Ngôn ngữ lời ca Quan họ

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Ngôn ngữ lời ca Quan họ

Ngôn ngữ thi ca trong lời ca Quan họ đạt tới những thành tựu nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Một ngôn ngữ khi thì mộc mạc đồng quê, khi thì trau chuốt tài hoa nhƣng bao giờ cũng giàu tính hình tƣợng, sâu đậm nghĩa tình.

Ngôn ngữ ấy đã thu hút nhiều tinh hoa của nghệ thuật ngôn ngữ thơ ca dân gian, thơ ca bác học... để rồi tạo nên sắc thái riêng với những giá trị nổi bật, góp phần tạo nên những giá trị riêng của bài ca quan họ.

Ta có thể tìm hiểu một số thành tựu tiêu biểu của ngôn ngữ thơ ca trong lời ca quan họ Sự mộc mạc và sự trau chuốt Có một số lời ca quan họ, nếu tách riêng lời ca thành văn bản, thì bƣớc đầu tiếp xúc, có khi ta chƣa thấy hết cái đẹp, cái hay của lời ca đó, nhất là cảm thụ theo góc độ thi ca thuần tuý. Ví dụ, lời bài ca “Cây kiêu”

Cây kiêu xanh tốt Quan họ giồng Nước trong gách lấy một chum

Hoa thơm ngắt lấy một chùm cầm tay

Răng đen hạt đậu Quan họ nhường cũng đen

Nhƣng khi tiếng hát rộn ràng bài hát đó lên, ta bị cuốn hút dần vào bài ca, và, trong nhiều xúc cảm, thì một xúc cảm gây ấn tƣợng sâu sắc trong ta là: sự mộc mạc của ngôn từ lời ca đã đƣa ta đến bắt gặp một dáng dấp, một phong cách, một dạng hình, một tâm hồn... cũng hết sức mộc mạc nhƣng rất

84

đáng yêu của con ngƣời lao động một thời, con ngƣời ấy phải đƣợc miêu ta bằng ngôn từ ấy.

Chính sự mộc mạc nghệ thuật, không giống sự dễ dãi của ngôn từ lời ca Quan họ đã gây xúc cảm cho từ ngƣời lao động ít đến những bậc đại khoa, những thi sĩ có tài. Bài “Còn giời còn nước còn non”

Còn giời còn nước còn non Còn cô bán rượu tôi còn say sưa Những là ao ước khách thơ

Bấy lâu tôi vẫn đợi chờ người ngoan Riêng lòng lòng vẫn mong sao

Trăm điều xin hãy trông vào một tôi

Là một trong những bài minh chứng cho điều này. Một ngôn ngữ đầy hình tƣợng, âm thanh: có cảnh, có tình, cảnh tình hoà quyện và "bổng trầm, non nỉ..." âm thanh. Từ cảnh ấy, tình ấy, nổi bật lên con ngƣời "tài trai" và "thục nữ", con ngƣời khao khát, đắm say vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình ngƣời.

Cho nên, dù ngôn từ lời ca Quan họ đƣợc thể hiện trong dạng mộc mạc, hoặc trau chuốt, bóng bảy, đều đạt tới hiệu quả nghệ thuật cao. Ðƣợc nhƣ vậy chính vì ngƣời sáng tạo lời ca biết gạn lọc, lựa chọn ngôn từ ở trình độ cao, có một trình độ tích luỹ, am hiểu sâu rộng về thơ ca dân gian và cao hơn hết là sự rung cảm nghệ thuật tinh tế, chân thành.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 85)