Một số thủ pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 90)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Một số thủ pháp nghệ thuật

Ngƣời Quan họ rất tài tình trong việc sử dụng nhũng từ có ý nghĩa xác định cụ thể, để mở ra sự trừu tƣợng, sự hàm ý phong phú, sâu rộng, làm cho lời ca ít lời mà sâu sắc, luôn luôn rộng mở về ý, khiến ngƣời nghe, ngƣời cảm thụ phát huy đƣợc khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng, cảm xúc.

Thí dụ:

... Năm canh, sáu khắc, người ơi!

Người cười nửa miệng, em vui nửa lòng

Ngƣời cƣời nửa miệng, em vui nửa lòng: cửa nửa miệng, vui nửa lòng, vừa là những hình ảnh cụ thể, là những từ mang tính xác định, nhƣng lại để ngƣời nghe rơi vào sự liên tƣởng, tƣởng tƣợng đạt tới cảm xúc, nhận thức ở những mức độ khác nhau của sự vô hạn, và cũng rất trừu tƣợng về sự gắn bó tình cảm, gắn bó thân phận giữa ngƣời cửa nửa miệng và em vui nửa lòng.

89

Cũng sử dụng thủ pháp ấy, nhƣng tinh tế, sâu sắc, kín đáo đến mức nghe lâu, ngẫm lâu mới thấy ý muốn nói, mà khi đã thấy rồi thì lại thấy ý tình muốn nói kia thật rõ ràng, không cầu kỳ ẩn dấu.

Thí dụ:

Người về để nhện giăng mùng

Năm canh luống những lạnh lùng cả năm

"Nhện giăng tơ" là hình ảnh thƣờng gặp, nhƣng nhện giăng mùng thì ít gặp. Nhện giăng tơ thƣờng là hình ảnh của sự tơ vƣơng, vƣơng vấn, vƣơng vít... một cách mong tinh tế trong tình yêu. Nhƣng nhện giăng mùng thì lại gợi ý khác. Mùng là tiếng cổ để chỉ cái màn chống muỗi ngày nay ta vẫn dùng. Mùng gợi lên sự giăng mắc, bịt bùng. Nhện giăng mùng lại đặt sau Ngƣời về - sự chia ly, xa, vắng - khiến ta nghĩ tới sự quạnh vắng, cô đơn, thƣơng nhớ... giăng mắc bịt bùng vây toả khi phải chia xa cùng ngƣời. Mong manh, nhƣng suốt cả năm canh cũng chẳng vƣợt nổi sự vây bủa, bịt bùng ấy. Từ những hình ảnh cụ thể, xác định đã mở ra sự vẫy vùng vô hạnh của tƣởng tƣợng và cảm xúc để ngƣời hát, ngƣời nghe đồng cảm với sự bịt bùng trong nỗi buồn chia xa mênh mông vô hạn.

Lời thơ trong lời ca Quan họ gắn bó, có ảnh hƣởng qua lại đối với ca dao, lời các dân tộc khác, lời thơ trong hệ thống truyện Nôm khuyết danh, hoặc truyện Nôm có tác giả, nhất là với truyện Kiều.

Khi nói tới mối liên hệ này, sẽ không khoa học nếu chỉ giới thiệu rằng khi sáng tạo lời ca Quan họ, ngƣời Quan họ chỉ hoàn toàn học tập Truyện Kiều, mà cần nghĩ thêm rằng Nguyễn Du khi sáng tạo truyện Kiều đã thu hút những tinh hoa của thơ ca dân gian, trong đó không loại trừ hệ thống lời ca Quan họ, nhất là Nguyễn Du có quê mẹ ở quê hƣơng Quan họ và đã từng sống trên quê hƣơng này với thời thơ ấu cũng nhƣ khi đã trƣởng thành. Mối liên hệ giữa lời ca Quan họ và lời thơ Truyện Kiều tồn tại dƣới nhiều dạng thức.

90

Có khi giống nhau nguyên văn từng đoạn:

... Ngọn đèn khi tỏ khi mờ

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu Khi tựa gối, khi cúi đầu

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày...

Nếu đoạn thơ trên là một đoạn thơ mƣợn từ Truyện Kiều - cũng có thể tin nhƣ vậy - cũng chứng tỏ ngƣời sáng tạo lời ca Quan họ đã sành về nghệ thuật thơ ca khi chọn lựa đoạn thơ ấy nói điều phải nói.

Nhƣng dạng trên không nhiều mà sự giống nhau từng câu, từng cặp lục bát, hoặc nhiều chữ trong một câu... diễn ra nhiều hơn. Ðiều này chứng tỏ ngƣời quan họ khi làm lời ca đã luôn giữ quyền chủ động, bản lĩnh sáng tạo của mình.

Trong nghệ thuật làm lời ca, ngƣời Quan họ đã biết sử dụng thể loại thơ, nhất là thể loại thơ lục bát với tất cả mọi dạng biến thể của thể loại này, biết thu hút những tinh hoa của nghệ thuật thơ ca dân gian, dân tộc, nhất là những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc nhƣ Truyện Kiều, biết sử dụng ngôn ngữ thơ ca để xây dựng nên những hình tƣợng trữ tình đặc sắc, những đoạn thơ, câu thơ, ý thơ mới chỉ cần đọc diễn cảm, chƣa cần hát, đã khiến ngƣời nghe xúc động, bồi hồi vì tình, vì ý... của thơ.

Chính vì những thành tựu trong nghệ thuật thơ ca nhƣ vậy, nên nhiều bài lời ca Quan họ có giá trị độc lập của thơ ca. Liên kết những bài lời ca có giá trị thơ ca cao với sự sáng tạo âm nhạc và những giọng hát hay, đẹp của ngƣời Quan họ, chúng ta đã có những bài hát sống mãi.

91

KẾT LUẬN

1. Vùng đất Kinh Bắc có điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên và xã hội, là trung tâm văn hoá chính trị của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi sản sinh ra nhiều anh tài kiệt xuất của dân tộc và cũng là cái nôi nuôi dƣỡng phát triển các hình thức văn hoá nghệ thuật dân gian. Từ việc nghiên cứu cho thấy dân ca Quan họ Bắc Ninh có nguồn gốc từ bản địa, đƣợc phát triển cùng với lịch sử văn hoá của vùng đất Kinh Bắc, nơi hội tụ các yếu tố tạo thành bản sắc văn hoá đặc sắc độc đáo. 2. Con ngƣời xứ Kinh Bắc thừa hƣởng những điều kiện thuận lợi

ấy, họ mang trong mình vôn văn hoá truyền thống của nền văn hoá lúa nƣớc xa xƣa và hình thành một nét ứng xử rất riêng, mang bản sắc đặc trƣng vùng miền. Ngƣời Bắc Ninh trọng nghĩa nặng tình, cƣ xử nền nã, thân thiện. Điều này đƣợc thể hiện không chỉ trong đời sống, sinh hoạt mà còn trong các lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật khác nhau, điển hình là trong không gian diễn xƣớng hát Quan họ. Từ việc tìm hiểu vùng đất và con ngƣời, chúng ta thấy Kinh Bắc là nơi có nhiều thuận lợi về địa lý, kinh tế xã hội. Trải qua thăng trầm của lịch sử, Kinh Bắc hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà, hình thành bản sắc văn hoá độc đáo. Đây cũng là điều kiện căn bản nuôi dƣỡng bản chất con ngƣời Kinh Bắc: Nặng tình, trọng nghĩa. Ngƣời Quan họ sinh ra, lớn lên trên mảnh đất có truyền thống văn hoá lâu đời, kinh tế thông thƣơng phát triển hình thành nét văn hoá ứng xử đặc trƣng: Tế nhị, lịch sự. Đó cũng là sự tiêu biểu của văn hoá Việt Nam – Một nền văn hoá duy tình. Từ việc tìm hiểu văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ, chúng ta còn thấy sự thống nhất giữa con ngƣời thực tế với nội dung các bài ca Quan họ. Chính từ việc thừa hƣởng vốn văn hoá truyền

92

thống ấy mà ngƣời Quan họ đã kết tinh cái đẹp, cái hay thể hiện trong lời ca, đặc biệt phong cách sống, sự ứng xử thành nét văn hoá mang đặc điểm vùng đất Kinh Bắc.

3. Những nét đẹp độc đáo của vùng đất Kinh Bắc cùng con ngƣời nơi đây, đồng nhất trong lời ca của các bài dân ca Quan họ lời cổ. Đó là văn hoá ứng xử của họ với quê hƣơng tha thiết, với gia đình, tình yêu, tình bạn nghĩa tình thuỷ chung… Tất cả đều đƣợc minh chứng trong nội dung đã đề cập ở trên, và một lần nữa khẳng định sức sống, tầm quan trọng của Dân ca Quan họ nói chung và lời ca dân ca Quan họ cổ nói riêng. Khi tìm hiểu văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ thông qua lời ca dân ca Quan họ cổ chúng ta thấy một lối chơi có quy củ, nền nếp, buộc ngƣời chơi phải tuân thủ theo luật chơi gồm nhiều thể loại: hát đối, hát giao duyên, hát canh, hát kết chạ, hát lễ hội, hát mời nƣớc, mời trầu…chơi cho chỉ nổi kim chìm, chơi cho lở đất long trời mới xứng là trai gái Kinh Bắc. Nhƣng không chỉ có thế, Quan họ còn có lối hát tự do, ngẫu hứng thể hiện sự phóng khoáng trong những canh hát ngày Xuân. Hát để thay cho nói, tâm sự gửi cả vào trong câu hát, đó cũng là cái tình của ngƣời Quan họ đã thấm thía, lan tỏa ngàn đời ở đây. Tất cả nét văn hoá ứng xử đó đƣợc lƣu giữ và phát triển từ rất lâu đời tồn tại ở xứ Kinh Bắc đến tận ngày nay. Nhƣng có thể nói, những văn hoá ứng xử đƣợc hình thành và phát triển đó, khi tìm hiểu lời ca dân ca Quan họ cổ, chúng ta một lần nữa có căn cứ để thấy rõ ràng một không gian văn hoá Quan họ Kinh Bắc, đậm đà, sâu sắc mà không có nơi nào so sánh đƣợc. Điều này củng cố thêm vững chắc đặc điểm của ngƣời Quan họ trong ứng xử và sinh hoạt văn hoá, đặc biệt trong loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo: Dân ca Quan họ Bắc Ninh

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Trọng Ánh (2000), Âm nhạc Quan họ, Viện âm nhạc

2.Lê Văn Ba (1994), Chử Đồng Tử - Tiên Dung, vùng đất con ngƣời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

3.Bách khoa toàn thƣ mở, Quan họ: http://vi.wikipedia.org/quanho. 4.Chi hội Quan họ Thị Cầu (2005), Hương sắc Thị Cầu, lƣu hành nội bộ 5.Ngô Duy Cƣơng (1983), Tìm hiểu nghệ thuật phổ thơ sáu - tám trong dân ca Quan họ, luận văn tốt nghiệp đại học ngành Lý luận âm nhạc Nhạc viện Hà Nội

6.Lê Tùng Dƣơng (2000), Quan họ thời micrô, báo Văn hóa, số 549 7.Đại Nam nhất thống chí (1971), tập 4, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội

8.Đoàn dân ca Quan Họ (2004), 35 năm đoàn dân ca Quan họ (1969-2004), Sở văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh

9.Lâm Minh Đức (2004), Từ ngữ, điển tích dân ca Quan họ, Nxb Văn hóa thông tin

10. Lâm Minh Đức (2005), Dân ca QHBN - 100 bài lời cổ, Nhà xuất bản Thanh Niên

11.Lê Sỹ Giáo (1998), Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở lễ hội truyền thống, Tạp chí Văn học dân gian, số 1

12.Phạm Thế Hùng (2013), Văn hoá và văn hoá ứng xử, Nxb Văn hoá

13.Trần Văn Khê (1972), Âm nhạc truyền thống Việt Nam và hát Quan ho,

Nxb Văn hoá Dân tộc

14.Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh (2001), Dân ca quan họ - Lời ca và bình giải, Trung tâm Văn hoá quan họ Bắc Ninh

15. Lê Danh Khiêm (2004), Tìm hiểu hát Trống quân Bắc Ninh, Trung tâm VHTT Bắc Ninh

94

16.Nguyễn Xuân Kính, Phan Lan Phƣơng (2005), Tập văn học dân gian người Việt, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

17.Nguyễn Thế Khoa, Hành trình sưu tầm nghiên cứu dân ca Quan họ, website: www.spnttw.du.vn

18.Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bƣu (1981), Hát ví đồng bằng Hà Bắc, Ty văn hóa Hà Bắc

19.Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý (1978), Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển, Nxb Khoa học Xã hội

20.Trần Đình Luyện, Trần Quốc Vƣợng (1981), Một Hà Bắc cổ trong lòng đất, Ty văn hóa - thông tin Hà Bắc

21. Trần Đình Luyện (1986), Lịch sử Hà Bắc tập I, Hội đồng lịch sử Hà Bắc 22. Trần Đình Luyện (1996), Địa chí Tân Yên, UBND huyện Tân Yên

23. Trần Đình Luyện (1997), Văn hiến Kinh Bắc tập I, Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh

24. Trần Đình Luyện, Huy Cờ (1999), Danh nhân Kinh Bắc, Nxb Văn hoá dân tộc

25. Trần Đình Luyện (1999), Luy Lâu - Lịch sử văn hóa, Sở Văn hoá thông tin Bắc Ninh

26. Trần Đình Luyện (2002), Văn hiến Kinh Bắc tập II, Sở văn hóa - Thông tin Bắc Ninh

27. Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Sở VHTT tỉnh Bắc Ninh 28. Trần Đình Luyện (2006), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc, Sở Văn hoá thông tin Bắc Ninh

29.Đức Miêng (2002), Yêu một Bắc Ninh, Nxb Âm nhạc

30.Lê Việt Nga (2006), Thần tích, sắc phong các vị thần, thành hoàng làng tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh

95

31. Lê Việt Nga (2012), Di sản văn hóa về truyền thống hiếu học tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh

32. Lê Việt Nga (2013), Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh

33. Nhà xuất bản Văn học, Nguyễn Du và Truyện Kiều (1990)

34.Nhiều tác giả (1972) Một số vấn đề về dân ca quan họ, Ty Văn hoá Hà Bắc

35. Nhiều tác giả (2005), Hội Lim - Truyền thống và hiện đại, Sở văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh

36. Nhiều tác giả (2005), Thơ văn người Tiên Du, Phòng Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao Tiên Du

37. Nhiều tác giả (2006), Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Bảo tồn và phát huy, Viện văn hóa thông tin, Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh

38. Nhiều tác giả (2006), Nghệ nhân Quan họ làng Viêm Xá, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

39. Nhiều tác giả (2006), Vùng văn hóa Quan họ Bắc Ninh, Viện văn hóa, Sở văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh

40. Nhiều tác giả (2006), Quan họ Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp bảo tồn, Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh

41. Nhiều tác giả (2011), Không gian văn hóa Quan họ, Sở văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh

42. Nhiều tác giả (2011), Truyện cổ, ca dao, tục ngữ các làng Quan họ, Trung tâm văn hóa tỉnh Bắc Ninh

43.Nguyễn Văn Phú, Lƣu Hữu Phƣớc, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc (1961), Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hoá

44.Trần Linh Quý (2004), Trên đường tìm về Quan họ, Nxb Văn hóa thông tin

96

45. Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Văn Phú, Lƣu Hữu Phƣớc, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc (1997), Dân ca quan họ, Nhà xuất bản âm nhạc

46.Hồng Thao, Tô Ngọc Thanh (1986), Tìm hiểu âm nhạc cổ truyền, Nxb Âm nhạc

47. Hồng Thao (1997), Dân ca Quan họ, Nxb bản Âm nhạc

48. Hồng Thao (2002), 300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh, Viện nghiên cứu âm nhạc

49.Phạm Minh Thảo (2003), Nghệ thuật ứng xử của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin

50. Lê Toàn (1989), Tìm hiểu một số thủ pháp Quan họ hóa trong những bài Quan họ có nguồn gốc du nhập, Sở VHTT Bắc Ninh

51. Trung tâm văn hóa Quan họ (1998), Những lời ca Quan họ, Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh

52. Trung tâm văn hóa thông tin Bắc Ninh (2007), Đến với Quan họ lời mới, Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh

53. Thích Quảng Tuệ (2006) Một số phong tục nghi lễ dân gian Việt Nam, Nxb Lao Động

54. Ty văn hóa Hà Bắc (1971), Kinh Bắc phong thổ đời Lê

55.Lê Vân (2002), Hát ru ba miền, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 56.Anh Vũ (1981), Quan họ ra nguồn, Trƣờng ca, Hội văn nghệ Hà Bắc 57.http://www.bacninh.gov.vn/

97

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ (Nguồn: Tác giả tự chụp)

Các cụ cao tuổi trong lễ rƣớc linh vị từ đình làng Lộ Bao về núi Lim:

98

Hát quan họ trên thuyền tại đình Cả đồi Lim:

99

Tác giả cùng đội Quan họ thiếu nhi làng Phú Lâm:

100

Nghệ sỹ Ƣu tú Quang Vinh cùng tác giả tại làng Diềm - Yên Phong:

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)