Bài học kinh nghiệm về việc phát triển hoạt động huy động vốn Ngân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN.PDF (Trang 36)

Trong thời gian vừa qua nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, để tồn tại và phát triển Ngân hàng thương mại thế giới đã áp dụng nhiều giải pháp mang lại hiệu cao, từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Đặt mục tiêu huy động vốn làm nhiệm vụ hàng đầu là giải pháp được nhiều ngân hàng áp dụng trong chiến lược củng cố năng lực cạnh tranh của mình.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động các ngân hàng nước ngoài khá ổn định, thông qua các chính sách đúng đắn và phát triển với quy mô lớn hoạt động bán lẻ. Đa số các ngân hàng nước ngoài có chuyên gia dự báo trước xu hướng biến động của dòng tiền gửi vào, rút ra thì dễ dàng trong việc cho vay.

- Hiện đại hóa ngân hàng, mở rộng mạng lưới và phát triển các sản phẩm hỗ trợ cho công tác huy động vốn như phát triển các kênh phân phối mới, gia tăng tiện ích cho khách hàng qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.

- Nâng cao chất lượng công nghệ, công nghệ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Với số lượng khách hàng ngày càng nhiều và số lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng sẽ không phát triển lên được. Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân những nhà quản lý và nhân viên sẽ được giải phóng khỏi những công việc tỷ mỷ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích và tìm kiếm khách hàng.

- Liên doanh, liên kết với các ngân hàng lớn trong và ngoài nước đem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng vừa và nhỏ. Việc học hỏi kinh nghiệm các ngân hàng lớn đươc các ngân hàng vừa và nhỏ đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, các ngân hàng chú trọng đến sự phát triển nguồn nhân lực làm nền tảng cho sự phát triển ngân hàng mình.

- Phân cấp khách hàng: việc phân cấp khách hàng sẽ có các chính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Ngân hàng sẽ chú trọng tập trung và khai thác ở những dịch vụ chủ yếu để có được những

chương trình phù hợp cho từng khách hàng và tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu ban đầu có thể nhận thấy rằng hoạt động huy động vốn có vai trò, ý nghĩa và vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Đây là vấn đề mà các Ngân hàng thương mại cần nghiên cứu, kiểm soát một cách hợp lý và hiệu quả. Do đó cần phải nghiên cứu đánh giá hoạt động huy động vốn và phân tích nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại.

Như vậy chương 1 đã trình bày một cách khái quát về vấn đề huy động vốn và các vấn đề có liên quan đến công tác huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động không chỉ có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Từ những nhận định và tìm hiểu được nêu trong chương 1 sẽ tạo cơ sở về mặt lý luận trong quá trình nghiên cứu và phát triển đề tài trong chương 2 và chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MAI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN 2.1Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

2.1.1 Sơ lƣợc về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đại Tín thành lập vào năm 1989, qua các lần đổi tên như sau:

- Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến từ ngày 29/12/1993. - Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín từ ngày 17/09/2007.

Ngày 25/03/2013, theo quyết định số 1161/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP Đại Tín được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

Việc chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng TMCP nông thôn sang ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín với mục tiêu phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn thành mục tiêu đưa Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín trở thành một trong số các ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam.

Các hoạt động chủ yếu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín: - Hoạt động huy động vốn: nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam.

- Cấp tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống cán bộ nhân viên và dân cư.

- Bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu …

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: cung ứng phương tiện thanh toán bằng dịch vụ thanh toán séc, ủy nhiệm chi, thẻ ngân hàng … thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

- Hội đồng quản trị: gồm 7 thành viên, họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín. Hội đồng quản trị có vai trò xây dựng, định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành.

- Ban Tổng Giám đốc:

Tổ chức chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín theo đúng điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín.

Đề ra các chủ trương, chính sách, kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín

Quyết định các vấn đề tổ chức bộ máy hoạt động, nhân sự, tiền lương … và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

- 6 Khối tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín: bao gồm Khối kinh doanh, Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối kế toán tài chính, Khối vận hành, Khối hành chính nhân sự, Khối kiểm tra giám sát, Khối công nghệ truyền thông và Khối trung tâm dịch vụ.

Tham mưu, đưa ra các chủ trương chính sách để phát triển dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch và phục vụ khách hàng.

Đề xuất, cải tiến hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín thành ngân hàng hiện đại.

- Sở giao dịch, công ty trực thuộc, chi nhánh:

Thực hiện tất cả nghiêp vụ từ huy động vốn, cho vay đến các dịch vụ thanh toán … theo quy định.

Chịu sự quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được Ban Tổng Giám đốc giao.

Thực hiện tất cả nghiêp vụ từ huy động vốn, cho vay đến các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín.

Chịu sự quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao của cấp trên.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín từ năm 2010 đến năm 2012

Bảng 2.1 Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trƣởng (%) 11/10 12/11 Huy động vốn 5.902.899 14.104.018 18.972.907 139 35

Dư nợ cho vay 5.213.995 10.051.709 11.930.583 93 19

Lợi nhuận ròng 45.849 236.038 160.949 415 (32)

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín năm 2010, 2011, 2012.

Nhìn chung tình hình năm 2010 đến năm 2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín tăng trưởng không đều. Tình hình huy động vốn năm sau tăng hơn phần Đại Tín tăng trưởng không đều. Tình hình huy động vốn năm sau tăng hơn năm trước, nhưng năm 2011 tốc độ tăng trưởng cả ba chỉ tiêu huy động vốn (139%), dư nợ cho vay (93%) và lợi nhuận ròng (415%) rất cao so với năm 2010.

Vào năm 2011, sau ba năm Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới nên tình hình hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín rất khởi sắc. Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có nhiều bước tiến trong việc phát triển hoạt động huy động vốn của mình, lộ trình triển khai chính sách trong hoạt động huy động vốn đã được xác định. Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín nên duy trì kết quả trên và có hệ thống quản lý rủi ro để phát triển hoạt động huy động vốn được bền vững.

Năm 2012, tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có phần chựng lại, chỉ tiêu huy động vốn tăng 35%, chỉ tiêu dư nợ cho vay tăng

19% nhưng chỉ tiêu lợi nhuận ròng lại giảm 32% so với năm 2011. Điều này cho thấy hệ thống quản lý, giám sát rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín chưa chuyên sâu. Trust bank cần cải thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro của mình để hoạt động được hiệu quả hơn.

Hình 2.1 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín từ năm 2010 đến năm 2012

2.2.1 Kết quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín qua từ năm 2010 đến 2012

2.2.1.1 Cơ cấu huy động vốn - Cơ cấu huy động theo loại tiền

Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trƣởng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 11/10 12/11 Tổng HĐV 5.902.899 14.104.018 18.972.907 139 35 VND 5.862.942 99 13.942.104 99 18.791.132 99 138 35 Ngoại tệ (quy đổi đ) 75.957 1 161.914 1 181.775 1 113 12

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín năm 2010, 2011, 2012.

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín huy động vốn bằng tiền VND là chủ yếu, chiếm 99% trong tổng số huy động. Tổng số huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín qua các năm tăng nhưng tỷ trọng huy động vốn bằng VND và ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín không thay đổi. Điều này cho thấy vốn VND là nguồn vốn chủ đạo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, sử dụng vốn để đầu tư và cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín.

Điểm sáng trong phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có thể kể đến việc phát triển hoạt động huy động vốn bằng VND. Tuy nhiên, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín cần tăng tốc trong việc phát triển hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ để đa dạng hình thức huy động vốn cũng như nhu cầu cần ngoại tệ để phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín thành ngân hàng hiện đại.

Hình 2.2 Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

-

- Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng

Bảng 2.3 Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trƣởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 11/10 12/11 Tổng HĐV 5.902.899 14.104.018 18.972.907 139 35 Cá nhân 3.896.488 66 8.948.429 63 11.219.043 59 130 25 Tổ chức KT 2.006.411 34 5.155.589 37 7.753.864 41 157 50

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín năm 2010, 2011, 2012.

Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế thì có thể nhận thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm ưu thế hơn so với khách hàng là tổ chức kinh tế, chiếm 66% năm 2010 nhưng xu

hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2011 chiếm 63% và năm 2012 chỉ chiếm 59%.

Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân năm 2012 đạt 11.219.043 triệu đồng tăng 25% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động từ khách hàng tổ chức kinh tế năm 2012 đạt 7.753.864 triệu đồng tăng 50% so với năm 2011.

Nhìn chung, chênh lệch giữa tỷ trọng vốn huy động của khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế không nhiều, chỉ 18% vào năm 2012. Điều đó cho thấy khách hàng mà Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín đang hướng tới là khách hàng tổ chức kinh tế.

Tóm lại, cơ cấu huy động theo hình thức đối tượng khách hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín có bước tiến nhanh. Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín kiểm soát tốt tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức kinh tế. Điều này sẽ tốt hơn khi Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín tập trung vào chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho tổ chức kinh tế như: dịch vụ thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế, dịch vụ chi hộ lương ...

Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng

- Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn gửi tiền

Bảng 2.4 Bảng Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn gửi tiền

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trƣởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 11/10 12/11 Tổng vốn huy động 5.902.899 14.104.018 18.972.907 139 35 Ngắn hạn 5.852.026 99 13.953.865 99 18.806.178 99 138 35 Trong đó: TGKKH 617.723 11 1.520.621 11 1.665.013 9 146 9 Trung dài hạn 50.873 1 150.153 1 166.729 1 195 11

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín năm 2010, 2011, 2012.

Cơ cấu kỳ hạn vốn huy động Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín không biến động lớn, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, chiếm đến 99% trong tổng nguồn vốn huy động. Huy động với kỳ hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng cùng với tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng của khách hàng, với chính sách lãi suất cạnh tranh khách hàng có quyền chủ động để phù hợp với kế hoạch kinh doanh và có thể linh hoạt rút vốn khi có nhu cầu đột xuất. Nhưng điều này sẽ tăng “áp lực” khi Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín đẩy mạnh thực hiện các thỏa thuận hợp tác, liên kết về kinh tế, đầu tư dài hạn.

2.2.2 Phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín

2.2.2.1 Chi phí huy động vốn/tổng vốn huy động Bảng 2.5 Quy mô vốn huy động/chi phí vốn huy động

Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trƣởng (%) 11/10 12/11 Tổng vốn huy động 5.902.899 14.104.018 18.972.907 139 35 Chi phí HĐV 314.030 1.202.553 1.451.991 283 61 Chi phí HĐV/Tổng vốn huy động 0,053 0,085 0,077 60 (10)

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín năm 2010, 2011, 2012.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN.PDF (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)