Các hình thái văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên nói chung

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 32)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Các hình thái văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên nói chung

Văn hoá, bên cạnh thành tố tƣ tƣởng, còn bao gồm hàng loạt những hệ

thống hành vi, ứng xử của con ngƣời đối với nhau và đối với tự nhiên (cách thức sản xuất, tôn giáo, phong tục tập quán, nghệ thuật…). Những hệ thống ứng xử này là những tín hiệu mang tính biểu trƣng. Tuy nhiên, không phải ở đâu, lúc nào các hình thái biểu trƣng này cũng giống nhau mà tuỳ theo hệ tƣ tƣởng về bản thể luận (ontology), vũ trụ luận (cosmology) của từng xã hội, từng thời kỳ mà cách thức biểu tƣợng hoá và ý nghĩa của các khuôn mẫu ứng xử ấy có sự khác nhau. Ví dụ về phong tục tang lễ chẳng hạn: Cùng là ứng xử với ngƣời thân trong gia đình ngƣời đã chết thì ngƣời Bahna ở Tây Nguyên có phong tục bỏ mả, ngƣời Thái ở Điện Biên, sau khi chôn thì cào bằng mộ còn ngƣời Việt thì lại có phong tục cải cát sau ba đến bốn năm [12, tr.64].

Mặt khác, các hình thái biểu tƣợng còn phụ thuộc vào môi trƣờng sống của từng xã hội, từng thời kỳ (có thể là chất liệu, có thể là cách thức hành động mà con ngƣời cần phải làm để thích nghi với môi trƣờng sống). Vì thế mới có các nền văn hoá khác nhau nhƣ nền văn hoá du mục, nền văn hoá lúa nƣớc, nền văn hoá sa mạc và nền văn hoá băng đảo…

Các hình thái văn hoá đầu tiên của loài ngƣời liên quan đến nhu cầu căn bản nhất của con ngƣời: Đó là nhu cầu sinh tồn. Để sinh tồn họ phải ăn, ở và mặc. Đó cũng là những quan hệ đầu tiên của con ngƣời với môi trƣờng. Những dấu ấn của mối quan hệ ấy trong buổi sơ khai của loài ngƣời vẫn còn đƣợc nhận thấy trong văn hoá ăn, ở và mặc của con ngƣời trong xã hội ngày nay: Nhà ở (nguyên liệu, kiểu dáng và kích thƣớc) của ngƣời Eskimo chắc

31

chắn khác với nhà ở của ngƣời Ai-Cập hay ngƣời Việt Nam; Ngƣời Mông Cổ- với nền văn hoá du mục truyền thống- chắc chắn ăn thịt sẽ nhiều hơn ngƣời Việt Nam; Hay tại sao cƣ dân vùng sa mạc lại mặc mầu trắng và trùm kín ngƣời nhƣ vậy… Tất cả những cái đó không thể có cách giải thích nào khác tốt hơn ngoài cách lý giải về sự tác động trực tiếp của môi trƣờng tự nhiên ở từng nơi và con ngƣời phải thích nghi với những kiểu môi trƣờng ấy để tồn tại và phát triển.

Ngay cả những hình thái văn hoá cao cấp nhƣ nghệ thuật chẳng hạn, từ buổi bình minh của loài ngƣời, chúng ta đã nhận thấy những dấu ấn mà môi trƣờng tự nhiên tác động lên những tác phẩm nghệ thuật âm nhạc (ví dụ những bài dân ca hay cách hát của ngƣời miền núi cao, hay miền đại dƣơng nhƣ ngƣời Indonesia) hoặc tạo hình trong hang động ( chắc chắn những hình vẽ trong hang động của các bộ tộc Á châu không thể có những chú tuần lộc nhƣ trong các hình vẽ của một số bộ tộc ở Canada đƣợc)...

Sống môi trƣờng nào thì con ngƣời phải kiếm ăn theo cách tƣơng ứng: Những cƣ dân tại các hòn đảo chắc chắn phải kiếm ăn bằng nghề săn bắt cá, cƣ dân trên các thảo nguyên phải biết chăn nuôi, du mục. Những ngƣời sống bên những cánh rừng trên lục địa lại kiếm ăn bằng săn bắn, hái lƣợm… Quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất này dần dần tạo thành những phƣơng thức sản xuất nhất định, đến lƣợt nó phƣơng thức sản xuất lại quy định lối sống, tức là văn hoá của xã hội ấy. Có thể nói, hoạt động sản xuất của cải vật chất là hoạt động sống căn bản nhất của con ngƣời và chính nó quyết định nhiều nhất đến sự hình thành và phát triển văn hoá của từng xã hội. Nhƣ thế, có thể nói, tuy gián tiếp nhƣng ở đây cũng không phải ai khác mà chính là môi trƣờng đã quy định sự hình thành và phát triển của mỗi một nền văn hoá nói chung và một hình thái biểu tƣợng nào đó nói riêng. Có thể đƣa ra đây một ví dụ nhƣ sau: Ngôi nhà cộng đồng - một biểu thị văn hoá - trong quá

32

trình đƣợc biểu tƣợng hoá có bị chi phối bởi môi trƣờng kiếm sống? Câu trả lời là có, nhƣng gián tiếp. Ngôi nhà cộng đồng của ngƣời Ê - đê ở Tây Nguyên là biểu trƣng của cái gì? Ngày nay - bằng dân tộc học so sánh các nền khoa học - đã chứng minh đƣợc rằng: Ngƣời Ê - đê có cội nguồn từ các bộ tộc miền Nam Đảo (Giống ngƣời Nam Đảo từ trƣờng ca Đam San, đến ngôn ngữ đặc trƣng là những phụ âm tắc và đặc biệt là nghi lễ chặt cây để làm chiếc ghế dài trong nhà rông giống hệt nhƣ nghi lễ chặt cây của ngƣời Nam Đảo khi họ tiến hành lấy cây đẽo chiếc thuyền độc mộc để mang theo thuyền lớn). Mà ngƣời Nam Đảo thì sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển và săn bắt hải sản. Vì thế, chắc ngôi nhà rông của ngƣời Ê - đê là ẩn dụ về chiếc thuyền biển - về mặt văn hoá chắc chắn nó gợi nhớ đƣợc cội nguồn của họ. Môi trƣờng không chỉ tác động đến cuộc sống vật chất của con ngƣời mà nó còn tác động đến tâm trí, tƣ tƣởng và đời sống tinh thần của con ngƣời.

Từ những tổng hợp ở trên thì rõ ràng con ngƣời ở bất cứ nơi đâu, xã hội nào cũng đều có đặc điểm riêng biệt mà khi nhắc tới Quan họ ngƣời ta không thể không quan tâm tới bản sắc văn hóa Kinh Bắc, đặc biệt là văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ (Trang 32)