Giải pháp về văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Văn hóa làng - xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên) (Trang 87)

Trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa, con người, thì sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đã, đang và sẽ tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội. Quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế với sự du nhập của những văn hóa phẩm độc hại đang len lỏi, tác động vào đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, làm suy giảm phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam yêu nước nói chung và con người Hưng Yên nói riêng, yêu chủ nghĩa xã hội. Sự chống phá của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong đang hằng ngày, hằng giờ tác động làm xói mòn những giá trị, những quan hệ văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp trong xã hội.

Đầu tiên cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được đặt ra trong nền kinh tế thị trường. Thực hiện “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”. Tổ chức, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2014 - 2015. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Triển khai đồng bộ các giải pháp để dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và phẩm chất, năng lực của học sinh. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, không dạy thêm học thêm sai quy định; ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường; chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên; quán

triệt từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục-đào tạo, tạo chuyển biến từng bước vững chắc về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo ở các cấp học, bậc học, cả công lập và ngoài công lập.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các bậc học, nhất là giáo dục phổ thông nhằm nâng cao trình độ dân trí, trí thức hoá đội ngũ cán bộ cơ sở ở nông thôn. Song trước hết là đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tay nghề cho nông dân để họ tự mình sản xuất, kinh doanh trên chính quê hương Hưng Yên. Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá - xã hội ở nông thôn văn mình, hiện đại. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức trọng nông dân về chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới mang lại lợi ích thiết thân cho người dân sống ở nông thôn. Từ đó lôi cuốn họ tham gia tích cực với vai trò là chủ thể chân chính của quá trình này. Triển khai có hiệu quả về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học -công nghệ, nâng cao trình độ nghiên cứu và năng lực sáng tạo khoa học - công nghệ, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ cao. Tạo môi trường thuận lợi phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức.

Hai là, tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện, khu y tế kỹ thuật cao; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo chuyển biến căn bản việc giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện; tăng cường công tác y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh, kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm. chủ động phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, nhất là các dịch bệnh tay chân miệng, dịch sởi, dịch bệnh mùa hè. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục còn lại của Bệnh viện Đa khoa Phố Nối, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Mắt. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh thuốc tư nhân; kiểm soát chặt chẽ việc cấp Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược theo quy định. Đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện tốt công tác

y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo sự chuyển biến tốt hơn về chất lượng khám, chữa bệnh và thái độ phục vụ của đội ngũ thầy thuốc đối với người bệnh; tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở y dược tư nhân; chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho các trạm y tế xã.

Ba là, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện thích hợp để con người mở rộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán, từ đó hình thành các chuẩn mực văn hoá, đạo đức mới theo tiêu chí thị trường như: chữ tín trong chất lượng, chữ tín trong giao dịch… Đây cũng là một hướng tốt đẹp bù đắp những thiếu hụt trong hệ giá trị của con người Việt Nam. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch. Tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. Tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hoàn thành Dự án xây dựng Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Bảo tàng tỉnh. Tham gia các Chương trình Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII đạt mục tiêu đề ra.

Nâng cao chất lượng các làng, khu phố văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh; giảm hủ tục lạc hậu, lãng phí trong việc cưới, việc tang và trong lễ hội. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, chú trọng thể thao thành tích cao, hướng vào các môn có phong trào và lợi thế (như bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, võ cổ truyền, điền kinh...). Phát triển văn hóa theo hướng tiên tiến, nhân văn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của thành phố; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục - thể thao, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng; tập trung đầu tư có trọng điểm một số môn thể thao thành tích cao và ưu thế của thành phố. Triển khai có hiệu quả các chính sách, quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp xã hội. Ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chính sách và biện pháp bảo đảm an sinh xã hội.

Do đó, việc đặt tên của Nghị quyết “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam…”[79] đã thể hiện sự phát triển mới về tư duy của Đảng ta khi khẳng định: Một mặt, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người đều phải được đặt ra, không chỉ có xây dựng, mà còn phải có phát triển, phát triển trên cơ sở đã xây dựng; ngược lại, không chỉ có phát triển, mà còn phải có cả xây dựng mới. Có nội dung phải bắt đầu xây dựng mới do yêu cầu mới của thực tiễn, mà trước đây chưa xây dựng được, có nội dung trước đây đã xây dựng nhưng trước sự đòi hỏi mới của thực tiễn phải có sự bổ sung, phát triển, hoàn thiện hơn.

Mặt khác, xây dựng và phát triển văn hóa phải gắn chặt với vấn đề xây dựng và phát triển con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Xây dựng và thiết lập hệ thống chuẩn mực và những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội mới phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết đã nhấn mạnh quan điểm phát triển con người, gắn phát triển văn hóa với sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa thì trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Ở đây xây dựng, phát triển văn hóa và con người luôn gắn kết chặt chẽ, tác động lẫn nhau, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau nhằm đạt tới mục tiêu chung là văn hóa và con người đều được xây dựng, phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, khi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra trong điều kiện mới, cùng với những thời cơ, thuận lợi, là những khó khăn, thách thức mới, cho nên hơn lúc nào hết, vấn đề phát triển bền vững đất nước được đặt ra với yêu cầu cao hơn. Chỉ có phát triển bền vững mới bảo đảm cho dân tộc ta, đất nước ta giữ được độc lập, tự chủ, không bị lệ thuộc vào nước ngoài, mới bảo đảm cho chúng ta đứng vững và tiếp tục phát triển. Vì vậy, không thể thiếu vai trò của văn hóa, của con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực tinh thần to lớn của sự phát triển bền vững.

Nói tóm lại, làm được những vấn đề trên đây, Hưng Yên sẽ ngày một hoàn thiện. Văn hóa làng- xã càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống và hoạt động của xã hội và của con người thì khả năng trở thành là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội Hưng Yên càng trở nên thiết thực và

vững bền. Và, trong thời gian tới, con người Hưng Yên chắc chắn sẽ nỗ lực phấn đấu không ngừng để văn hóa làng xã thực sự phù hợp với sự biến đổi của kinh tế thị trường; điều đó sẽ góp phần không nhỏ với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

Văn hóa làng - xã Việt Nam vốn là cái nôi bảo tồn, lưu truyền văn hóa dân tộc; là nơi ẩn chứa sức mạnh truyền thống, tinh thần nhân bản, sắc thái địa phương. Xây dựng và phát triển xã hội Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng trên những giá trị tích cực của văn hóa làng- xã là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.

Sự biến đổi của văn hóa làng- xã từ xưa đến nay vô cùng phong phú và đa dạng.Vì vậy ngày nay xây dựng, phát triển văn hóa làng - xã của xã hội Việt Nam cũng không thể có một khuôn mẫu thống nhất. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi làng mà có những quy ước, hương ước văn hóa mới, những phương cách, những mô hình xây dựng phù hợp; hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Nghìn đời xây dựng, cha ông ta sống với văn hóa làng- xã, lấy đó làm điểm tựa, niềm tin để trụ vững và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, xây dựng văn hóa làng- xã trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay; tiếp thu văn hóa hiện đại, tiên tiến thế giới, đồng thời bảo tồn phát huy tinh hoa văn hóa cổ truyền dân tộc, xây dựng ở nước ta một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống và hoạt động của xã hội và của con người thì khả năng trở thành là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên thiết thực và vững bền.

Như vậy, sự biến đổi của văn hóa làng- xã trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay là nét đặc trưng của người Việt Nam nói chung và của người Hưng Yên nói riêng, là kết quả của một chế độ xã hội riêng của Việt Nam, một chế độ thống nhất trên cả nước, nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt của con người trong khung cảnh làng- xã ở nông thôn. Do đó, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho sự biến đổi của văn hóa làng – xã phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, đặc biệt là sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, cũng đặt ra yêu cầu phải thường xuyên quan tâm tới vấn đề văn hóa làng - xã, di sản văn hóa làng- xã chính là gốc rễ của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb.Văn học, Hà Nội. 2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên - 2002) Giá trị

truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

3. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2 tập.

5. Đỗ Huy – Chu Khắc (2005), Nhân cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Vũ Khiêu (chủ biên) (2000), Văn hóa Việt Nam – xã hội và con người, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Phan Ngọc (1999), Bản sắc văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb. Văn hóa – thông tin, Hà Nội.

8. Lưu Minh Văn (2008), Bài giảng triết học văn hóa, ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN

9. Ban Nông nghiệp Trung ương (1991), Kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay, tập 3, Nxb. Tư tưởng văn hóa, Hà Nội.

10. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Vũ Văn Biên (1999), Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương, Trung tâm

UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và Sở Văn hóa thông tin thể thao tỉnh Phú Thọ xuất bản, Hà Nội.

12. Trần Văn Bính (chủ biên - 1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Trần Văn Bính (chủ biên - 2000), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. C. Mác - Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. C. Mác - Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Cù Huy Cận (chủ biên – 1995), Đinh Gia Khánh, Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nộ

17. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Viện Văn hoá. Hà Nội.

18. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề về kinh tế- xã hội- văn hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội

21. Bùi Xuân Đính (1993), “Lệ làng và sự phát triển kinh tế hàng hóa”, Xã hội học

22. Bùi Xuân Đính (1995), Lệ làng và phép nước, Nxb. Pháp lý, Hà Nội.

23. Trần Văn Giàu (1996), Các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng - xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)