Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tạ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN.PDF (Trang 51)

gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, bên cạnh những kết quả đạt được Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín còn tồn tại những hạn chế như sau:

2.2.3.1 Kết quả đạt đƣợc

Tình hình kinh tế qua các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý hoạt động huy động vốn và giám sát chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín cũng tiếp tục được cải thiện vinh dự được bầu chọn đạt thứ hạng 30 trong TOP 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2010, là 1 trong 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011 theo công bố của Vietnam Report và

Báo VietNamNet; cúp “Doanh nghiệp vì cộng đồng” do Bộ Công thương trao tặng.

Phát triển hoạt động huy động vốn, tạo niềm tin khách hàng mở đường cho sự phát triển ổn định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín.

2.2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

Sản phẩm của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chưa có đặc điểm vượt trội, chưa linh hoạt, mức độ phát triển sản phẩm mới còn chậm, chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, có mức lãi suất thấp, sức thu hút của sản phẩm đối với khách hàng còn hạn chế.

Việc marketing kém hiệu quả, công tác hỗ trợ huy động vốn và việc phối hợp giữa các phòng ban còn yếu. Hoạt động nghiên cứu thị trường và sử dụng công cụ marketing chưa đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động kinh doanh.

Việc quảng cáo sản phẩm còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ trong việc quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông.

Nguồn nhân lực chưa được đào tạo chuyên sâu, đặc biệt là trong nghiên cứu thị trường, đầu tư và quản lý nghiệp vụ. Chất lượng giao dịch chưa cao, đội ngũ giao dịch viên chưa được đào tạo kỹ về chuyên môn nghiệp vụ, cũng như kinh nghiệm về kỹ năng giao dịch với khách hàng.

Chế độ thăng tiến còn nhiều bất cập, chưa phát huy năng lực của nhân viên Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín.

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chưa được phát triển rộng khắp các tỉnh thành.

2.2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan:

Một là, môi trường pháp lý: trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có hệ thống luật điều chỉnh thì hoạt động kinh doanh mới an toàn, đồng thời

các NHTM tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp cũng là một hình thức tạo niềm tin đối với khách hàng của mình, có vậy xã hội mới đi vào trật tự, ký cương. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng phải tuân theo sự điều hành của các chính sách tiền tệ do Chính phủ và NHNN ban hành.

Hai là, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường: để thu hút được khách hàng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động , không quan tâm đến cung cầu về vốn làm cho thị trường diễn biến phức tạp gây khó khăn trong công tác huy động.

Ba là, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: ở nước ta hình thức này chưa phát triển, những tiện ích về dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhất là dịch vụ thẻ thanh toán còn xa lạ đối với tầng lớp dân cư. Vì vậy khi xã hội ngày càng phát triển sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của ngân hàng là hết sức cần thiết. cần tăng cường công tác tiếp thị nhằm giới thiệu những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân.

- Nguyên nhân chủ quan:

Các sản phẩm dịch vụ còn mang tính chất truyền thống, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chưa đặc biệt chú trọng đầu tư vào hình thức ngân hàng hiện đại.

Thủ tục gửi, rút tiền còn rườm rà, kém linh hoạt chưa có dịch vụ hỗ trợ khách hàng điền thông tin hay truy cập thông tin.

Vấn đề marketing Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chưa chú trọng mạnh, khách hàng ít thông tin về các sản phẩm của ngân hàng và chưa được hướng dẫn cụ thể về cách thức sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín.

Công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ, phương pháp tiếp thị chưa được đẩy mạnh. Công tác chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế, chưa ban hành chính sách đối với khách hàng tiền gửi, chưa quy định cụ thể về công tác chăm sóc khách hàng và hậu mãi, chăm sóc khách hàng nhân ngày lễ, sinh nhật … Các nhân viên giao dịch chưa

nhận thức được việc bán sản phẩm cho khách hàng là việc trọng tâm. Do vậy, công tác chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp, không tạo ấn tượng mạnh cho khách hàng.

Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong toàn hệ thống còn nhiều khó khăn. Việc thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động chưa được quan tâm triển khai. Huy động vốn qua máy ATM vẫn còn hạn chế, do phụ thuộc vào số lượng máy ATM hiện nay vẫn còn quá ít so nhu cầu thực tại.

Đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều. Mạng lưới chi nhánh cũng chưa phân bổ rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.

2.3 Phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu các nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

2.3.1 Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin

Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được chọn bằng phương pháp thuận tiện. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số so lấy mẫu.

Thời gian thực hiện khảo sát từ 01/03/2013 đến 31/07/2013.

Được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, bảng câu hỏi khảo sát đã được phát đến các khách hàng có tham gia hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín.

Cở mẫu: Theo Hair & ctg (1998), trong phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Mô hình đang nghiên cứu có 21 biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết tối thiểu là n = 21 x 5 = 105.

Thu thập thông tin: Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách hàng đã tham gia hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín.

Kích thước mẫu kế hoạch là 500 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín để phát bảng câu hỏi khảo sát. Số bảng câu hỏi được phát ra 500 bảng, thu về 450 bảng. Trong số 450 bảng câu hỏi thu về có 29 bảng không hợp lệ do bỏ trống nhiều câu trả lời.

Kết quả còn 421 bảng hợp lệ, được sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

2.3.2 Thống kê mô tả các biến

Bảng 2.8 Thống kê mô tả các biến quan sát

Thời gian sử dụng hoạt động huy động vốn Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % thực Tỷ lệ % tích lũy Giá trị Dưới 1 năm 9 2.1 2.1 2.1 Từ 1 đến dưới 5 năm 330 78.4 78.4 80.5 Từ 5 đến dưới 10 năm 70 16.6 16.6 97.1 Từ 10 năm trở lên 12 2.9 2.9 100.0 Tổng 421 97.2 100.0 Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % thực Tỷ lệ % tích lũy Giá trị Từ 18 đến 30 78 18.5 18.5 18.5 Từ 31 đến 40 285 67.7 67.7 86.2 Từ 41 đến 50 32 7.6 7.6 93.8 Từ 51 tuổi trở lên 26 6.2 6.2 100.0 Tổng 421 100.0 100.0 Trình độ văn hóa Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % thực Tỷ lệ % tích lũy Giá trị Dưới PTTH 3 0.7 0.7 0.7 PTTH 39 9.3 9.3 10.0

Cao đẳng, đại học 350 83.1 83.1 93.1 Trên đại học 29 6.9 6.9 100.0 Tổng 421 100.0 100.0 Thu nhập Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % thực Tỷ lệ % tích lũy Giá trị Dưới 2 triệu đồng 53 12.6 12.6 12.6 Từ 2 đến dưới 5 triệu 226 53.7 53.7 66.3 Từ 5 đến dưới 8 triệu 103 24.4 24.4 90.7 Trên 8 triệu đồng 39 9.3 9.3 100.0 Tổng 421 100.0 100.0

Thông tin về thời gian khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn:

Kết quả khảo sát thời gian tham gia hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín cho thấy có 9 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn dưới 1 năm chiếm tỷ lệ 2,1%, có 330 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn từ 1 năm đến dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 78,4%, có 70 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 16,6% và có 12 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ 2,9%. Trong đó, khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn từ 1 năm đến dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao.

Thông tin về độ tuổi khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn:

Kết quả khảo sát độ tuổi khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín cho thấy có 78 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 18,5%, có 285 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có độ tuổi từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 67,7%, có 32 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 7,6% và có 26 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có độ tuổi từ 51 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 6,2%. Trong đó, khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao.

Thông tin về trình độ văn hóa khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn:

Kết quả khảo sát trình độ văn hóa khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín cho thấy có 3 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có trình độ văn hóa dưới PTTH chiếm tỷ lệ 0,7%, có 39 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có trình độ văn hóa PTTH chiếm tỷ lệ 9,3%, có 350 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có trình độ văn hóa cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 83,1% và có 29 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có trình độ văn hóa trên đại học chiếm tỷ lệ 6,9%. Trong đó, khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có có trình độ văn hóa cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao.

Thông tin về thu nhập của khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn:

Kết quả khảo sát về thu nhập của khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín cho thấy có 53 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có thu nhập dưới 2 triệu đồng chiếm tỷ lệ 12,6%, có 226 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có thu nhập từ 2 đến dưới 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 53,7%, có 103 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có thu nhập từ 5 đến dưới 8 triệu đồng chiếm tỷ lệ 24,4% và có 39 khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có thu nhập trên 8 triệu đồng chiếm tỷ lệ 9,3%. Trong đó, khách hàng tham gia hoạt động huy động vốn có thu nhập từ 2 đến dưới 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao.

2.3.3 Phân tích độ tin cậy của các thang đo

Phân tích độ tin cậy của thang đo dựa vào hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,7 trở lên (Nunnally và Berstein, 1994).

2.3.4 Phân tích độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến việc tham gia hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín.

Bảng 2.9 Hệ số Cronbach Alpha của thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tham gia hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đại Tín.

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Cronchbach Alpha nếu loại biến

Chính sách của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín

CS_1 14.93 4.912 .418 .745 CS_2 14.89 4.801 .491 .717 CS_3 15.26 4.525 .610 .675 CS_4 15.13 4.471 .590 .681 CS_5 14.81 4.856 .488 .719 Cronchbach’s Alpha 0,752

Chất lượng dịch vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín

CL_1 30.02 18.754 .567 .826 CL_2 30.16 19.266 .505 .833 CL_3 30.38 18.422 .515 .834 CL_4 30.39 19.377 .537 .829 CL_5 29.83 19.818 .479 .835 CL_6 30.20 18.763 .660 .817 CL_7 30.52 18.498 .664 .816 CL_8 30.20 19.074 .501 .834 CL_9 30.22 18.785 .624 .821 Cronchbach’s Alpha 0,844

Uy tín của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín

UT_1 16.35 6.818 .422 .749 UT_2 16.57 6.117 .517 .718 UT_3 16.46 6.225 .528 .716 UT_4 16.83 5.144 .638 .670 UT_5 16.85 5.140 .555 .710 UT_6 16.35 6.818 .422 .749 Cronchbach’s Alpha 0,758 Lòng trung thành của khách hàng TT_1 3.73 .616 .672 . TT_2 3.61 .662 .672 . Cronchbach’s Alpha 0,804

Kết quả Cronbach Alpha của 4 thành phần, 21 biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín nhận thấy:

- Thành phần Chính sách huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có Cronchbach’s Alpha: 0,752 (> 0,7). Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều đạt tiêu chuẩn cho phép (> 0,4). Do đó, tất cả các biến quan sát của thành phần này đều được giữ lại trong thành phần Chính sách huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín và được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

- Thành phần Chất lượng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có Cronchbach’s Alpha: 0,844 (> 0,7). Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều đạt tiêu chuẩn cho phép (> 0,4). Do đó, tất cả các biến quan sát của thành phần này đều được giữ lại trong thành phần Chất lượng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín và được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

- Thành phần Uy tín của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có Cronchbach’s Alpha: 0,758 (> 0,7). Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều đạt tiêu chuẩn cho phép (> 0,4). Do đó, tất cả các biến quan sát của thành phần này đều được giữ lại trong thành phần Uy tín của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín và được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

- Thành phần Lòng trung thành của khách hàng có Cronchbach’s Alpha:

0,804 (> 0,7). Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều đạt tiêu chuẩn cho phép (> 0,4). Do đó, các biến quan sát của thành phần này đều được giữ lại trong thành phần Lòng trung thành của khách hàng và được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

2.3.5 Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, ta tiến hành phân tích khám phá nhân tố EFA cho 21 biến quan sát của 4 thành phần thang đo các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN.PDF (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)