văn minh nhân loại nói chung. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, quá trình phân công lao động xã hội và đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Kinh tế thị trường là động lực mạnh mẽ thúc đẩy toàn xã hội phát triển.
2.1.2. Thực trạng văn hóa làng- xã ở Hưng Yên trong điều kiện kinh tế thị trường thị trường
2.1.2.1. Ưu điểm
Thường xuyên phải đối mặt với sự thử thách của thiên nhiên, có lẽ cuộc sống nông nghiệp lúa nước với sự tụ cư xóm làng “tắt lửa tối đèn có nhau”, đã tạo nên tính cộng đồng cố kết bền vững trong nếp sống của người Hưng Yên. Đặc biệt, một trong những đặc trưng nổi trội của người Hưng Yên, là luôn có ý thức hướng về cội nguồn.
Là một tỉnh đồng bằng gắn liền với nền văn minh lúa nước, Hưng Yên có nhiều lễ hội phản ảnh khá rõ nét con người, truyền thống, phong tục mà thông qua đó bày tỏ lời cảm ơn của mình đối với trời đất, thần nước và cầu mong có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cảm ơn những người có công đức, tưởng nhớ tới các vị anh hùng. Nét độc đáo của nhiều lễ hội truyền thống ở Hưng Yên là các lễ rước thường gắn liền với sông Hồng như lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch, Đền Đa Hòa...
Nơi đây cũng hội tụ nhiều làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề Đại Đồng - làng nghề đúc đồng thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm; nghề chạm bạc Phù Ủng thuộc làng Phù Ủng, huyện Ân Thi; các làng nghề mây tre đan huyện Tiên Lữ; nghề dệt thảm thêu ren huyện Phù Cừ, Kim Động; làng hương xạ ở Cao Thôn xã Bảo Khê; Nội Lễ - Nội Thuyền ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ; gốm sứ Xuân Quan; may da công nghiệp ở Ngọc Loan, Cự Dũng, Tứ Trung, Văn Lâm
Mặt khác, nền kinh tế thị trường đã có tác động mạnh mẽ tới văn hóa làng - xã tỉnh Hưng Yên . Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ , Hưng Yên có cơ hội đón nhận và tận dụng những cơ hội phát triển của vùng . Nhất là trong tương lai gần, khi kết cấu ha ̣ tầng như hê ̣ thống đường bô ̣, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng sông đươ ̣c đầu tư xây dựng . Phát huy thế mạnh trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hưng Yên luôn coi trọng phát triển nông nghiệp với những vùng
chuyên canh lúa cao sản và lúa chất lượng cao. Vùng chuyên canh cây đặc sản, đặc trưng như: nhãn lồng ở thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, Phù Cừ, Khoái Châu… cùng những trang trại chăn nuôi lợn, bò thịt, bò sữa, thả cá, nuôi ong lấy mật. Những vườn trại, những cánh đồng chuyên canh trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh ở huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ cho giá trị từ 150 triệu đồng đến 300 triệu đồng/ha canh tác.
Bên ca ̣nh đó , là tỉnh có lợi thế phát triển nông nghiệp , lại có vị trí gần các trung tâm công nghiê ̣p , Hưng Yên có cơ hô ̣i chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế , đă ̣c biê ̣t là cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống và chế biến của các thành phố và khu công nghiê ̣p. Sáu tháng đầu năm 2014, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tình hình chính trị trên thế giới, khu vực có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt từ đầu tháng 5 năm 2014 tới nay, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế, tác động lớn đối với đất nước. Trong tỉnh, sức mua trên thị trường thấp, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chưa được cải thiện; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp... Song với sự tập trung quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, điều đó thể hiện tính tự chủ của họ. Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường phát triển đầy đủ làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, …Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường hiện đại có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá và các chính sách kinh tế. Ở Hưng Yên, các chỉ tiêu cơ bản đạt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 7,06% (KH cả năm 7,2-7,5%); chỉ số sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 7,35%; giá trị sản xuất
nông nghiệp - thủy sản tăng 0,94%; thương mại - dịch vụ tăng 10,23%; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9.853 tỷ đồng, tăng 10,19%; kim ngạch xuất khẩu 988 triệu USD, tăng 31,77%. Thu ngân sách 3.590,4 tỷ đồng, đạt 56% KH tăng 27% so với cùng kỳ; trong đó: Thu nội địa 2.540 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.050 tỷ đồng. Chi ngân sách địa phương 2.702 tỷ đồng, đạt 49,3% KH năm, đảm bảo đúng chế độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong kinh tế thị trường, các quan hệ hàng hoá, tiền tệ phát triển mở rộng, bao quát trên mọi lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng, ảnh hưởng đến mọi mặt của văn hóa làng- xã Hưng Yên. Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quan trong những điều kiện lịch sử nhất định, kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên. Cụ thể ở Hưng Yên, tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông xuân 60.744 ha; trong đó diện tích lúa 39.534 ha, lúa chất lượng cao chiếm 54,3%, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, năng suất lúa bình quân 66,49 tạ/ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 5,96%; đàn trâu tăng 10,11%; đàn bò tăng 4,8%; đàn gia cầm tăng 0,5%. Chủ động xây dựng phương án phòng, chống lụt, bão, úng. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới đạt 4.837 tỷ đồng, có 38 xã đạt từ 13 đến 17 tiêu chí. Giải tỏa 106 vụ vi phạm các công trình thủy lợi. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, thu hút thêm 38 dự án đầu tư mới. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng được tăng cường. Thương mại - dịch vụ phát triển, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 3,77% so với cùng kỳ. Đẩy mạnh thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp được 19 xã, bình quân 40% số hộ còn 1 thửa. Xử lý đất dôi dư được 57 tỷ đồng. Hoàn thành xử lý 2 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nhiều điểm vi phạm. Việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ được đẩy mạnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn; tăng cường kiểm tra, xử lý xe quá tải, quá khổ.
Thật vậy, sự phát triển của văn hóa làng xã trong thời gian qua đã cho thấy: giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin giữa làng với bên ngoài được mở rộng không
làm mất đi bản sắc của văn hóa làng- xã mà ngược lại, càng làm cho bản sắc đó được khẳng định và phát triển. Bởi vì, khi tham gia vào quá trình giao lưu văn hóa trao đổi thông tin, những người dân làng sẽ thấy rõ hơn các giá trị văn hóa làng mình bên cạnh các giá trị văn hóa của các làng khác. Đó là cơ sở để tạo nên lòng tự hào đối với văn hóa làng xã mình, và mỗi người có ý thức bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo nó. Do vậy, mở rộng giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin trong giai đoạn mới không làm suy giảm tâm lý cộng đồng mà ngược lại, góp phần củng cố tâm lý cộng đồng làng, biến đổi nó theo hướng mở và hòa nhập hơn với xung quanh. Đó chính là điều kiện để tạo ra sự đa dạng, phong phú của bản sắc văn hóa làng - xã trong môi trường xã hội hiện nay.
Với cộng đồng làng - xã Hưng Yên, tính tự lập và tự quản thể hiện rất rõ.
Mối quan hệ vừa gia trưởng vừa dân chủ (dân chủ làng - xã) giữa các cá nhân thể hiện trong sự đang xen với các quan hệ huyết thống và vị trí của người bản quán và người ngụ cư. Nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên đối với làng cũng được căn cứ vào những quan hệ phức tạp này mà triển khai thực hiện.
Mỗi làng thường có đình, miếu, có làng về sau còn có chợ. Những thiết chế nhà không đơn giản chỉ là nơi duy trì hoạt động bình thường của làng, mà còn là sự hiện diện, sự vật chất hóa đời sống tinh thần, đạo đức và tính cộng đồng ... của các thành viên trong làng.
Làng - xã Hưng Yên, có thể nói là cộng đồng văn hóa rất riêng, nhưng cũng rất chung trong khuôn khổ của lề thói theo phương thức sản xuất châu Á. Cái riêng của từng làng thì thể hiện tương đối rõ ở từng tập tục riêng, lễ hội riêng, cách thức ứng xử riêng ....Nhưng từng cái riêng ấy lại đều có một “mẫu số chung” làm nên khuôn thước văn hóa làng xã. Khuôn thước văn hóa làng- xã, dù hiện diện một cách mờ nhạt hay rõ rệt thì cũng đều là hành trang cho sự tiến bộ của con người Việt Nam hiện đại nói chung và người Hưng Yên nói riêng.
Dù có biến đổi thế nào, thì với những gì được thể hiện trong nền kinh tế thị trường trên đây, văn hóa làng- xã Hưng Yên nói chung vẫn giữ được cho mình những hằng số văn hóa. Đó là sinh hoạt văn hóa mang đậm nét dấu ấn, phong vị văn hóa văn minh nông nghiệp trồng lúa nước với cơ cấu tổ chức xã hội thôn làng
tương đối khép kín, nay có điều kiện để trở thành một pháo đài, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; là sự bền vững phong phú, đa dạng của các hoạt động văn hóa dân gian thôn làng kết hợp với sự gia tăng ngày càng nhiều hình thức sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa hiện đại, tạo điều kiện cho người dân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nhiều hơn, cao hơn; là dân trí ngày càng được nâng cao bởi sự phát triển kinh tế hộ, kinh tế làng, khiến mức sống của người dân tăng lên khá ổn định, tạo điều kiện gia tăng khả năng học tập, dịch chuyển, giao tiếp dưới nhiều hình thức; là ý chí vươn lên của người nông dân trong tất cả các lĩnh vực học tập vốn có truyền thống từ xưa (với lệ khuyến học); là rất nhiều nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử, thực hành văn hóa của người nông dân…
Với hành trang văn hóa ấy người nông dân đang tự nâng mình để xây dựng nông thôn mới trong nền kinh tế thị trường, ngày càng giàu đẹp, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại, có mặt bằng dân trí và văn hóa cao. Nhìn chung, năm 2013 Hưng Yên thu hút thêm được 84 dự án mới có tổng số vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng và gần 130 triệu USD. Hưng Yên được Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đánh giá là 1 trong 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2013 trung bình mỗi xã ở Hưng Yên đạt thêm 2,5 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bình quân toàn tỉnh đã đạt 9,3 tiêu chí/xã. Nét nổi bật trong năm 2013 là UBND tỉnh Hưng Yên đã trích ngân sách 60 tỷ đồng mua xi măng hỗ trợ các xã làm đường giao thông nông thôn.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa làng- xã đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức không nhỏ. Sự biến động về quy luật phát triển và thực trạng biểu hiện của kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn vẫn đang diễn ra một cách nhanh chóng và chắc chắn sẽ có những thay đổi.
Về mặt kinh tế, do tính chất tự lập, tự quản mà làng là một đơn vị quản lý rất có quyền lực (đương nhiên, quyền lực này dẫu lớn cũng không vượt ra khỏi trình độ chật hẹp của một nền sản xuất khép kín và có phần tự cấp, tự túc). Trong lịch sử,
làng xã Hưng Yên thường có công quỹ riêng, có công điền, công thổ riêng. Và nhiều làng còn có nghề riêng gắn liền với các tổ chức phường hội, có bí mật nhà nghề truyền từ đời này đến đời khác. Chẳng hạn như nghề làm tương Bần, hàng trăm năm nay, người dân làng Bần (huyện Mỹ Hào) vẫn làm tương như một nghề tay trái, tranh thủ lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập. Từ khi đất nông nghiệp phải nhường cho các khu công nghiệp phát triển, Quốc lộ 5 mở rộng, làng Bần lên phố và thị trấn Bần nằm ngay sát quốc lộ là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương. Nhiều gia đình chuyển từ làm nông nghiệp sang kinh doanh; một số gia đình mở rộng nghề làm tương truyền thống. Trong số 20 gia đình hội viên Hiệp hội Tương Bần tỉnh Hưng Yên, chỉ có 5-6 nhà làm tương với quy mô lớn. Dù tương Bần chỉ bán chạy từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, nhưng các hộ làm tương ở thị trấn Bần quanh năm không hết việc. Tương Bần không chỉ bán ở thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... mà đã có mặt ở các nước Nga, Hàn Quốc… Mỗi ngày một cơ sở sản xuất lớn cho ra lò từ 10-15 chum (dung tích 1.000 lít/chum), mỗi năm thu lãi từ 300- 500 triệu đồng.
Qua 18 năm sau tái lập, từ một tỉnh thuần nông với cơ sở vật chất nghèo nàn, tỉnh Hưng Yên vươn lên đứng trong nhóm 15 tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp lớn trên toàn quốc. Thu ngân sách nhà nước tỉnh vượt mức 4 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn cao hơn mức bình quân chung của cả nước… Những thành tựu nổi bật này có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh, lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế.
Trong quá trình mở rộng giao thương, trao đổi hàng hóa - dịch vụ, giao lưu văn hóa cũng được mở rộng. Bởi vì, khi mang hàng hóa và dịch vụ vào làng và ra khỏi làng, người ta thường mang theo lối sống, cách nghĩ và các giá trị văn hóa tinh thần kết tinh trên các hàng hóa và dịch vụ đó. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cả hệ thống chính trị và nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực. Trong năm các địa phương đã huy động hơn 10.538 tỷ đồng từ nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới, tăng gần gấp đôi năm 2012; trong đó nhân dân đóng góp 262 tỷ đồng; toàn tỉnh thực hiện đạt thêm 402 tiêu chí các loại.
Đến nay, trong tổng số 145 xã có 2 xã đạt 15 đến 17 tiêu chí, 43 xã đạt 10 đến 14 tiêu chí và 100 xã đạt 5 đến 9 tiêu chí nông thôn mới. Diện mạo nông thôn trong