tác động môi trường đối với dự án của mình và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động đó. Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước sẽ có những chính sách mới phù hợp liên quan

đến ĐTM để làm hiệu quả hơn nữa công cụ này với việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Cải tiến quy trình kỹ thuật nhằm hạn chế ô nhiễm

Các cơ sở sản xuất phải đầu tư, lắp đặt công nghệ xử lý chất thải, khí thải đến mức cần thiết trước khi thải ra môi trường, nhất là tại các KCN, CCN được quy hoạch và xây dựng mới. Đi đôi với công nghệ sản xuất là công nghệ xử lý chất thải càn được giải quyết đồng bộ. Việc làm sạch nên

được hoàn chỉnh bằng công nghệ khép kín.

Đối với KCN và CCN đang hoạt động, phải có những dự án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thực hiện đúng nguyên tắc đó. Đồng thời áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hướng dần tới nền sản xuất sạch.

Khuyến khích cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới tiên tiến. Tổ chức tập huấn cho các chủ cơ sở sản xuất về công nghệ và thiết bị trong sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ.

- Bổ sung các điểm quan trắc nhằm xây dựng hệ thống quan trắc hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc quản lý và xử lý.

Hiện nay nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường của thành phố chưa nằm trong mạng lưới quan trắc của tỉnh để đo đạc theo định kì, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường để kịp thời có biện pháp xử lý.

- Xử lý chất thải tập trung (nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) tận dụng và tái sử dụng nước thải, phát triển việc tái sử dụng và tái chế chất thải rắn.

* Các gii pháp s dng công c kinh tế

Đây là nhóm giải pháp có tầm quan trọng, đặc bệt BVMT trong quá trình PTĐT. Quản lý môi trường thông qua sử dụng các công cụ kinh tế

không chỉ có tác dụng tích cực đối với việc đẩy mạnh PTĐT, mà còn khuyến khích được các hoạt động bảo vệ và cải tạo môi trường.

- Thu phí thải ô nhiễm môi trường, xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm,

thực hiện nguyên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Đây là một công cụ kinh tế hết sức quan trọng vì nó không chỉ tạo

điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về BVMT mà còn có tác dụng khuyến khích tính tự giác, sự

năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và thực hiện tốt các biện pháp hạn chế hoặc sự ngăn chặn các tác động gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, buộc các cơ sở gây ô nhiềm hay các cá nhân gây ô nhiễm phải cân nhắc lựa chọn các giải pháp tối ưu chi phí ít nhất để khắc phục ô nhiễm môi trường.

Một tình trạng khá phổ biến là các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm cách lảng tránh nghĩa vụđóng góp kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp hoàn trả lại những tổn thất về môi trường. Để tăng lợi nhuận cho việc thực hiện các biện pháp hoàn trả lại những tổn thất về môi trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, buộc các cơ sở gây ô nhiễm hay các cá nhân gây ô nhiễm phải cân nhắc lựa chọn các giải pháp tối chi phí nhất để khắc phục ô nhiễm môi trường.

* Các gii pháp v chính sách BVMT

- Cần phải có một hệ thống các chính sách nhất quán, đầy đủ và hợp lý: + Chính sách khai thác và sử dụng các nguồn vốn.

Thành phố phải có những chính sách hợp lý trong việc thu hút các nguồn vốn và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Tăng cường phát huy các công cụ tài chính để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên góc độ BVMT.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư, tao điều kiện cho các doanh nghiệp vừa duy trì được sản xuất, vừa đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với

các công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt phải tạo điều kiện cho họ đầu tư

vào công nghệ sạch.

Các hình thức khuyến khích đầu tư rất đa dạng, song thành phố vẫn còn coi trọng hình thức cho vay ưu đãi.

+ Chính sách sử dụng các công cụ quản lý môi trường (chiến lược, chính sách, hệ thống pháp luật,…) để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan chức năng quản lý nhà nước về BVMT.

+ Chính sách đào tạo và sử dụng lao động, đặc biệt là đội ngũ các bộ

quản lý và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT.

+ Chính sách xử phạt đối với những vi phạm các quy định về BVMT với các chế tài đủ mạnh để giảm thiểu và ngăn chặn những tác động gây ô nhiềm môi trường.

- Giám sát chất lượng môi trường

Có thể nhận thấy việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về BVMT ở nước ta đang được quan tâm tương đối lớn và không kém thua so với các nước, nhưng việc thực thi pháp luật ở nước ta còn kém thua nhiều nước. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường năng lực và hiệu quả của công tác giám sát chất lượng môi trường.

Cần tăng cường quản lý nhà nước về BVMT, đồng thời giám sát chặt chẽ công tác thực hiện các biện pháp BVMT ở tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư đặc biệt là cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm. Trên cơ sở đó kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý BVMT. Đây là một quá trình tổng hợp các biện pháp KHKT, công nghệ và tổ chức kiểm soát đòi hỏi cần có sự đầu tư lớn về nhân lực và vật lực. Nếu làm tốt công tác này sẽ là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường, là cơ sở quan trọng để kết hợp chặt chẽ giữa việc đẩy mạnh quá trình PTĐT và nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường.

* Các gii pháp v tăng cường ý thc bo v môi trường

Chất lượng của môi trường sống của mỗi quốc gia, mỗi vùng luôn có liên quan chặt chẽ với sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân. “Các vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ có thể được giải quyết tốt nhất nếu có sự tham gia của cộng đồng dân cư và các cơ quan quản lý”(tuyên bố Rio).

Hiện nay ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường sống chưa thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Do vậy cần phải thường xuyên giáo dục tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và đẩy mạnh các phong trào quần chúng về BVMT.

- Cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục tuyên truyền

- Đẩy mạnh phong trào giữ gìn và BVMT sống trong lành, sạch đẹp ở mọi cơ quan nhà nước, ở mọi đơn vị sản xuất kinh doanh và ở mọi khu dân cư.

- Nâng cao hoạt động của các tổ chức quần chúng về ý thức BVMT. Tổ

chức các đội tuyên truyền BVMT với các thanh niên, sinh viên tình nguyện. - Mở các chuyên mục và thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và BVMT cho mọi đối tượng ở nhiều mức độ khác nhau.

PHẦN 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)