Ứng xử của người Quan họ trong gia đình

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Ứng xử của người Quan họ trong gia đình

Nhƣ bao vùng quê khác, đất Kinh Bắc tự xa xƣa hình thành rất nhiều tập quán chung, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của đạo đức lễ giáo phong kiến. Các ảnh hƣởng của văn hoá Đông phƣơng đặc biệt là Trung Quốc với nét văn hoá và tƣ tƣởng Nho giáo, Đạo giáo nhƣ Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử, bên cạnh đó còn có sự ảnh hƣởng rất lớn của Phật giáo, tất cả ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân kết hợp với đặc điểm con ngƣời nơi đây tạo thành nét độc đáo, riêng biệt. Những điều này đƣợc thể hiện rõ rệt trong văn hoá ứng xử trong gia đình của ngƣời Quan họ xứ Kinh Bắc.

2.2.1.1. Tục thờ tổ tiên

Trong tục thờ cúng tổ tiên, ngƣời Việt nói chung coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thƣờng đƣợc tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con ngƣời đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn đƣợc thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong một năm nhƣ: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng nhƣ dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử..., ngƣời Việt cũng dâng hƣơng, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt là từ niềm tin ngƣời sống cũng nhƣ ngƣời chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lƣu giữa cõi dƣơng và cõi âm. Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính với vong linh ngƣời đã khuất, không phụ thuộc vào việc

39

làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nƣớc, quả trứng, nén hƣơng cũng giữ đƣợc đạo hiếu.

Tục thờ tổ tiên hình thành từ truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn của nhân dân Việt Nam nói chung và vùng Kinh Bắc nói riêng. Hầu hết các làng Quan họ đều thờ tổ tiên ông bà ông vải, kết hợp với thờ Phật. Những gia đình thờ tổ tiên và thờ Phật không theo đạo Công giáo thì ngƣời ta gọi chung là bên Lƣơng, còn theo Công giáo thờ chúa Giê-su gọi tắt bên đạo.

Trong gia đình ngƣời Việt nói chung thƣờng có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tƣởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của ngƣời đã khuất. Hai cây đèn tƣợng trƣng cho mặt trời, mặt Trăng, hƣơng là tinh tú. Hai bát hƣơng để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thƣờng có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hƣơng dƣới dạng khúc khuỷu, vƣơn lên trong bát hƣơng. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hƣơng là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhƣng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trƣớc bát hƣơng để một bát nƣớc trong, coi nhƣ nƣớc thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trên bàn thờ thì bày bát hƣơng, chân đèn, bài vị hay hình ảnh ngƣời quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếuhƣơng, hoa, chén nƣớc lã. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn. Sau khi tàn hai phần ba tuần hƣơng, thì có thể hạ lễ. Theo đạo Phật, con cháu nhớ tới ngày húy kị của ngƣời đã khuất mà cúng chay thì ông bà càng hƣởng nhiều phƣớc lộc, không bị đọa đày địa ngục, chóng đƣợc siêu thoát, ngƣợc lại con cháu cậy có nhiều tiền của giết nhiều súc sanh cúng

40

cùng tiền vàng quần áo giả thì ông bà càng đọa chìm trong địa ngục, mà con cháu không biết, cứ nghĩ là mình cúng ông bà mình nhiều quần áo, ô tô, tiền vàng là ông bà mình sung sƣớng lắm. Việc thắp hƣơng trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,... mà tránh thắp số chẵn nhƣ 2, 4, 6, 8, 10,... Ngƣời ta quan niệm rằng, số lẻ là dƣơng nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (ngƣời dƣơng thắp cho ngƣời âm). Loại hƣơng thẳng gồm 2 phần: chân hƣơng màu hồng đỏ, bụi hƣơng thơm. Có một loại hƣơng vòng bao gồm nhiều vòng hƣơng, có buộc dây, đƣợc đặt trên que sắt trong bình hƣơng. Khi thắp hƣơng, ngƣời ta phải để hƣơng sao cho thật thẳng, tránh để hƣơng bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hƣơng không đều nhau, làm hƣơng bị tắt lửa, hƣơng tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn. Khi thắp hƣơng, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất (gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái (tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải.

Các gia đình trong vùng Quan họ thƣờng sắp xếp khu thờ tự ở gian giữa căn nhà, phía trƣớc án thờ là bộ trƣờng kỷ hoặc làm bằng gỗ tốt (đối với gia đình khá giả) hoặc bằng tre (với gia đình ít có điều kiện). Trên án thờ (thƣờng bố trí ngay trên nóc tủ buých phê) bao giờ cũng có 1 bát hƣơng to đặt chính giữa, bát hƣơng này là chung cho tất cả các vong tiên tổ, thổ công thổ địa. Bên trái và bên phải đặt thêm mỗi bên 2 bát hƣơng nhỏ hơn thờ ông bà cụ tổ. Ngoài ra, trên mặt án thờ còn có bày bài vị của bà cô tổ. Bà cô tổ là thiếu nữ thác trẻ đƣợc thờ phụng nhƣ là một biểu trƣng của sự chở che cho cả gia đình. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ của một trong các vong tổ kể trên thì cả nhà lại tập trung quây quần, nếu có điều kiện thì làm dăm ba mâm mời cô dì chú bác, không thì cúng hoa quả, nhƣng nhất thiết phải hƣơng hoa cẩn thận. Ngoài ra, các ngày rằm, mùng một và đặc biệt là ngày lễ xá tội vong nhân (rằm tháng bảy âm lịch), ngƣời ta thƣờng làm những thứ mà ngƣời dƣơng gian

41

đang sử dụng bằng giấy nhƣ voi, ngựa, các đồ dùng quần áo, khăn xếp, mũ nón … quen gọi hàng mã để cúng, dân Kinh Bắc gọi là chút lòng thành biếu các cụ tổ tiên, mong các cụ về phù hộ độ trì cho con cháu đƣợc bình an, phát tài, phát lộc.

Những ngƣời thân trong gia đình chẳng may ốm đau bệnh tật chết, nếu trong ngày cúng cửu trùng mà gia đình cảm thấy có gì đó chƣa yên tâm thì mời thầy đồng về cúng vong, mong vong nhập vào ngƣời thân để từ ngƣời đƣợc vong nhập, những ngƣời sống giao tiếp hỏi xem có gì chƣa phải, chƣa đúng hoặc cũng có thể hỏi xem ngƣời mất cần gì, thiếu gì. Bài gọi vong về của bà đồng Hoà làng Ó có đoạn: “Lạy vong, thƣơng vong đi gọi nhớ vong đi tìm. Lạy vong, để thỉnh vong về, hợp vai thì ngự, hợp vế thì ngồi. Vong sống khôn thác thiêng hãy soi đƣờng chỉ lối cho gia trung biết đƣờng mà lội, biết lối mà đi. Vâng lạy vong, vong còn ở dƣới đồng bằng hay trên đỉnh núi, lạy vong về hồi tâm chuyển hƣớng cho gia trung biết đƣờng mà lội biết lối mà đi, vong về hợp vai thì ngự, hợp vế thì ngồi, lạy vong…” Đó chính là sự ứng xử mang sự kính trọng của hậu thế đối với tiền nhân.

2.2.1.2. Tục thờ Bà cô Ông mãnh

Bà cô ông mãnh là từ mà dân gian dùng cho những ngƣời chết trẻ, chƣa lập gia đình. Đối với ngƣời Quan họ cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy "hợp" ngƣời thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng với tổ tiên, nhƣng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chƣa thể hƣởng hƣơng hoa cùng các cụ đời trƣớc đƣợc. Giống nhƣ trên cõi dƣơng gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng đƣợc thờ riêng 1 bàn thờ. Bàn thờ bà cô ông mãnh đƣợc đặt dƣới gầm hƣơng án bàn thờ tổ tiên. Cũng có thể đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên nhƣng bát nhang phải thấp hơn thờ gia tiên 1 bậc.

42

Cũng có thể lập riêng bàn thờ nhƣng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên. Bài trí bàn thờ bà cô ông mãnh rất đơn giản, sơ sài. Chỉ đặt bài vị (hoặc ảnh), bát nhang, chén nƣớc, bình hoa, đôi đèn... Ngƣời ta cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên. Nếu ngƣời cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ lâm râm khấn mà không cần lễ. Nếu thuộc hàng dƣới thì phải khấn và lễ. Khi gia đình gặp chuyện về sức khỏe, vật chất... ngƣời ta cúng bà cô ông mãnh để đƣợc phù hộ độ trì cho mọi sự đƣợc hanh thông và tốt hơn.

2.2.1.3. Tục thờ người mới chết

Những ngƣời mới mất chƣa đƣợc thờ chung với tổ tiên mà đƣợc lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang. Đƣợc bài trí tƣơng đối sơ sài: một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), lọ hoa, chén nƣớc, ngọn đèn... Trong vòng 100 ngày (tính từ ngày an táng xong), ngƣời ta đều thắp hƣơng cơm canh trƣớc khi gia đình ăn cơm, mời ngƣời mới mất thụ hƣởng. Lúc này, linh hồn ngƣời chết còn quyến luyến ngƣời thân, "hồn vía còn nặng" chƣa thể siêu thoát đƣợc, vẫn còn luẩn quẩn xung quanh nhà. Những ngƣời sống không muốn tin vào sự thật là họ vừa mới mất đi một ngƣời thân, làm vậy để dịu nỗi buồn. Nhƣng có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức lễ chung thất).

Sau 3 năm khi ngƣời mới mất đƣợc bốc mộ, bát nhang ngƣời mới mất sẽ đƣợc rƣớc lên bàn thờ tổ tiên (phong tục của ngƣời miền Bắc (Ninh Bình). Sau lễ trừ phục (còn gọi là đàm tế) bàn thờ ngƣời mới mất sẽ đƣợc loại bỏ cùng những đồ thờ riêng, đƣa ảnh chân dung và bát nhang lên bàn thờ tổ tiên, đặt hàng dƣới. Trƣờng hợp không có bàn thờ tổ tiên thì sẽ vẫn giữ lại nhƣ cũ, chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ [23].

2.2.1.4. Ứng xử của người Quan họ với người thân trong gia đình

Đối với ngƣời Quan họ, chữ tình rất đƣợc coi trọng. Từ trong gia đình đến ngoài xã hội, tình cảm, tình thƣơng yêu sâu sắc luôn là nét đẹp mang bản sắc văn hoá bản địa. Ngƣời Quan họ tâm niệm rằng, tình cảm con ngƣời luôn

43

quan trọng nhất. Vì thế, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng đối xử với nhau mang đậm tính nhân văn, nhất là mối quan hệ tình cảm trong gia đình ruột thịt. Điều này dễ dàng nhận ra khi chúng ta đến thăm bất kỳ một gia đình nào trong các làng Quan họ gốc. Ngƣời xƣa quan niệm: “Gia đình phải có gia giáo - giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho con cái; gia lễ - đảm bảo kỷ cƣơng, có thứ bậc, ngôi vị trong gia đình; gia pháp - những phép tắc, luật lệ, khuôn phép của gia đình để giáo dục con trẻ trong gia đình; gia phong - nề nếp, lề thói mà mỗi ngƣời trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt”. Văn hóa ứng xử trong gia đình đƣợc ngƣời Quan họ đề cao và rất coi trọng. Những giá trị đạo đức xã hội của tƣ tƣởng Nho giáo đƣợc cha ông răn dạy, chỉ bảo con cái từ thuở mới lọt lòng đến khi trƣởng thành đƣợc thể hiện rất rõ trong ca dao, tục ngữ. Đó là những bài học ứng xử về hiếu nghĩa, đạo làm con: “Một lòng thờ mẹ, kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; tình thƣơng yêu anh em ruột thịt: “Anh em nhƣ chân, nhƣ tay. Nhƣ chim liền cánh, nhƣ cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”... Tính cách nền nã, sâu sắc, thân thiện của ngƣời Quan họ chịu ảnh hƣởng từ văn hoá ứng xử trong gia đình. Trong gia đình, dù đông ngƣời đến mấy thì họ luôn sống theo nguyên tắc truyền thống của dân tộc Việt là trên kính dƣới nhƣờng. Việc cãi cọ, gây mất đoàn kết là việc hết sức tối kỵ ở đây. Vào ngày lễ tết, nhất thiết con cái phải có hành động quan tâm cụ thể tới cha mẹ, ông bà. Thông thƣờng, ngƣời con dâu có trách nhiệm đi chợ mua các đồ cần thiết để làm lễ báo hiếu cha mẹ. Lễ báo hiếu thƣờng niên diễn ra vào ngày mùng Một tết Nguyên Đán. Ngƣời Quan họ tâm niệm chọn ngày mồng Một tháng Giêng là ngày khởi đầu cho tất cả mọi sự trong năm, mà cha mẹ, ông bà chính là ngƣời khởi sinh ra gia đình, vì thế ngày đầu năm làm việc báo hiếu không những thể hiện tình cảm của con cháu mà còn hy vọng sự may mắn sẽ đến với cả nhà trong suốt một năm. Cũng trong suốt ba ngày tết, ngƣời Quan họ kiêng kỵ to

44

tiếng. Có gì không phải thì nín nhịn, chờ qua tết mới giải quyết. Tục lệ xƣa, ngƣời Quan họ khi đi xa lâu ngày mới về thăm gia đình thì trƣớc khi làm lễ bái tổ tiên và diện kiến ông bà bố mẹ phải tắm gội sạch sẽ, và lễ ba vái. Trong ngày lễ xá tội vong nhân, mọi ngƣời phát tâm ăn chay và đi chợ Âm Dƣơng (Chợ ở làng Ó tức làng Xuân Ổ) mua đồ cúng chúng sinh để dâng lễ tạ tội với mong muốn các bậc sinh thành đƣợc trƣờng thọ và khoẻ mạnh. Trong những ngày lễ trọng đại của năm, trẻ con luôn đƣợc ngƣời lớn quan tâm đặc biệt, ngoài việc mừng tuổi là lời huấn dạy những điều hơn lẽ thiệt. Ngƣời cha thƣờng lấy câu chuyện của ông bà làm tấm gƣơng răn dạy (xƣa ở các làng Quan họ gốc, việc mừng tuổi cho con cháu thƣờng là quần áo, pháo tét, đồ hàng, không mừng tiền).

Trong gia đình ngƣời Quan họ nói chung họ đối xử, răn dạy bằng tất cả niềm thƣơng yêu. Rất hiếm thấy ngƣời lớn dùng roi vọt hay lời quát mắng thậm tệ. Chính vì thế, tập tục cƣ xử trong gia đình ảnh hƣởng rất lớn tới cách ứng xử ngoài xã hội, đồng thời cũng tạo nên nét đặc sắc của ngƣời dân bản địa, căn nguyên của văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ lƣu truyền đến nay.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 40)