Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại thị trấn Ba Chẽ - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 35)

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đánh giá chuyển quyền SDĐ. Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi cần chọn lọc loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương.

3.4.5. Phương pháp đánh giá nhn xét

Từ những tài liệu, số liệu thu thập được và quá trình phân tích chúng ta tiến hành đánh giá, nhận xét và từ đó rút ra những kết luận và bài học.

PHẦN 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Thị trấn Ba Chẽ là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của huyện Ba Chẽ, có diện tính 691,98 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc, phía Đông và phía Nam tiếp giáp xã Nam Sơn. Phía Tây giáp xã Đồn Đạc.

Thị trấn Ba Chẽ nằm cách Quốc lộ 18A khoảng 15 km, theo đường Tỉnh lộ 330, đây là tuyến đường giao thông chính để đi lại và trao đổi hàng hóa với các địa phương khác ở trong và ngoài tỉnh.

- Địa hình, địa mạo

Thị trấn Ba Chẽ nằm trong thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều, có độ cao trung bình 100 - 300m, mức độ chia cắt trung bình. Độ dốc trung bình từ 7 - 130, lớp phủ thực vật bị tàn phá, quá trình phong hoá, xói mòn diễn ra khá mạnh dẫn đến một số đỉnh núi bị xói mòn, trơ sỏi đá.

- Khí hậu

Thị trấn Ba Chẽ nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi có những đặc trưng sau như sau:

Bảng 4.1: Một số yếu tố khí tượng của thị trấn Ba Chẽ

STT Chỉ tiêu Giá trị Đ.vị tính

I Nhiệt độ không khí

1. Nhiệt độ trung bình trong năm 21 - 23 0C

2. Nhiệt độ cao nhất trong năm 37,6 0C

3. Nhiệt độ thấp nhất trong năm 1 0C

II Mưa

1. Lượng mưa trung bình trong năm 2,285 mm

2. Lượng mưa cao nhất trong năm 490 mm

3. Lượng mưa thấp nhất trong năm 27 mm

III Độẩm tương đối trung bình trong năm 83 %

- Thuỷ văn

Thị trấn Ba Chẽ nằm ở hai bên bờ của sông Ba Chẽ. Vào mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập một số ngầm trên đường và các khu ruộng thấp, về mùa khô dòng chảy thường cạn kiệt, mực nước dòng sông thường rất thấp ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Tổng quỹ đất của thị trấn Ba Chẽ là 691,98 ha được phân ra thành 2 loại đất chính như sau:

Đất phù sa không được bồi (P): Đây là loại đất được hình thành từ các loại sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông. Loại đất này đã được cách ly khỏi ảnh hưởng của sự bồi đáp hằng năm của các hệ thống sông.

Đất vàng đỏ (F): Đây là nhóm đất có tầng B tích sét, với khả năng trao đổi cation <24 meq/100g đất và độ no bazơ < 50%, không có tầng E đột ngột ngay ở trên một tầng, có tính thấm chậm.

- Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: Chủ yếu do sông Ba Chẽ và các con suối nhỏ trong vùng cung cấp với trữ lượng phong phú. Để khai thác tốt nguồn nước mặt cần trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, mở rộng quy mô và nâng cao công suất hoạt động của nhà máy nước sạch đáp ứng cho nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân.

+ Nguồn nước ngầm: Nước ngầm của thị trấn Ba Chẽ có trữ lượng khá lớn, chất lượng đảm bảo, được nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng.[15]

- Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Thị trấn năm 2013 có 445,73 ha đất rừng sản xuất, chiếm 64,49% diện tich đất tự nhiên của Thị trấn. Cây trồng chủ yếu như keo, bạch đàn... và các loại cây ăn quả như vải, nhãn, na,...[16]

4.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế

a. Khu vc kinh tế nông nghip

Là thị trấn nên diện tích đất nông nghiệp ít, hơn thế nữa lại có xu thế giảm để phát triển cơ sở hạ tầng. Trong những năm qua, Thị trấn đã xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là một phần của hoạt động kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân và xóa đói giảm nghèo. Vì thế sản xuất nông nghiệp được thường xuyên quan tâm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và giống cây trồng mới có năng suất cao vào sản xuất.

* Về trồng trọt: Năm 2013 tổng diện tích đất gieo trồng là 48,6 ha, trong đó lúa 16,4 ha, năng suất bình quân đạt 48,2 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực 131,1 tấn, giảm 2,6 tấn so với năm 2012. Trong sản xuất nông nghiệp, nhân dân đã đưa các loại cây trồng có năng suất cao vào sản xuất như đỗ, lạc, tương, mía...[16]

* Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá,

chăn nuôi với số lượng lớn, nhiều hộ thường xuyên có từ 10 - 20 con.Tuy nhiên, do giá giống, thức ăn tăng cao và bãi chăn thả bị thu hẹp dẫn tới số lượng trâu, bò, lợn trên địa bàn Thị trấn giảm dần, cụ thể như sau :

Bảng 4.2: Biến động trong chăn nuôi tại Thị trấn Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị tính: Con

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2010 94 159 976 2356

2013 66 80 712 3424

Tăng (+) , giảm(-) - 28 - 79 264 + 1068

(Nguồn:Báo cáo của UBND thị trấn Ba Chẽ năm 2010,2013)

Số hộ đầu tư nuôi động vật hoang dã như nhím, lợn rừng, gà đồi cũng đã tăng lên và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

* Về sản xuất lâm nghiệp: Địa phương đó đẩy mạnh công tác trồng mới, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng và 102,8 ha rừng tự nhiên tái sinh, phòng chống cháy rừng, không xảy ra xâm lấn đất rừng.Trong năm trồng 58,8ha rừng, được hỗ trợ cây giống 15,8 ha. Khai thác gỗ rừng trồng 20,2ha keo, sản

lượng 1,212m3. Một số hộ đó nhận trồng rừng ở các xã lân cận, xây dựng mô hình trang trại bước đầu có hiệu quả. Rừng trồng được chăm sóc quản lý tốt, nhiều hộ bước đầu đã có thu nhập cao từ rừng.[16]

b. Khu vc kinh tế công nghip - tiu th công nghip

Ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong 3 năm qua không ngừng phát triển, các hộ sản xuất đều tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị cơ giới hóa, năng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các mặt hàng truyền thống tiếp tục phát triển như sản xuất mộc dân dụng, gia công nhôm kính, Inox, sửa chữa, cơ khí nhỏ, sản xuất gạch, khai thác cát được đẩy mạnh, đảm bảo chất lượng.Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2013 đạt 6,5 tỷ đồng,tăng 1,5 lần so với năm 2010. Một số hộ đầu tư mở rộng nhà xưởng, bổ sung thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên, một số sản phẩm có nhịp độ sản xuất giảm, nguyên nhân do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, các công trình xây dựng của Nhà nước được triển khai ít.[16]

c. Khu vc kinh tế dch v - thương mi.

Thương mại - dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thị trấn. Thu nhập từ kinh doanh buôn bán đó giúp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, kinh doanh dịch vụ thương mại được đặc biệt quan tâm. Số hộ kinh doanh dịch vụ năm 2013 là 400 hộ, tăng 61 hộ so với năm 2010. Tổng doanh thu đạt 22,41tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2010.

Dịch vụ vận tải Hành khách, hàng hóa, vận chuyển vật liệu xây dựng, gỗ được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu đi lại và kinh doanh của nhân dân.[16]

4.1.2.2. Khái quát về dân số, lao động việc làm

a. Dân s

Thị trấn Ba Chẽ là trung tân đầu não nên dân cư tập trung đông nhất, cụ thể năm 2013 là 4.388 người với tổng số hộ là 1.181 hộ, bình quân 3,71 người/hộ.

Mật độ dân số 635 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2013 là 1,93%.

Thị trấn có 9 dân tộc anh em bao gồm: dân tộc Tày, Kinh, Sán Chỉ, Sán Dìu, Dao, Hoa, Thái, Mường và dân tộc Nùng sống trên 7 khu dân cư của Thị trấn.[16]

b. Lao động, vic làm và thu nhp.

Số người trong độ tuổi lao động của thị trấn là 2719 người, chiếm 62% dân số của thị trấn. Đây là lực lượng quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế trên địa bàn thị trấn nói riêng và huyện Ba Chẽ nói chung. Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của thị trấn không ngừng tăng lên. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhân dân luôn được quan tâm.[5]

Thị trấn Ba Chẽ luôn quan tâm đặc biệt đến công tác xóa đối giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội. Năm 2013 số hộ nghèo là 26 hộ giảm 13 hộ so với năm 2010, 2/7 khu phố không còn hộ nghèo. Thị trấn tiếp tục tạo điều kiện cho 426 hộ vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh.[16]

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a. Giao thông vn ti.

Diện tích giao thông của Thị trấn hiện nay có 17,42 ha bao gồm các tuyến đường tỉnh lộ 330; tỉnh lộ 329 và các tuyến đường trong nội thị trấn.

Nhìn chung các tuyến đường trục chính của Thị trấn và một số đường khu đó được bê tông hoá, nhưng chưa có rãnh thoát nước hợp lý, mặt đường còn hẹp, các phương tiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn.[15]

b. H thng thu li

Hệ thống thuỷ lợi của Thị trấn hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp.Toàn Thị trấn hiện nay có 1,50 ha diện tích đất thuỷ lợi, bao gồm: Hệ thống mương dẫn nước vào các khu đồng ruộng và một số đập nước. Một số tuyến mương đã được kiên cố hoá, còn lại chưa được nâng cấp. [15]

c. Năng lượng, bưu chính vin thông

Điện là một trong những nhân tố hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và văn minh xã hội. Với vai trò quan trọng đó, được sự quan tâm của các cấp các ngành hiện nay trên địa bàn 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.[15]

d. Cơ s văn hóa:

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa cơ sở được tăng cường, nâng cao. Toàn thị trấn có 7/7 khu phố có nhà sinh hoạt văn hóa. Hệ thống phát thanh, truyền hình được quan tâm đầu tư phát triển, 100% khu phố được phủ sóng truyền hình và truyền thanh. Thị trấn đã có một đội văn nghệ lấy từ các khu dân cư hàng năm luyện tập tham gia thi cấp huyện đều đạt được giải cao.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã có chuyển biến tích cực, số hộ đạt gia đình văn hóa tăng lên qua các năm.Hộ đạt gia đình văn hóa năm 2013 tăng 46 hộ so với năm 2012, có 4/7 khu phố đạt khu phố văn hóa, có 1 khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hóa tiên tiến xuất sắc.[15]

e. Cơ s giáo dc - đào to

Trong những năm qua được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, sự nghiệp giáo dục phát triển tương đối toàn diện ở cả 4 cấp học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường được quan tâm đầu tư từ các nguồn ngân sách nhà nước và kinh phí do nhân dân đóng góp. Các trường đều đảm bảo phòng học cho học sinh trong những năm tới, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở các trường ngày càng được hoàn thiện hơn. Đội ngũ cán bộ giáo viên được bố trí đủ số lượng, chất lượng, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần ý thức trách nhiệm ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua đã giữ vững được phổ cập tiểu học và trung học cơ sở .[15]

f. Cơ s y tế

Các chương trình y tế Quốc gia, phòng chống dịch bệnh được đề cao, nhiều năm trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh lớn. Đội ngũ cán bộ y tế thị trấn được quan tâm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, y đức, từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân theo hướng xã hội hóa. Đến nay trên địa bàn thị trấn có trung tâm y tế huyện Ba Chẽ và một trạm y tế thị trấn giúp phần vào việc thực hiện tốt các chương trình kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trên địa bàn.[15]

g. Cơ s th dc - th thao

Trên địa bàn Thị trấn đã tổ chức các giải thể thao chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước được nhiều tầng lớp tham gia. Các môn thể thao truyền thống dân tộc được duy trì và phát huy có hiệu quả như bóng đá, bóng chuyền, đánh quay, đẩy gậy, kéo co, tung còn... Qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần và rèn luyện sức khoẻ cho nhân dân trong thị trấn.

Về cơ sở vật chất cho công tác thể dục - thể thao vẫn còn chưa đủ trang thiết bị cho việc luyện tập và thi đấu, quỹ đất dành riêng cho thể dục, thể thao đã có nhưng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển thể dục thể thao.[15]

4.1.3. Đánh giá chung v điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca th trn

Ba Ch

* Lợi thế:

- Thị trấn Ba Chẽ làtrung tâm chính của huyện, có hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật được quan tâm đầu tư kèm theo nhu cầu sử dụng đất lớn, giá đất tăng, mua bán đất đai diễn ra sôi động. Đây cũng là yếu tố khiến nhận thức của người dân về công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung từ đó được nâng cao.

- Các tuyến đường giao thông ngày càng được mở rộng với các tuyến đường nối Thị trấn với huyện, tỉnh và thành phố khác tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa cũng như hiểu biết về chuyển quyền SDĐ.

- Là thị trấn của huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án... đã góp phần làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhân dân

* Hạn chế:

- Là thị trấn miền núi có diện tích đất tự nhiên nhỏ, hẹp, không có nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp lớn trên địa bàn, diện tích đất canh tác ít, hạn chế cho phát triển kinh tế kèm theo nhiều hình thức chuyển quyền khó phát triển.

- Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển của thị trấn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cũng là bất lợi cho việc đưa các hình thức chuyển quyền đến gần với người dân

- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, phát triển chưa thật bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của sự phát triển. Sản xuất còn mang tính chất tự cung, tự cấp, chưa có khả năng phát triển quy mô sản xuất hàng hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa tạo ra được những bước đột phá của nền kinh tế.

4.1.4. Hin trng s dng đất th trn Ba Ch

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại thị trấn Ba Chẽ - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)