5. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Hình tượng trong lời ca
Ngôn ngữ trong lời ca Quan họ cũng giàu tính hình tƣợng nhƣ ngôn ngữ thơ ca dân gian nói riêng và ngôn ngữ thơ ca nói chung. Ta có thể tìm hiểu một số thành tựu về thủ pháp xây dựng hình tƣợng trong lời ca Quan họ. Có những hình tƣợng đã quen thuộc và đƣợc khẳng định giá trị nghệ thuật trong thơ ca và nghệ thuật tạo hình từ rất sớm, ví dụ hình tƣợng cây trúc trong thơ ca và hội hoạ, điêu khắc... từ nhiều thế kỷ. Hình tƣợng cây trúc ta thƣờng gặp ấy đã trở nên biểu tƣợng cốt cách, phẩm chất của ngƣời quân tử: Cứng
85
rắn, vƣơn thẳng, sức sống dẻo dai, bền vững trƣớc mọi thử thách; ý chí kiên định; nhân cách thanh cao...
Nhƣng hình tƣợng cây trúc trong lời ca Quan họ lại mang những biểu tƣợng gần gũi với phong độ, cốt cách, phẩm chất đẹp đẽ của ngƣời bình dân:
Hôm nay xum họp trúc mai
Tình trong một khắc, nghĩa dài trăm năm...
(La Rằng) Hoặc
“Ăn ở trong rừng”:
Ba bốn năm ăn ở trong rừng
Chim kêu vượn hót nửa mừng nửa lo Sa chân nhỡ bước xuống đò
Sông sâu sào ngắn khôn dò biển Đông Gió đông sương lúc mạn thuyền
Một đàn con én dập dìu vào ra
Gió đông sương, nghe con vượn ru con
Đêm đông sương, nghe con vượn ru con [48].
Hay nhất có lẽ là hình tƣợng cây trúc trong bài Cây trúc xinh. Ngƣời Quan họ đã dành cả một bài ca cho trúc, không phải cho trúc quân tử mà cây trúc xinh, cây trúc gần gũi, đáng yêu, quen thuộc, biểu tƣợng cho anh Hai, anh Ba, chị Hai, chị Ba... xinh; đứng một mình cũng xinh; đứng nơi nào cũng xinh.
Hình tƣợng cây trúc trong lời ca Quan họ đã dẫn đến một biểu tƣợng không hoàn toàn lặp lại biểu tƣợng quen thuộc của trúc mà đã biến hoá đi thành một biểu tƣợng về vẻ đẹp theo góc độ thẩm mĩ của ngƣời bình dân, ngƣời Quan họ. Ðó là cây trúc xinh thì bài ca mới có thể về kết với lời thơ gắn bó mãnh liệt, lời tỏ tình nồng nàn, kiên định:
86
Sự trùng hợp có biến hoá trong thủ pháp xây dựng hình tƣợng giữa nghệ thuật bác học, chính thống và nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ ca quan họ ở bài Cây trúc xinh đã để lại cho đời một bài lời ca hay và một hình tƣợng đặc sắc.
Hình tƣợng con đò, con thuyền đƣợc biểu hiện khá thành công trong nhiều bài ca Quan họ. Một quê hƣơng sông, nƣớc, đồng chiêm, hết thế hệ này đến thế hệ khác gắn bó với những chiếc đò ngang, đò dọc, những chiếc thuyền thúng suốt mùa mƣa úng, những chiếc thuyền buôn trên nhiều ngả sông xuôi ngƣợc... đã khiến con đò, con thuyền trên sóng nƣớc đi vào cảm hứng nghệ thuật và trở nên hình ảnh gửi gắm biết bao nỗi niềm tâm sự về thân phận con ngƣời, về cuộc đời. Có bài khảo cứu đã thống kê thấy có 63 bài lời ca có chữ thuyền hoặc đò.
Có khi thuyền nhƣ ngƣời bạn tri âm trong những đêm "trăng in mặt nƣớc" để cùng ngƣời bồng bềnh trên sông nƣớc quê hƣơng, thƣởng thức những thú vui tao nhã:
Ngồi tựa mạn thuyền
Trăng in mặt nước càng nhìn non nước càng xinh
Có khi thuyền, đò hiện lên nhƣ biểu tƣợng về một sự "mong manh" trong cuộc đời "bãi biển mông mênh" để cho ngƣời chờ, ngƣời đợi, ngƣời gọi... và ngƣời tin con đò kia sẽ đến, vẫn "nhất tâm đợi chờ, dù "gọi đò chẳng thấy đò thƣa" trong suốt cả bài ca "Gọi đò". Có khi thuyền, đò, bè mảng là biểu tƣợng của một thân phận, một cuộc đời, một tình duyên... đi trong cuộc đời nhƣ đi trong một dòng sông nhiều nghềnh thác:
Có ai xuôi về Cho tôi nhắn lời về Cho tôi nhủ lời về
Nhắn cùng bầu bạn xuống bè xuôi đông Lên thác (thì ai ơi) xuống ghềnh
87
Lên thác đã vậy, xuống ghềnh thì sao? Có yêu nhau (thì) ngỏ cửa ra vào [48].
Thuyền, đò trong nƣớc lặng, sóng yên thì ít mà trong sự nổi nênh, lênh đênh, dòng dành... thì nhiều. Tuy nhìn và miêu tả thành công sự nổi lênh đênh của thuyền, đò trên sóng nƣớc nhƣ con ngƣời đi trong cuộc đời nhiều ghềnh thác, nhƣng ngƣời quan họ không bi quan mà, về kết các bài ca thƣờng là những lời nhắn nhủ về một niềm tin:
Có yêu nhau... thì đá cũng như vàng
hoặc:
Muốn cho gần bến gần thuyền
Gần thày, gần mẹ nhân duyên cũng gần...
Do yêu cầu đối giọng, đối lời trong ca hát Quan họ, nên ngƣời Quan họ nhiều khi rất thành công trong nghệ thuật sáng tạo nên những cặp đôi hình tƣợng đối xứng trong những cặp đôi bài ca đối đáp.
Bài "Ngồi tựa mạn thuyền" và bài "Ngồi tựa song đào" là một cặp đôi bài ca đối đáp. Chính vì vậy ở 2 bài ca này ta thấy một cặp đôi hình tƣợng đối xứng.
Ở bài "Ngồi tựa mạn thuyền", ngƣời Quan họ đã vẽ lên hình tƣợng những con ngƣời tài trai, phong nhã yêu thiên nhiên "sơn thuỷ hữu tình", "giăng in mặt nƣớc"; yêu những thú vui thanh cao: thơ, rƣợu, đàn ca... Ðúng là "văn nhân, tài tử"' một thời.
Khi nghe hát trọn vẹn lời ca, cùng một lúc nổi lên hai hình tƣợng: những liền anh Quan họ với vẻ đẹp hình thể, tâm hồn vẹn toàn và phía sau, kín đáo nhƣng cũng khá rõ, là hình tƣợng liền chị Quan họ có tâm hồn biết trân trọng và phát hiện để nâng niu, để hƣớng tới, để yêu quý những vẻ đẹp của bạn mình. Một bài lời ca có 3 câu mà có những thành tựu đặc sắc nhƣ vậy về nghệ thuật ngôn từ, và cũng nói đƣợc nhiều điều khó nói mà muốn nói nhƣ
88
vậy, thì, bài đối lại phải đáp ứng sao cho ít nhất cũng "tƣơng hằng", nhƣ cách nói quan họ và nếu hay hơn, giỏi hơn thì lại càng đặc sắc.
Bài đối lại là bài "Lúng liếng" thƣờng do các anh hát. Tìm đƣợc từ "Lúng liếng" để đối xứng với từ "Lóng lánh" của bài 1 thì thật là một thành công vƣợt bực: cũng một kiểu cấu tạo từ lấp láy; cũng thiết tha gọi tới nét duyên nhất của bạn mình là nét cƣời "lúng liếng" với đôi má lúm đồng tiền; cũng bộc lộ sự trân trọng, yêu quý luôn dành cho bạn; và cũng đồng thời gợi lên hình tƣợng liền chị, liền anh, tinh tế, thông minh, duyên dáng, tài hoa trong vẻ đẹp vẹn toàn.
Cùng với sự đối xứng của âm điệu âm nhạc của hai bài ca, ngƣời Quan họ đã sáng tạo nên một cặp bài ca đối và một cặp hình tƣợng đối xứng rất thành công theo lề lối ca hát trong Quan họ: đối nhạc, đối lời (ý, tình, hình ảnh, hình tƣợng, từ ngữ...).