5. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Ứng xử của người Quan họ với môi trường tự nhiên
Cũng nhƣ những vùng quê khác nhau thuộc đồng bằng châu thổ Bắc bộ, ngƣời Kinh Bắc xa xƣa gắn bó mật thiết với cây lúa, với thiên nhiên, quê hƣơng đất nƣớc. Họ luôn lạc quan, tin tƣởng và trân trọng giá trị mà môi trƣờng sống đem lại. Trong hơn 500 bài ca dân ca lời cổ mà chúng tôi khảo sát, đối chiếu, so sánh, hình ảnh sinh hoạt cộng đồng bên cây đa bến nƣớc con đò nhƣ là khắc sâu vào tâm khảm của con ngƣời nơi đây. Bằng thủ pháp nghệ thuật độc đáo của ca dao truyền thống và vận dụng tài tình nhịp điệu các thể loại thơ ca dân tộc, những bài ca cổ đã đem đến cho ngƣời đọc, ngƣời nghe nhiều thú vị và hấp dẫn.
Từ hệ thống lời ca Quan họ, ngƣời Quan họ đã phác vẽ tài tình về một quê hƣơng với một tình yêu chân thật, tự nhiên mà thắm thiết. Trƣớc hết, đó là một quê hƣơng "sơn thuỷ hữu tình", những "đƣờng về Quan họ", những "đầu làng có chiếc giếng khơi", những "cây gạo chon von", một "quán Dốc chợ Cầu", một "quán trắng phố Nhồi", những cửa chùa rộng mở ngày hội
58
cho trai thanh gái lịch về sum vầy ca xƣớng, những đêm trăng suông "nửa đêm về sáng trăng bằng ngọn tre", những"dòng sông phẳng lặng nƣớc đầy", một sông Dâu "ba bốn chiếc thuyền kề", những bến đò ngang "vẳng tiếng gọi đò" và "trăng nƣớc một màu", những hội bơi chải, hội chùa Tiêu... quanh miếu, quanh đền... những "mùa Xuân chơi hội thong dong", những"mùa Hè tắm mát ở sông Lục Hà (Lục đầu)", và "trăm thứ hoa nó liền đua nở" v.v... Từ biển mặn, đầm lầy, ô trũng, qua bao thế hệ nhọc nhằn, cần cù và sáng tạo mới có một cảnh sắc quê hƣơng ấy.
Gắn liền với thiên nhiên, cảnh sắc ấy là những con ngƣời "nhƣ trúc mọc ngoài trời", có vẻ đẹp tâm hồn toả lên từ đôi mắt "lấp lánh, nhấp nhánh" nhƣ sao trời, có cái duyên trong nét cƣời "lúng liếng", trong vành nón ba tầm thao tua "mùi (màu) bông dâu", biết làm cho "một nong tằm là ba nong kén... chín nén tơ..." biết gắn bó đời mình với những "thửa ruộng năm sào... đôi tôi cấy, đôi ngƣời gặt...", biết chăm sóc, nuôi dạy con cái với ƣớc mơ "đỗ liền ba khoa", coi "đèn sách văn chƣơng" là một trong những chuẩn lớn của một tài trai, biết trọng tình, trọng nghĩa, trọng ân, trọng mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, biết nhìn con ngƣời với mọi vẻ đẹp: "trăm hoa đẹp nhất hoá ngƣời"... Cảnh ấy, ngƣời ấy lại gắn liền với những ngày tháng trẩy hội mùa Xuân, mùa Thu, những canh hát thâu đêm "bổng trầm non nỉ..." ... đã tạo nên một quê hƣơng Quan họ với một tình yêu quê hƣơng nồng đƣợm, thiết tha.
Trong hệ thống mấy trăm đoạn thơ, bài thơ... của lời ca Quan họ hàm chứa nhiều khía cạnh tâm hồn, tình cảm của con ngƣời Quan họ, do đó, giá trị nội dung tƣ tƣởng của lời ca Quan họ cũng vô cùng phóng phú nhƣ sự phong phú của chính con ngƣời và đời sống tâm hồn, tình cảm của con ngƣời Quan họ. Những sự khao khát yêu thƣơng và đƣợc yêu thƣơng trong tình bạn, tình yêu nam nữ, tình ngƣời vẫn là nội dung cơ bản, xuyên suốt hệ thống lời ca. Cùng với những tình cảm giữa ngƣời và ngƣời ấy, lời ca Quan họ tuy phác vẽ một cách tự nhiên nhƣ không bao giờ chú ý, nhƣng lại gây một ấn tƣợng sâu
59
sắc về một quê hƣơng với cảnh, với ngƣời... mãi mãi chiếm lĩnh tình yêu của con ngƣời. Chính những tình cảm chủ đạo ấy trƣớc hết đã góp phần hun đúc nên tâm hồn, tình cảm, tài năng... của ngƣời Quan họ, và, cùng với sức sống dài lâu nhiều khi kỳ diệu của tiếng hát Quan họ, những tình cảm chủ đạo trên mãi mãi thấm sâu trong lòng ngƣời nghe Quan họ, góp phần tạo nên những tâm hồn nhậy cảm, gắn bó với sự yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời cùng muôn vật, muôn loài. Về ứng xử với tự nhiên, trong lời các bài ca cổ, luôn xuất hiện hình ảnh gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất với sự hiểu biết sâu sắc và thái độ trân trọng. Ngƣời Quan họ luôn coi đó là ngƣời bạn tri âm, tri kỷ:
“Lên rừng xem ba mươi sáu thứ chim Thứ chim chèo bẻo, thứ chim chích chòe … ….. Một nong tằm là ba nong kén
Một nong kén là chín nén tơ”
Thoạt đầu, ngƣời đọc cứ ngỡ đây là bài ca dao thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Song đọc kỹ toàn bộ lời bài ca, chúng ta thấy nội dung mang âm hƣởng và đặc điểm của ngƣời Kinh Bắc. Toàn bộ bài ca, tác giả dân gian đã cho ngƣời đọc thấy cuộc sống sinh hoạt và những hiểu biết của họ về tự nhiên, những đối tƣợng trong cuộc sống hết sức gần gũi, gắn bó. Đầu tiên, bài ca nói về ba mƣơi sáu thứ chim. Ngƣời đọc tƣởng bài ca sẽ nói đủ từng ấy loại, nhƣng không, có lẽ đó chỉ là cái cớ để những câu tiếp theo chứa đựng nhận thức của con ngƣời với những gì mà thiên nhiên bạn tặng.
Người giồng tre cho tôi biết thứ tre Thứ tre chẻ lạt, thứ tre làm nhà
Cây tre, một loại cây tuyệt vời mà thiên nhiên đã ƣu ái cho con ngƣời, đặc biệt là ngƣời dân cấy lúa. Tác dụng của nó thật hữu ích. Từ việc lấy nó làm vật liệu sản xuất ra thúng mủng, nong nia, dần sàng, câu ca mô tả rất ngắn
60
nhƣng đầy đủ thông qua hai tiếng chẻ lạt. Những ai từng làm nông nghiệp sẽ hiểu rõ hơn tác dụng của cây tre trong việc làm ra những vật dụng nhƣ thế này. Cao hơn nữa, hữu ích hơn nữa, cây tre còn dùng để làm nhà. Nhƣ vậy, ngƣời dân Kinh Bắc không những hiểu sự hữu ích và tận dụng nó nhƣ là món quà thiên nhiên ban tặng mà còn thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. Do đó, không chỉ ngƣời giồng (trồng) tre mới biết tác dụng của cây tre, mà bao đời nay ngƣời dân Việt Nam đã coi cây tre nhƣ ngƣời bạn tri kỉ vì đã chở che, bảo vệ họ trong hoà bình cũng nhƣ khi có giặc ngoại xâm. Câu ca ngắn, cô đọng ấn tƣợng khiến ngƣời đọc liên tƣởng tới Đức Thánh Gióng nhổ tre ngà đuổi giặc Ân, hay hình ảnh thơ Nguyễn Duy trong bài thơ Cây tre, sao mà gần gũi, sao mà dễ thƣơng đến thế.
Bốn câu tiếp của bài ca mô tả hai món ăn quen thuộc trong bữa ăn của ngƣời Việt: Cà và chanh. Đây là hai sản vật rất sẵn, thƣờng đƣợc trồng quanh năm. Trong bữa cơm của ngƣời Quan họ, ngoài những món ngon dùng để đãi khách mỗi khi có lễ hội thì quả cà, bát canh rau muống với lát chanh thƣờng không thể thiếu. Ngƣời Kinh Bắc quan niệm, những thức ăn dân dã ngoài là món ăn còn nhƣ là kỉ niệm, là hình ảnh của quê hƣơng. Trong ca dao cũng có câu “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tƣơng” Nhƣ vậy món cà và chanh xuất hiện trong bài ca cổ Trên rừng ba mƣơi sáu thứ chim này không hề là vô tình. Nó hiện hữu trong lời ca nhƣ nhắc nhở mọi ngƣời về sự mộc mạc thân quen mà dù sau này ai đó có giàu sang phú quý thì cũng chớ đừng phụ nghĩa cà thâm, dƣa khú.
Người giồng cà, cho tôi biết thứ cà Thứ cà tia tía, thứ cà xanh xanh
Người giồng chanh cho tôi biết thứ chanh Thứ chanh ăn quả, thứ chanh gội đầu
61
Vùng Quan họ nằm trên dải của sông Cầu, sông Đuống, sông Cà Lồ. Ở hai bên bờ sông là những bãi đất màu mỡ thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày nhƣ tƣơng đỗ đậu lạc. Thứ đất bãi tốt này đặc biệt phù hợp với cây dâu, nguồn thức ăn cho con tằm. Từ xa xƣa nhân dân Kinh Bắc đã có nghề chăn tằm ƣơm tơ dệt vải, có lẽ cây dâu đã giúp con ngƣời rất nhiều lợi ích nên tác giả dân gian Quan họ đã dành dung lƣợng của bài ca tới bốn câu:
Người trồng dâu cho tôi biết thứ dâu Thứ dâu ăn quả, thứ dâu nuôi tằm Một nong tằm là ba nong kén Một nong kén là chín nén tơ
Chắc chắn rằng, không chỉ riêng vùng Kinh Bắc mới có nghề trồng dâu chăn tằm, nhƣng hình ảnh và lợi ích của nghề này đƣợc khắc hoạ trong dân gian thì còn khá khiêm tốn. Điều này cho thấy, đối với những sản vật xung quanh, ngƣời Quan họ rất trân trọng. Chúng ta thấy họ đúc kết chỉ qua 2 câu ca cuối mà tất cả lợi ích của công việc đem lại. Đây một mặt thấy đƣợc cái lợi của nghề trông dâu, mặt khác họ cũng nhắn nhủ cho con cháu rằng thiên nhiên là lộc trời cho, chỉ cần chăm chỉ làm lụng thì kết quả sẽ nhƣ ở trên. Cái hay của bài ca cổ này, ngoài việc gieo vần điệu tựa ca dao, hình ảnh thân thuộc gần gũi, dễ thuộc, dễ nhớ còn thú vị ở sự logic trong việc chuyển đối tƣợng nói tới ngay trong cùng một câu ca. Nào là chim, nào là tre, nào là cà, chanh rồi cuối cùng là dâu tằm. Đối tƣợng đƣợc nói đến trong bài ca tƣởng nhƣ chẳng ăn nhập gì với nhau, ấy vậy mà xuyên suốt cả bài, ngƣời đọc cứ cảm nhƣ chúng nằm trong một chỉnh thể có quy tắc, quy luật riêng.
Cùng phản ánh đối tƣợng nhƣ bài ca trên, trong 500 bài ca cổ, thì có tới hơn 90 bài nói về cảnh vật, cây cối, hoa lá, đất đai, sông suối. Cái hay, chất trữ tình chung đó là tác giả dân gian Quan họ đã rất khéo léo mƣợn đối tƣợng thiên nhiên để tỏ bày tâm tƣ tình cảm của mình. Trong văn học trung đại, việc
62
lấy cảnh tả tình, lấy thơ tỏ chí là việc thƣờng thấy của các chí sĩ. Song đối tƣợng đọc tác phẩm của họ cũng phải là những ngƣời có học thức. Điều rất tuyệt vời ở tất cả những lời bài ca Quan họ cổ ấy là chất dân gian dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp với mọi đối tƣợng ngƣời nghe.
Trong các bài “Lý Thiên Thai”, “Một trăm thứ hoa”, “Giăng thanh gió mát”, “Cây trúc xinh”, “Nhác trông phong cảnh lạ thay”, “Có búp chuối non”, ...v.v đều có chung nhận định trên. Thiên nhiên luôn là bầu bạn, là ngƣời tri âm tri kỉ. Thiên nhiên đƣợc phản ánh trên nhiều phƣơng diện, nhiều góc độ, từ cây đa bến nƣớc sân đình đến sao sa trăng lặn. Khác với văn học viết, lời ca dân ca Quan họ cổ thƣờng chọn thời điểm, nhân vật, đối tƣợng nói đến là những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất, dễ hiểu nhất, nhƣng cũng vô cùng ý nhị kín đáo, sâu sa. Điển hình là bài “Lý Thiên Thai”, “Trèo lên cây bƣởi hái hoa”, “Rủ nhau đi cấy xứ Đƣơng”, “Bóng quế giãi thềm” …:
“Xăm xăm bước xuống vườn chanh Thấy hoa muốn hái sợ cành lắm gai Trèo lên trên núi Thiên Thai
Thấy đôi chim loan phượng ăn xoài biển Đông Một trăm thứ hoa
Trăm hoa nở cả tháng giêng
Còn một hoa cải nở riêng tháng mười
(Cụ Bánh làng Ngang Nội, thu thanh ngày 2.8.1974) Trèo lên cây bưởi hái hoa
Người ta hái hết bốn tôi chiết cành Chiết cành để cội cho cây
(Người ca: Cụ Xon và cụ Quế làng Hoài Thị, thu thanh ngày 25.9.1974) Rủ nhau đi cấy xứ Đương
63
Lột nứa đan giần, vót nứa đan giần Rủ nhau đi cấy xứ Đương
Cấy cho vưa Thuấn ở đồng Lịch Sơn Đồng Lịch Sơn, đồng chua nước mặn
(Người ca: Cụ Bánh làng Viêm Xá, thu thanh ngày24.9.1973) ………
Trông ánh giăng hoa tươi lạ lùng
Hóa ra lòng cợt giăng, hây hẩy gió đông Thơm nực một vùng thơm xa”
……….
Trấn thủ lưu đồn
Giai xinh gái lịch, trấn thủ lưu đồn Ngày thời canh điếm tối thời việc quan Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Miệng ăn kham khổ phàn nàn cùng ai Măng tre, măng trúc, măng mai
Măng giang, măng nứa lấy ai bạn cùng Nước trong xanh con cá vẫy vùng
(Người ca: Cụ Khảm làng Ngang Nội, thu thanh ngày 28.8.1974) [48]. Nhƣ vậy, rõ ràng ở đây chúng ta thấy, tình cảm của ngƣời Kinh Bắc đối với tự nhiên thông qua lời ca dân ca Quan họ cổ là tình cảm thấm đƣợm tình yêu, sự gắn bó sâu sắc giữa chủ thể sống với môi trƣờng xung quanh. Đó là sự ứng xử rất riêng của ngƣời Quan họ, một tình yêu luôn gắn chặt với những sự vật, sự việc và hiện tƣợng gần gũi trong đời sống.
Tình yêu ấy lại càng sâu sắc khi ngƣời Quan họ xây và giữ gìn quê hƣơng mình không chỉ bằng mồ hôi, tâm sức và trí tuệ mà còn bằng máu, nƣớc mắt, bằng những mất mát, hy sinh lớn lao trong suốt trƣờng kỳ lịch sử
64
giữ nƣớc và dựng nƣớc khi lịch sử và đất nƣớc đặt trọng trách cho quê hƣơng này là "phên dậu phía Bắc của Thăng Long". Hơn thế nữa, văn hoá ứng xử này của họ trong lời ca cổ rất phù hợp và trùng khớp với văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ đƣơng đại với giới tự nhiên.
3.1.2. Ứng xử của người Quan họ trong gia đình
Tình cảm gia đình là một trong những vấn đề đƣợc nói nhiều nhất không riêng ở lời ca cổ Quan họ mà còn trong ca dao, trong các tác phẩm của văn học viết. Nhƣng có thể nói, với lời ca trong các bài dân ca Quan họ lời cổ thì mảng đề tài này là vô cùng phong phú và sâu sắc. Nó hình thành từ thủa xa xƣa và đƣợc nhân dân Kinh Bắc nuôi dƣỡng, đúc kết, phát triển thành một nét văn hoá mang đậm vùng Quan họ. Đó là sự kết tinh qua thời gian, không gian lịch sử và xã hội tạo thành nét văn hoá ứng xử mà ngƣời dân nơi đây thể hiện, không chỉ đƣợc phản ánh qua lời ca cổ mà còn đồng nhất với tính cách, đạo đức của con ngƣời. Trong khoảng 500 bài ca dân ca Quan họ lời cổ đƣợc khảo sát thì vấn đề ứng xử của ngƣời Quan họ trong gia đình thì có tới 235 bài phản ánh trực tiếp và hàng trăm bài gián tiếp, chiếm non nửa số bài đƣợc khảo sát. Nội dung tổng quát của hệ thống lời ca Quan họ về ứng xử gia đình là sự mơ ƣớc, khát khao về hạnh phúc của cuộc sống; trong đó, ngƣời với ngƣời sống trong thƣơng yêu, tình cảm vợ chồng, mẫu tử, cha con, tình yêu nam nữ… là hạt nhân cơ bản của hạnh phúc. Sự mơ ƣớc, khát khao đó đƣợc biểu hiện trong những lời ca khi chúc mừng, khi cầu xin... trong hát nghi lễ (hát lễ thờ, hát mừng chạ, hát cầu đảo...), thiết tha, đằm thắm, say mê khi hát về tình yêu nam nữ, về tình bạn trọn đời ... của Quan họ. Trong lời ca Quan họ cần lƣu ý: ngƣời ta ít khi dùng chữ yêu mà hầu hết dùng chữ thƣơng; ít khi xƣng hô, gọi nhau bằng những chữ “chàng, nàng, mình, ta, anh, em...” mà hay dùng chữ “ngƣời”, ngay cả trong những bài bộc lộ sâu sắc những tình cảm của tình yêu nam nữ.
65
Về chữ thƣơng và chữ yêu, trong khẩu ngữ dân gian xƣa cũng ít khi dùng chữ yêu nói về tình yêu nam nữ. Cho đến đầu thế kỷ XX, khi đến nhà gái dạm hỏi, bà mối hoặc ông mối cũng thƣờng nói: "Hai cháu đã thƣơng nhau...", hoặc "Hai cụ đã thƣơng đến các cháu...", hoặc "Đã thƣơng thì thƣơng cho chót...". Cha mẹ căn dặn đôi vợ chồng mới cƣới cũng thƣờng nói: "Các con đã thƣơng nhau thì phải giữ cho đến đầu bạc răng long, mãn chiều, xế bóng...", ít khi ngƣời ta dùng chữ yêu để chỉ tình yêu nam nữ. Về chữ Ngƣời trong lời ca Quan họ: "Ngƣời ơi, Ngƣời ở đừng về", "Ngƣời về để nhện giăng mùng" "... Ngƣời ra đứng mũi, tôi ra chịu sào...". "Kẻ Bắc, ngƣời Nam..." khiến ta liên tƣởng đến chữ Ngƣời trong các câu thơ Truyện Kiều:
...Người đâu gặp gỡ làm chi... ...Người mà đến thế thì thôi...
Chữ "ngƣời" chứa đựng những tình cảm đậm đà, sâu sắc, tinh tế, trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời của một thời, không hoàn toàn bao hàm của chữ ngƣời dùng trong ngôn ngữ thơ ca hiện nay. Trong ngôn ngữ lời ca cổ, các đại từ nhân xƣng số ít nhƣ “ta, tôi”, số nhiều nhƣ “chúng ta”, “chúng tôi”, “đôi ba ngƣời” đƣợc sử dụng ở hầu hết các bài ca mà thƣờng do các liền