Tình hìn hô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 31)

Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.

- Việt Nam trong quá trình đô thị hóa nhanh

Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia, bởi vì dân sốđô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị.

Năng lượng tiêu thụở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia, chính vì thế các vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn.

Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, quá trình đô thị hóa tương đối nhanh do quá trình với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước.

- Phương tiện giao thông, cơ giới tăng nhanh,và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn.

Đất nước phát triển đồng nghĩa với việc đời sống nhân dân được nâng cao, dẫn đến các vấn đề lớn : phương tiện cơ giới tăng nhanh, nhu cầu tiêu thụ càng lớn,….

Theo nguồn: Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2007 cho biết, ở Tp. Hồ Chí Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy.

Và tại Hà Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội.

Phương tiện giao thong và cơ giới tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ

xăng dầu trong nước ngày càng tăng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì...

- Hoạt động giao thông vận tải.

Những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị bao gồm hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp

và hoạt động xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ởđô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), theo ước tính cho thấy, hoạt động giao thông vận tải đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOC.

(Volatile Organic Compounds). Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệđóng góp xấp xỉ nhau.

- Hoạt động xây dựng sửa chữa công trình cùng với đường sá mất vệ sinh

Nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị đều có nhiều công trường xây dựng đang hoạt động : Xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu,…. và phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm cả bụi nặng và bụi lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề. Rác thải không được thu gom hết, đường xá mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên và khuyếch tán bụi ra khắp phố phường.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)