Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 42)

Thành phố Thái Nguyên được là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế

của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phốđã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

- Về cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng hiện đại cho thấy thành phố đã từng

bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng.

Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các nghành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư

nghiệp. Điều này cho thấy Thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế

so sánh của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 95,38 năm 2010 lên 95,94% năm 2012. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 4,62% xuống 4,06%.

Hình 4.1: Đồ thị thu nhập bình quân trên đầu người của Thành phố

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nhiệm kỳ (2010 - 2012) đạt 14,90%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng bình quân cả nhiệm kỳ 2010 - 2012 đạt 15,87%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân

đạt 18,26% và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,55%.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)