Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 29)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.4.Lịch sử phát triển

Bắc Ninh là nơi khơi nguồn văn hóa Quan họ. Nói đến Quan họ là nói đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa hóa nghệ thuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, có nhiều tầng, nhiều lớp trong một chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, thu hút và biểu

28

hiện những ƣớc mơ; tập hợp và hành động chung cho những nguyện vọng, những khao khát của con ngƣời xứ Bắc từ nhiều đời đối với quyền sống, quyền hƣởng hạnh phúc của con ngƣời trên bình diện văn hóa - xã hội. Nền văn hóa Quan họ là do các lối chơi Quan họ của cộng đồng xây dựng lên, luôn luôn đƣợc cộng đồng sàng lọc trong dòng chảy lịch sử. Việc khôi phục và bảo tồn những tinh hoa nhất, bản sắc độc đáo, đậm đà nhất trong nền văn hóa Quan họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng bài bản của Quan họ, cách hát và kỹ thuật hát dân ca Quan họ (Quan họ cổ) và cuối cùng là lối chơi Quan họ. Làng Viêm Xá (làng Diềm), thành phố Bắc Ninh có đền thờ vua Bà. Truyền rằng, Vua Bà chính là ngƣời đã sáng tác ra các làn điệu dân ca Quan họ đầy tình tứ và quyến rũ. Nét đặc trƣng, độc đáo nhất của làng Diềm chính là “nghề chơi” Quan họ với nghệ thuật và phong cách hát Quan họ vừa cổ xƣa, vừa độc đáo, vừa phong phú, điêu luyện. Trong số 44 làng Quan họ, làng Diềm còn duy trì đƣợc đội Quan họ đông tới hàng trăm ngƣời, đủ các thế hệ liền anh liền chị. Từng bọn Quan họ, mỗi nhóm liền anh, liền chị khi gặp gỡ có thể cất giọng hát tuỳ theo nhu cầu, tâm trạng cảm xúc. Việc truyền dạy hát dân ca Quan họ đƣợc quan tâm ngay trong gia đình, không phụ thuộc, hay chờ đợi việc tổ chức lớp học. Chính “cái nôi” văn hóa này là nơi sản sinh ra văn hóa Quan họ với những làn điệu dân ca Quan họ trữ tình, đằm thắm; hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa mang tính chất dân gian, nhƣng lại nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi ngƣời chơi am tƣờng tiêu chuẩn, tuân theo lề luật. Điều này đã cắt nghĩa cho nhu cầu "chơi Quan họ" vốn chỉ tồn tại nguyên nghĩa tại 44 làng Quan họ gốc - những làng thuộc các vùng quê đƣợc gọi là địa linh nhân kiệt. Về quá trình phát triển của dân ca Quan họ, nhiều ý kiến lấy mốc thời Lý, Trần (XI -XIV) rồi thời Lê sơ (XV), thời Lê Trung hƣng (XVIII), thời Nguyễn (XIX) là những chặng tiến triển khác nhau, đƣa dần dân ca Quan họ đạt đến những đỉnh cao của cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên,

29

nếu đối chiếu với những công trình nghiên cứu về thơ ca và thể loại thơ trong lịch sử thơ ca Việt Nam, thì trƣớc thế kỷ XVI chƣa thể tồn tại phổ biến loại thơ lục bát, trong khi đó, lời của những bài ca đƣợc thừa nhận là cổ nhất nhƣ Hừ la, La rằng và tuyệt đại bộ phận lời ca đều là loại thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Vậy có thể giả định rằng dân ca Quan họ với hệ thống bài ca cổ nhất mà ta nhận biết đến hôm nay, về cơ bản đƣợc hình thành khoảng cuối thế kỷ XVI? Còn trƣớc đó, có dân ca Quan họ nhƣ ta nhận biết hôm nay hay không, chƣa có căn cứ gì đáng tin cậy. Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá không của riêng vùng Kinh Bắc biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của ngƣời dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xƣa và nay. Tất cả hợp lại mảnh đất tốt để dân ca Quan họ, hay nói rộng hơn là những sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời và phát triển.

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ƣớc UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), Quan họ đã đƣợc công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với Ca Trù [57].

30

CHƢƠNG 2

VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ TRONG ĐỜI SỐNG 2.1. Ứng xử của ngƣời Quan họ với môi trƣờng tự nhiên

2.1.1. Các hình thái văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên nói chung

Văn hoá, bên cạnh thành tố tƣ tƣởng, còn bao gồm hàng loạt những hệ

thống hành vi, ứng xử của con ngƣời đối với nhau và đối với tự nhiên (cách thức sản xuất, tôn giáo, phong tục tập quán, nghệ thuật…). Những hệ thống ứng xử này là những tín hiệu mang tính biểu trƣng. Tuy nhiên, không phải ở đâu, lúc nào các hình thái biểu trƣng này cũng giống nhau mà tuỳ theo hệ tƣ tƣởng về bản thể luận (ontology), vũ trụ luận (cosmology) của từng xã hội, từng thời kỳ mà cách thức biểu tƣợng hoá và ý nghĩa của các khuôn mẫu ứng xử ấy có sự khác nhau. Ví dụ về phong tục tang lễ chẳng hạn: Cùng là ứng xử với ngƣời thân trong gia đình ngƣời đã chết thì ngƣời Bahna ở Tây Nguyên có phong tục bỏ mả, ngƣời Thái ở Điện Biên, sau khi chôn thì cào bằng mộ còn ngƣời Việt thì lại có phong tục cải cát sau ba đến bốn năm [12, tr.64].

Mặt khác, các hình thái biểu tƣợng còn phụ thuộc vào môi trƣờng sống của từng xã hội, từng thời kỳ (có thể là chất liệu, có thể là cách thức hành động mà con ngƣời cần phải làm để thích nghi với môi trƣờng sống). Vì thế mới có các nền văn hoá khác nhau nhƣ nền văn hoá du mục, nền văn hoá lúa nƣớc, nền văn hoá sa mạc và nền văn hoá băng đảo…

Các hình thái văn hoá đầu tiên của loài ngƣời liên quan đến nhu cầu căn bản nhất của con ngƣời: Đó là nhu cầu sinh tồn. Để sinh tồn họ phải ăn, ở và mặc. Đó cũng là những quan hệ đầu tiên của con ngƣời với môi trƣờng. Những dấu ấn của mối quan hệ ấy trong buổi sơ khai của loài ngƣời vẫn còn đƣợc nhận thấy trong văn hoá ăn, ở và mặc của con ngƣời trong xã hội ngày nay: Nhà ở (nguyên liệu, kiểu dáng và kích thƣớc) của ngƣời Eskimo chắc

31

chắn khác với nhà ở của ngƣời Ai-Cập hay ngƣời Việt Nam; Ngƣời Mông Cổ- với nền văn hoá du mục truyền thống- chắc chắn ăn thịt sẽ nhiều hơn ngƣời Việt Nam; Hay tại sao cƣ dân vùng sa mạc lại mặc mầu trắng và trùm kín ngƣời nhƣ vậy… Tất cả những cái đó không thể có cách giải thích nào khác tốt hơn ngoài cách lý giải về sự tác động trực tiếp của môi trƣờng tự nhiên ở từng nơi và con ngƣời phải thích nghi với những kiểu môi trƣờng ấy để tồn tại và phát triển.

Ngay cả những hình thái văn hoá cao cấp nhƣ nghệ thuật chẳng hạn, từ buổi bình minh của loài ngƣời, chúng ta đã nhận thấy những dấu ấn mà môi trƣờng tự nhiên tác động lên những tác phẩm nghệ thuật âm nhạc (ví dụ những bài dân ca hay cách hát của ngƣời miền núi cao, hay miền đại dƣơng nhƣ ngƣời Indonesia) hoặc tạo hình trong hang động ( chắc chắn những hình vẽ trong hang động của các bộ tộc Á châu không thể có những chú tuần lộc nhƣ trong các hình vẽ của một số bộ tộc ở Canada đƣợc)...

Sống môi trƣờng nào thì con ngƣời phải kiếm ăn theo cách tƣơng ứng: Những cƣ dân tại các hòn đảo chắc chắn phải kiếm ăn bằng nghề săn bắt cá, cƣ dân trên các thảo nguyên phải biết chăn nuôi, du mục. Những ngƣời sống bên những cánh rừng trên lục địa lại kiếm ăn bằng săn bắn, hái lƣợm… Quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất này dần dần tạo thành những phƣơng thức sản xuất nhất định, đến lƣợt nó phƣơng thức sản xuất lại quy định lối sống, tức là văn hoá của xã hội ấy. Có thể nói, hoạt động sản xuất của cải vật chất là hoạt động sống căn bản nhất của con ngƣời và chính nó quyết định nhiều nhất đến sự hình thành và phát triển văn hoá của từng xã hội. Nhƣ thế, có thể nói, tuy gián tiếp nhƣng ở đây cũng không phải ai khác mà chính là môi trƣờng đã quy định sự hình thành và phát triển của mỗi một nền văn hoá nói chung và một hình thái biểu tƣợng nào đó nói riêng. Có thể đƣa ra đây một ví dụ nhƣ sau: Ngôi nhà cộng đồng - một biểu thị văn hoá - trong quá

32

trình đƣợc biểu tƣợng hoá có bị chi phối bởi môi trƣờng kiếm sống? Câu trả lời là có, nhƣng gián tiếp. Ngôi nhà cộng đồng của ngƣời Ê - đê ở Tây Nguyên là biểu trƣng của cái gì? Ngày nay - bằng dân tộc học so sánh các nền khoa học - đã chứng minh đƣợc rằng: Ngƣời Ê - đê có cội nguồn từ các bộ tộc miền Nam Đảo (Giống ngƣời Nam Đảo từ trƣờng ca Đam San, đến ngôn ngữ đặc trƣng là những phụ âm tắc và đặc biệt là nghi lễ chặt cây để làm chiếc ghế dài trong nhà rông giống hệt nhƣ nghi lễ chặt cây của ngƣời Nam Đảo khi họ tiến hành lấy cây đẽo chiếc thuyền độc mộc để mang theo thuyền lớn). Mà ngƣời Nam Đảo thì sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển và săn bắt hải sản. Vì thế, chắc ngôi nhà rông của ngƣời Ê - đê là ẩn dụ về chiếc thuyền biển - về mặt văn hoá chắc chắn nó gợi nhớ đƣợc cội nguồn của họ. Môi trƣờng không chỉ tác động đến cuộc sống vật chất của con ngƣời mà nó còn tác động đến tâm trí, tƣ tƣởng và đời sống tinh thần của con ngƣời.

Từ những tổng hợp ở trên thì rõ ràng con ngƣời ở bất cứ nơi đâu, xã hội nào cũng đều có đặc điểm riêng biệt mà khi nhắc tới Quan họ ngƣời ta không thể không quan tâm tới bản sắc văn hóa Kinh Bắc, đặc biệt là văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ.

2.1.2. Ứng xử của người Quan họ với tự nhiên

Từ cuộc sống thanh lịch, phong nhã giản dị, đầy tình nghĩa với nƣớc với làng, ngƣời dân Vũ Ninh - Kinh Bắc đã để lại cho hậu thế nhiều tập tục tốt đẹp, đậm đà tính dân tộc, đầy đủ nhân phẩm cao quý. Quan hệ ứng xử, cƣ xử hàng ngày, những vật dùng thông thƣờng, những ngày hội hè… đâu đâu cũng biểu hiện đầy đủ những tình cảm đẹp đẽ nhất, cô đọng nhất của ngƣời Việt. Những mơ ƣớc về lẽ sống, tình cảm với quê hƣơng, những trí tuệ trong lao động, sản xuất, trong cuộc sống đã đƣợc ông cha gửi gắm vào kho tàng cổ tích, ca dao, dân ca. Kho tàng ấy ngày càng đƣợc bổ sung thêm phong phú cả về nội dung lẫn tƣ tƣởng và sự truyền cảm đến ngƣời đọc ngƣời nghe.

33

Ngƣời Kinh Bắc tự xa xƣa đã có truyền thống yêu quê hƣơng đất nƣớc. Cũng nhƣ các địa phƣơng khác thuộc vùng đồng bằng trung du Bắc bộ, trừ vùng thị xã Bắc Ninh, Thị Cầu, Đáp Cầu, Dƣơng Ổ, Đào Xá… là có một tầng lớp tiểu thƣơng, tiểu chủ, ngƣời làm thủ công còn lại hơn 40 làng Quan họ, nguồn sống chính là nông nghiệp trồng trọt trên ruộng đất rất lâu đời. Cây lúa là loại cây chủ yếu, tuyệt đại bộ phận diện tích đất và thời gian của ngƣời nông dân dành cho việc cấy lúa. Do đó văn hóa nơi đây phần nhiều chịu ảnh hƣởng của nền văn minh lúa nƣớc nói chung. Các làng Quan họ tập trung ở cửa sông, ven sông, ven đƣờng đi xứ xƣa kia, về mặt cơ cấu xã hội đã hình thành một tầng lớp dân nghèo. Trải qua thời gian và những biến cố lịch sử, nhân dân Kinh Bắc dần hình thành những thói quen, tập tục tạo ra nét văn hóa riêng. Do vị trí và những điều kiện lịch sử xã hội đã khiến Bắc Ninh trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá tiêu biểu của cả nƣớc, một vùng quê đậm đặc các nghề thủ công và làng nghề truyền thống, với những sắc thái văn hoá riêng trên nền tảng văn hoá tiểu nông ở vùng châu thổ Bắc bộ. Đặc điểm cơ bản cƣ dân ở đây lấy cây lúa nƣớc, trồng rau màu, chăn nuôi gia súc làm nguồn sống chính, còn làm thợ hay buôn bán chỉ là nghề phụ. Vì vậy làng nghề ở đây thuộc loại đa canh, đa nghề. Dù thế, tổ chức xã hội và đời sống văn hoá cơ bản vẫn là văn hoá cộng đồng của cƣ dân tiểu nông. Sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo, các hoạt động văn hoá cộng đồng phản ánh đời sống tâm linh, văn hoá cộng đồng của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc ở miền châu thổ Bắc bộ: Thờ tổ tiên, thần, phật, nhớ ơn ngƣời có công với dân với nƣớc, với làng xóm quê hƣơng, cầu mong mƣa thuận gió hoà, ngƣời của sinh sôi, gia đình họ hàng, xóm làng đoàn kết, hoà thuận. Tất nhiên, vùng Quan họ Kinh Bắc tuy mang những nét chung của nền văn minh lúa nƣớc đồng bằng châu thổ Bắc bộ, nhƣng có nhiều nét độc đáo khác với vùng khác. Văn hoá của

34

những làng Quan họ có nhiều sắc thái riêng, thể hiện mối quan hệ, sự ứng xử của con ngƣời Kinh Bắc với môi trƣờng tự nhiên, cụ thể:

- Làng nghề: Nhƣ đã trình bày ở trên, ngoài việc lấy nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp, các làng Quan họ còn kết hợp với việc sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống. Mỗi làng thƣờng chọn cho mình một nghề riêng, phƣơng thức sản xuất phổ biến nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình. Kỹ thuật sản xuất thủ công, sự phân công lao động theo giới tính, lứa tuổi và theo từng loại hình công việc. Ở làng gốm Phù Lãng, đàn ông thƣờng làm đất, xây và đun lò, phụ nữ chuốt sản phẩm và đem bán. Làng tơ tằm Vọng Nguyệt thì phụ nữ lại đảm nhận trách nhiệm hái dâu, chăn tằm ƣơm tơ. Các làng làm đồ sắt, đồ đồng nhƣ Đa Hội, Đại Bái, Quảng Bố đàn ông làm hết những phần việc nặng, phụ nữ chỉ có nhiệm vụ nội trợ và bán hàng. Làng làm giấy Đống Cao, làng tranh dân gian Đông Hồ cũng đều có sự phân công lao động tƣơng tự. Có những làng nghề sản xuất và bán sản phẩm quanh năm, nhƣng cũng có làng chỉ theo thời vụ, tận dụng mọi nguồn lực lao động trong gia đình. Điều đặc biệt ở đây chính là trong quá trình sản xuất cũng chính là quá trình truyền dạy nghề. Những bậc ông bà cha mẹ truyền dạy cho con cháu mình trực tiếp bằng kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ xã hội của các làng thủ công và của những gia đình làm nghề vừa bền chặt, vừa rộng mở. Đa số các làng nghề ở đây đều có thờ tổ nghề tức thờ ngƣời đầu tiên sáng tạo và gây dựng nghề của làng, vì thế sắc thái sinh hoạt văn hoá cộng đồng của các làng nghề vùng Quan họ thể hiện rõ nét qua ngày giỗ tổ sƣ. Điển hình là làng nghề đúc đồng Đại Bái, hàng năm, có 3 ngày lễ lớn để tƣởng nhớ đến vị Tổ sƣ đó là ngày xuân tế 6 tháng 2, ngày thu tế 16 tháng 8 và ngày giỗ 29 tháng 9. Trong những ngày này, các gia đình, các phƣờng thợ mang những sản phẩm tiêu biểu đặt lên bàn thờ Tổ sƣ, sau đó dâng lễ tiến hành lễ tế. Những cụ trùm đại diện các họ lớn trong làng thực hiện việc lễ tế rất trang nghiêm thành kính.

35

- Tục thờ Thành hoàng, thờ Phật: Thờ Thành hoàng và thờ Phật là một tập tục rất phổ biến ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ, song ở đây, các làng Quan họ lại có rất nhiều điểm khác biệt. Trừ một số làng nhƣ Thanh Sơn, Xuân Ái, Sen Hồ có một số nhân dân theo đạo Công giáo, còn lại đều thờ các vị tƣớng có công với đất nƣớc, điển hình nhƣ Trƣơng Hống, Trƣơng Hát là hai vị có công chống quân Lƣơng. Một số làng còn thờ các tƣớng có công từ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 29)