Trong thế kỷ XX, sự gia tăng dân số quá nhanh và không kiểm soát
được xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc,
đến năm 2030 dân số thế giới sẽ vượt qua ngưỡng 8 tỷ.
Phần lớn nguyên nhân của phát triển đô thị nảy sinh do khát vọng phát triển cấu trúc không gian của đô thị. Cùng với sự xuất hiện các khu đô thị mới, khu công nghiệp và những thành phố chính là sự thay đổi của các
đô thị có sẵn về lượng một cách rõ ràng nhất. Đó là một hiện tượng tất yếu trên con đường phát triển của loài người nhưng nếu chúng ta không đi đúng hướng sẽ rất có hại cho môi trường và cho sức khỏe của con người.
Sức “hấp dẫn” của cuộc sống đô thị và của các vùng đã được phát triển đô thị là nguyên nhân chính lôi cuốn một khối lượng khổng lồ cư dân nông thôn đi tìm miền “đất hứa”. Mặt khác những thành phố lớn ngày càng hấp dẫn và lôi cuốn cư dân từ các đô thị nhỏ hơn cũng như từ các vùng nông thôn nên càng làm cho tình hình thêm phức tạp (hạ tầng kỹ thuật quá tải, cây xanh, mặt nước, không gian trống hiếm hoi…).
Sự phát triển không được kiểm soát của các đô thị sẽ dẫn đến những vấn đề không thể sửa chữa được lợi ích chỉ rơi vào một nhóm rất ít người trong xã hội còn thực tế dành cho đại đa số quần chúng lao động là đô thị
hóa phát triển không bền vững: chất lượng nhà ở kém (không có chỗ ở và nơi cư trú không còn đủ không gian để có thể tự tổ chức các hoạt động văn hoá và đời sống), cuộc sống bấp bênh do giá cả sinh hoạt ngày một cao, người dân không tiếp cận được đầy đủ nền giáo dục chung của xã hội…
Chất lượng môi trường và cuộc sống của cư dân đô thị ngày càng xấu đi không phải chỉ vì hậu quả của phát triển đô thị không bài bản mà còn do nhiều lý do khác nữa, trong đó việc quản lý là nguyên nhân cơ bản và có nhiều bất cập nhất. Nhiều chuyên gia trên thế giới đã nhận xét rằng: Có một số lượng đáng kể quốc gia trên thế giới không thành công do chính quyền các cấp của họ không đủ khả năng phục vụ nhân dân vì cán bộ
không được đào tạo bài bản, kỷ cương lỏng lẻo và thiếu tinh thần trách nhiệm…Ở nước ta quản lý xã hội vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đô thị.
Trong đô thị còn những nguồn ô nhiễm khác mà con người ít để ý
đến. Đó là sự ô nhiễm do các yếu tố vật lý, cụ thể là do các yếu tố từ trường với tần suất và cường độ khác nhau (các trạm thu - phát sóng, các đường dây truyền tải điện năng…).
Hơn nữa, cho đến bây giờ chúng ta cũng chưa lường hết được về
những tác động của các loại vật liệu xây dựng đến sức khoẻ của con người,
đặc biệt là những loại vật liệu có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ. Đô thị
càng phát triển thì các nguy cơ ô nhiễm từ các yếu tốđó càng lớn.
Rõ ràng quá trình phát triển đô thị đang tồn tại rất nhiều vấn đề có
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và sự phát triển của xã hội. Để
giải quyết tận gốc những vấn đề này thì chỉ có một cách duy nhất là cần phải làm trong sạch môi trường. Nguyên tắc xây dựng đô thị dựa trên các quy luật của sinh học có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người. Ngày nay, việc ứng dụng các quan niệm sinh thái hướng đến các đô thị phát triển bền vững cũng được xem
trọng. Điều quan trọng nhất là phải tạo ra môi trường thuận lợi để thế giới tự nhiên được hoạt động theo quy luật riêng của mình. Quá trình phát triển
đô thị của thế giới đã có kinh nghiệm thành công và không thành công. Từ
những kinh nghiệm đó, chúng ta phải tự rút ra các bài học để có thể góp phần cho sự nghiệp phát triển đô thị ở nước ta trong thời gian tới.