Chủ nghĩa tập thể và biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Văn hóa làng - xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên) (Trang 40)

Lịch sử đã chứng minh ưu điểm của chủ nghĩa tập thể là dễ quy tụ được một tập thể đoàn kết, gắn bó để đạt được mục tiêu chung.Chủ nghĩa tập thể là một trong những bản tính nguyên thủy của con người. Con người từ thời “ăn lông ở lỗ” đã sống thành một cộng đồng, tập thể từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt các kĩ năng sinh tồn, kích thích cho quá trình tiến hóa. Cũng từ đó mà dần dần hình thành các mô hình xã hội từ dạng sơ khai cho đến phức tạp và phát triển cao như ngày nay.Cũng nhờ chủ nghĩa tập thể mà dân tộc Việt Nam dễ tập hợp thành một tập thể đại đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước từ thời kỳ các vua Hùng cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Mặt trái của chủ nghĩa tập thể là nếu được quan niệm lệch lạc, không xác định được vai trò của yếu tố cá nhân và tập thể thì sẽ bị ngả sang lằn ranh phía bên kia, phía của những tác hại. Một cộng đồng quá coi trọng tính tập thể thì yếu tố cá nhân bị lu mờ, vai trò và lợi ích của cá nhân bị gạt bỏ để phục vụ tập thể. Đây chính là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới kinh tê thị trường. Những cá nhân nhợt nhạt xếp thành hàng đều nhau giống như một khu rừng chỉ có riêng một loại cây, cây nào cũng có kích thước và chiều cao như nhau thì không phải là một khu rừng có hệ sinh thái và các sinh vật phong phú, tất sẽ chết yểu.

Điểm dễ thấy ở người Việt là tâm lý dựa dẫm ỷ lại vào tập thể, cá nhân không dám nhận trách nhiệm: “Cha chung không ai khóc”, “Đắm đò chết chung”, “Có lụt thì lút cả làng”. Một khi sống dựa vào tập thể thì ý thức cá nhân bị mờ đi, có xấu thì cả làng đều xấu. Từ tâm lý dựa dẫm ỷ lại vào tập thể mà nảy ra tư tưởng cào bằng, nó dìm con người trong cái ao tù “trung bình chủ nghĩa” không tạo điều kiện cho những sáng tạo cá nhân bứt phá. Điều này góp phần lý giải tại sao qua hàng mấy ngàn năm lịch sử chúng ta không có những bác học lỗi lạc về khoa học kỹ thuật-công nghệ, một lĩnh vực đòi hỏi những tư tưởng mang tính cá nhân đột phá, lóe sáng.

Cuộc đời người nông dân gắn chặt với lũy tre làng, với mảnh ruộng, với ngôi nhà thân thuộc. Có người cả đời không bước ra khỏi cái làng của mình. Với nghề làm ruộng thì gần như độc canh cây lúa, mà cây lúa lại có “tính cách” quen với một vùng đất thích hợp “Khoai đất lạ, mạ đất quen” nên người nông dân lại càng ngại đi xa để làm ăn mở mang tầm nhìn mà chỉ muốn “an cư lạc nghiệp”. Từ đó nảy ra tâm lý cầu an là điều dễ hiểu. Tâm lý cầu an không phải là xấu. Làm ruộng là một nghề rất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên người nông dân trông mong vào trời vào đất, trông mong vào sự thái bình của thiên hạ, trông mong vào chính mình có sức khỏe tốt. Điều này chứng tỏ người Việt ưa cuộc sống thanh bình, tĩnh lặng, ngại sự thay đổi. Nếu người phương Tây sống trong xã hội công nghiệp một năm có thể thay đổi chỗ ở đến vài lần, thu nhập phần lớn dành cho việc du lịch nghỉ ngơi thì ngược lại, người tiểu nông sống trong xã hội văn minh nông nghiệp cả đời có khi chỉ sống một nơi, một chốn, thu nhập có thừa thì ki bo chắt bóp để dành tiết kiệm phòng lúc mùa màng thất bát hay lúc ốm đau, là người già thì dành việc “hậu sự”…

Điều này đối lập với kinh tế thị trường năng động, linh hoạt lợi ích cá nhân, mà trước hết là lợi ích tập thể.

Bản chất của cuộc sống là sự đa dạng. Sự đa dạng ko còn, tính sáng tạo cũng mất đi, keo theo cả động lực phát triển. Một ví dụ tiêu biểu cho quan niệm sai lầm về tính tập thể là xã hội Việt Nam thời kỳ bao cấp. Thời kỳ mà Nhà nước được xây dựng dựa trên các triết lý đi ngược với một trong số những bản năng căn bản của con người đó là ý muốn sở hữu. Cá nhân ko có quyền sở hữu bất cứ thứ gì, dù là do công sức và năng lực của họ làm ra, quyền sở hữu thuộc về tập thể. Không ai muốn cống hiến cho một xã hội mà người làm ít hưởng quyền lợi bằng người làm nhiều, người kém năng lực hưởng ngang với người tài năng hơn, người lười bằng với người chăm, kẻ vô trách nhiệm bằng với người có tâm huyết. Kết quả được hình thành là một xã hội ỳ ạch, trong đó những cá nhân vô trách nhiệm, lười biếng, bấu víu, níu kéo nhau, đùn đẩy nhau và nương tựa, lẩn trốn vào phía sau một tập thể mơ hồ và họ tự níu chân mình trên con đường tiến bộ. Xét cho cùng cái tập thể được quan niệm sai lầm đã níu chân con người.

Cuối cùng, một cộng đồng được được tập hợp dựa trên triết lý tôn trọng tự do vốn là nền móng của tính đa dạng, một cộng đồng mà không cá thể cao lớn nào bị ấn đầu xuống để cho bằng với những cá thể thấp bé khác sẽ là môi trường lý tưởng để cho mỗi cá thể nội trội được phát huy hết khả năng, để cho cộng đồng đó được hưởng những thành quả tạo ra từ những cá thể đó, để nâng chiều cao trung bình của cả cộng đồng.

Văn hóa làng- xã Việt Nam qua hàng ngàn năm phát triển với các bản sắc có giá trị thực sự là một nền văn hóa của nhân dân và trở thành bộ phận ổn định nhất của văn hóa dân tộc.

Văn hóa làng- xã là một trong những tiêu chí hàng đầu để xác định và phân biệt diện mạo của làng này với làng khác. Người sáng tạo ra những giá trị văn hóa của làng xã chính là những thành viên của làng. Họ chính là những người vừa tham gia sáng tạo, vừa tổ chức thực hiện và cùng đồng thời là người chiêm ngưỡng, hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính bản than mình gây dựng nên. Chính vì vậy, tính nhân dân của văn hóa làng càng được tô đậm ở tính chất cộng đồng, tính tập thể của nó. Làng- xã là chủ thể của văn hóa và thong qua văn hóa làng chúng ta có thể khám phá ra diện mạo văn hóa chung của cả làng. Đây cũng chính là điều khá lý thú để phân biệt làng này với làng khác nhằm khẳng định “cái ta” của làng mình. Sự khẳng định và phân biệt này chưa phải đạt tới một trình độ khác về chất. Song, thong qua những biểu hiện dù nhỏ vẫn có thể thấy rõ người nông dân đã có ý thức trong sự khẳng định và phân biệt.

Tổng thể những giá trị của văn hóa làng xã được biểu hiện qua hàng loạt các nhân tố vừa biểu hiện vừa trầm tích, vừa dễ bắt gặp vừa ẩn chứa trong mình chúng sự khúc xạ phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, chúng ta có thể có nhiều cách tiếp cận để phác họa được cấu trúc của văn hóa làng- xã. Thành tố đầu tiên, nổi bật nhất cần để cập đến trong văn hóa làng- xã chính là thái độ nghiêm túc, cầu tiến trong việc tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho con cháu trong làng xã. Sự ra đời những lớp học, trường học do làng đứng ra thành lập và do một người có học vấn- hoặc là thành viên của làng hoặc được mời từ nơi khác đến để dạy bảo cho con cháu trong rất nhiều làng để cho chúng biết làm người, biết ăn ở có nghĩa, có tình, có nhân, có đức đã in đậm

tính nhân bản trong văn hóa làng- xã. Trình độ học vấn của làng này so với làng khác được thể hiện qua số người đi học và đỗ đạt, trở thành ông nghè, ông cống và những lễ đón họ vinh quy như những ngày hội tưng bừng náo nhiệt của cả làng. Đây là một nội dung in đậm bản sắc văn hóa của làng- xã Việt.

Bên cạnh đó, làm nông nghiệp với trình độ thô sơ như thời trước thì cần có nhiều nhân lực. Gia tộc gồm nhiều người ở các thế hệ khác nhau trong một, nhiều nhà, do đó có vai trò quan trọng hơn là gia đình hạt nhân. Các cụ trước đây, và cả đến ngày nay, rất tự hào vì con đàn cháu đống, nhất là có đến bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà (tứ đại đồng đường). Điều này phản án hai sở nguyện lớn; ngoài việc có nhiều nhân lực để làm ruộng, còn có nguyện làm cho con cháu kế tục nền nếp gia phong, khẳng định và làm rạng danh tông tộc đến muôn đời. Dân gian có câu:

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” “Con hơn cha là nhà có phúc”

Đó là người ông, người bố muốn con cháu mình không chỉ là bản sao chân thực của chính mình mà còn muốn nó không ngừng tiến bộ để làm rạng danh cho tông tộc và để đời nối dõi tông đường. Quan hệ gia tộc là quan hệ hàng dọc, tạo ra tính tôn ti nghiêm ngặt, khép kín. Dù về sau, khi đại gia đình vỡ ra thành những gia đình hạt nhân thì ý thức gia tộc vẫn có một tác động quan trọng trong nếp ứng xử của con người vốn song với đồng ruộng. Nhà thờ họ, giỗ học là những nơi, những lúc các thành viên trong gia tộc có dịp suy ngẫm sâu sắc về bản than mình, tưởng nhớ đến công ơn, lời dạy của các bậc tiên tổ để giữ gìn, kế tục và phát triển gia phong.

Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông Cửu Long...và dọc theo duyên hải. Chính vì vậy, người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. “Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam”[73]. Ở Việt Nam, người nông dân sống

phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Họ sống cố định một chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn của mình được bao bọc bởi luỹ trẻ làng bảo vệ. Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa... Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hoà thuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó. Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người nông dân dễ trở nên rụt rè, thụ động. Người Việt đã tích luỹ được những kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất. Đó là hệ thống tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm chủ quan, cảm tính [74]. Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam. Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó là một lối tư duy lưỡng hợp, một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng - xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)