Thị hóa vớ iô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 26)

Ô nhiễm không khí đang là mối quan tâm lớn của các đô thị trên thế

giới. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ

sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axit và suy giảm tầng ozon),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì

nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến

đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ

môi trường không khí càng quan trọng.

Ô nhiễm không khí ở đô thị chủ yếu do khí thải, khí đốt các nhiên liệu hóa thạch, gồm ba hoạt động chính: giao thông cơ giới, công nghiệp và từ sinh hoạt. Đặc biệt, các nước đang phát triển như Việt Nam có tốc độ

tăng lượng xe cơ giới nhanh.

Trước đây người dân dô thị đi lại bằng xe đạp hoặc đi bộ nhưng bây giờ người dân đô thịđi lại bằng xe máy, xe ôtô con (khoảng 80% dân sốđô thị). Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như

thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng. Đối với thành phố Thái Nguyên đang trên đà phát triển mạnh về

kinh tế - xã hội thì điều đó cũng không ngoại lệ. Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Gia tăng phương tiện giao thông cơ giới tại các đô thị trong những năm qua đã làm gia tăng ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn do các hoạt động giao thông gây ra. Ùn tắc giao thông, phố hóa quốc lộ, tỉnh lộ, hoạt động xây dựng hạ tầng và khu dân cư góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm. Hàm lượng các khí độc hại rất cao do khí thải, đun nấu và công nghiệp làm gia tăng bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt và ngoài da.

Sự phát triển đô thị làm biến đổi mạnh mẽ bộ mặt đô thị. Hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... cơ sở hạ tầng rất mạnh và diễn ra

ở khắp nơi. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.

Ô nhiễm không khí còn bao gồm ô nhiễm về tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng

ồn giao thông và các ảnh hưởng tới sức khỏe người dân đô thị tại các đô thị

nước ta lớn hơn nhiều so với các đô thị khác trên thế giới. Theo kết quả

nghiên cứu giá trị mức ồn tăng từ 2 - 5dBA do cấu trúc nhà ống, liền kề, bám dọc theo các tuyến đường. Sự bố trí không hợp lý các khu chức năng trong đô thị làm nghiêm trọng thêm ô nhiễm tiếng ồn, nhất là đối với trường học, bệnh viện, công sở, và khu dân cư. Hầu hết các trục đường lớn

ở các đô thị đều có mức tiến ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tiếng ồn là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ và gia tăng các chứng bệnh về thần kinh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)