8. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Nhóm giải pháp về các vấn đề văn hóa
Đảng và Nhà nước cần tăng mức đầu tư ngân sách cho hoạt động văn hóa tương ứng mức tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước cho phát triển văn hóa. Thực hiện đầu tư có trọng điểm, giải quyết các vấn đề có tính cấp bách như: củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa; tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu, lãnh đạo, nhất là công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ. Coi trọng công tác đào tạo những tài năng trẻ, tài năng người dân tộc thiểu số đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động văn hóa, văn nghệ. Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa; có chính sách đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng với đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ.
Tập trung xây dựng đời sống văn hóa mới và bảo đảm nhu cầu sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, phát huy những giá trị tiêu biểu của luật tục, loại bỏ dần hủ tục, từng bước xây dựng giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật, hình thành nếp sống văn minh. Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi các di sản văn hóa vật thể như nhà Rông, nhà Dài làm không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng; giá trị
văn hóa phi vật thể như cồng chiêng, sử thi và các hình thức văn hóa dân gian khác; khôi phục các lễ hội và sinh hoạt văn hóa truyền thống theo nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng như lễ hội đâm trâu, lễ cúng bến nước, lễ
bỏ mả…..Lễ hội toát lên một cách đầy đủ nhất những sắc thái đặc trưng
văn hóa tộc người, thể hiện tính cộng đồng, tình đoàn kết dân tộc cao. Cần thiết phải có cơ chế phù hợp, cấp bách nhằm bảo tồn văn hóa Tây Nguyên có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm; do vậy cần phải sớm bắt tay thực hiện hàng loạt công việc để bảo vệ và phát triển di sản văn hóa Tây Nguyên cho dân tộc và nhân loại. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa cồng chiêng nhằm ngăn chặn tình trạng mai một văn hóa cồng chiêng; đẩy mạnh xã hội hóa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. Phải sớm xây dựng đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn, có tâm huyết trong sưu tầm, sáng tác, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống Tây Nguyên có nguy cơ thất truyền đặc biệt là những người biết kể Khan, kể những câu chuyện dài về lịch sử thủa hồng hoang của loài người…; hiểu được giá trị đích thực của không gian văn hóa cồng chiêng và các lễ hội truyền thống. Từ đó mới có thể bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Tây Nguyên.
Cần quy hoạch lại thiết chế làng ở Tây Nguyên một cách hệ thống theo mô hình đồng nhất từng cộng đồng để thuận lợi cho việc quản lý và phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình làng tiêu biểu cho từng cộng đồng và theo từng cụm cộng đồng, theo vùng cộng đồng gắn với môi trường văn hóa, sinh thái, môi trường tâm linh và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống Tây Nguyên. Bởi cho đến ngày nay đối với xã hội Tây Nguyên, làng vẫn là một thiết chế xã hội truyền thống, bền vững, là điểm tựa tinh thần cho mỗi cá nhân. Làng hiện nay và làng ngày xưa không có sự
thay đổi lớn về nội dung và hình thức. Trong làng vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố mang tính lịch sử, truyền thống văn hóa của một tộc người. Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng ở Tây Nguyên một bộ máy hệ thống các cơ quan quyền lực đại diện với một lớp cán bộ trẻ ở cấp xã, thôn, buôn. Đây là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển xã hội Tây Nguyên. Tuy nhiên, có một thực tế là chính sự đa dạng và phức tạp về tổ chức cộng đồng buôn, làng và hệ thống chính quyền cấp cơ sở của Đảng và Nhà nước đã trở thành thách thức đối với phát triển bền vững Tây Nguyên. Bảo tồn và gìn giữ cộng đồng làng, bởi làng tập trung tất cả văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên, qua đó sẽ bảo vệ được các hoạt động của cộng đồng và quyền tự chủ của cộng đồng, gìn giữ những giá trị nhân văn trong đời sống đồng bào bằng các giải pháp tăng cường bảo tồn tiếng và chữ viết, các truyền thuyết, sự tích các nhân vật anh hùng của người dân tộc. Tổ chức các chương trình hỗ trợ các làng nghề dệt thổ cẩm, mỹ nghệ, rượu cần... và các lễ hội của người đồng bào. Đặc biệt là gắn phát triển du lịch và nông nghiệp với các bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Do đó, yêu cầu đặt ra là làm sao xây dựng được mô hình làng vững chắc phù hợp với tâm lý của đồng bào dân tộc nơi đây để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị an ninh – quốc phòng.
Bảo vệ rừng Tây Nguyên cũng là vấn đề số một của việc bảo tồn, phát triển văn hóa Tây Nguyên, rừng vừa là tự nhiên, vừa là văn hóa, là không gian sinh tồn đồng thời là cội rễ, làm phong phú đời sống văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Chính quyền các cấp và cộng đồng cần tăng cường công tác bảo vệ rừng, do rừng là nhân tố quyết định đối với văn hóa và kinh tế của Tây Nguyên.
Các vùng văn hóa Tây Nguyên phong phú và đậm đà bản sắc nên cần bảo tồn văn hóa Tây Nguyên có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm; tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với các di sản, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Điều quan trọng là phải sớm xây dựng đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn, có tâm huyết trong sưu tầm, sáng tác, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống Tây Nguyên có nguy cơ thất truyền.
Trong các vấn đề về văn hóa thì tôn giáo cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển bền vững Tây Nguyên. Nếu như chúng ta Thực hiện tốt chính sách tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ổn định chính trị, xã hội. Đối với đạo Tin lành, các cấp uỷ đảng, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 160/KL-TW của Ban Bí thư Trung ương, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành, từng bước đưa sinh hoạt của đạo Tin lành vào quản lý bằng pháp luật, góp phần làm thất bại âm mưu tuyên truyền, xuyên tạc, lợi dụng của các thế lực thù địch, đảm bảo ổn định chính trị, an ninh- quốc phòng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xoá bỏ tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc, tư tưởng ly khai, tự trị đang tồn tại trong một bộ phận đồng bào; đấu tranh ngăn chặn việc hình thành và xoá bỏ về mặt tổ chức đối với “Tin lành Đêga”. Đối với các tà đạo, chủ trương của ta là phải kiên quyết xóa bỏ ngay, không để tồn tại, gây phức tạp tình hình. Các cơ quan, ban ngành cần chủ động tổ chức và tạo mọi điều kiện để các đoàn ngoại giao, phóng viên nước ngoài đến làm việc, gặp gỡ các chức sắc, tín đồ để họ có thông tin chính xác, khách quan về chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Kết luận chƣơng 3:
Tổng hợp những phân tích ở chương 3 cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế tuy có nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho Tây Nguyên phát triển. Những quan điểm định hướng phát triển bền vững vùng Tây Nguyên đến năm 2020 là những quan điểm chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt quá trình phát triển của Tây Nguyên từ nay đến năm 2020. Đây là vùng nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Với nhiều chủ trương chính sách được thực hiện cho sự phát triển của vùng và đã đạt được những thành tựu đáng kể: tốc độ phát triển luôn duy trì mức độ cao, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống tinh thần vật chất của người dân được nâng cao, đồng bào thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Qua việc phân tích những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp có tính định hướng, các giải pháp cụ thể mang đặc thù Tây Nguyên, dựa trên những giá trị phát triển, những đặc thù và thế mạnh của Tây Nguyên, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên, gắn với sức mạnh của cả nước để giúp cho vùng Tây Nguyên phát triển bền vững cả về kinh tế, văn hoá - xã hội, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đề xuất giải pháp và kiến nghị quan trọng nhằm phát triển bền vững vùng Tây Nguyên dựa trên phát triển xã hội bền vững như các giải pháp về cơ chế chính sách, về công tác cán bộ, về giáo dục tuyên truyền….Trong đó việc quản lý phát triển xã hội bền vững là nền tảng quan trọng nhất để phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác, vì vậy, cần tăng cường tính tổng hợp liên ngành và đưa các kết quả
nghiên cứu vào ứng dụng thực tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững Tây Nguyên.
Xét riêng về lĩnh vực văn hóa truyền thống Tây Nguyên thì hiện nay văn hóa bản địa bị mai một, xã hội truyền thống bị phá vỡ, trong khi một mô hình văn hóa xã hội mới chưa hình thành để thay thế, còn mô hình nông thôn mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Đời sống văn hóa-xã hội đang bị biến đổi mạnh, nhưng không được định hướng để bắt kịp và thích ứng với cơ chế thị trường, tốc độ đô thị hóa và tiến trình hội nhập. Trong khi đó, công tác xây dựng năng lực và đào tạo nguồn nhân lực còn chậm, cản trở tính làm chủ và tự chủ của cộng đồng bản địa. Bởi vậy trong thời gian tới chúng ta cần có những giải pháp kịp thời và thiết thực hơn để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa này để nhân tố giá trị văn hóa truyền thống thực sự là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển bền vững tại Tây Nguyên.
PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề làm sao giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc càng trở nên cấp bách hơn. Gắn với sự nghiệp phát triển bền vững đất nước bên cạnh những nhân tố như phát triển bền vững về mặt kinh tế, phát triển bền vững về mặt xã hội và phát triển bền vững về mặt môi trường thì yếu tố văn hóa truyền thống cũng đóng một vai trò to lớn cho sự nghiệp phát triển bền vững. Một xã hội phát triển toàn diện là một xã hội không chỉ có nền kinh tế vững mạnh mà phải có đời sống văn hóa – xã hội lành mạnh, tiến bộ, đặc sắc. Vì vậy bên cạnh việc phát triển kinh tế thì ngày nay mỗi một dân tộc quốc gia càng cần chú ý hơn nữa đến một nền văn hóa của riêng mình.
Quá trình phát triển bền vững toàn diện không thể tách rời việc phát triển bền vững về văn hóa. Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, được xem là nước Việt Nam thu nhỏ với 54 dân tộc anh em với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ. Những điều kiện đặc thù của Tây Nguyên về địa lý, lịch sử đã khiến nơi đây có nhiều điểm khác so với các dân tộc khác trong cả nước. Tuy nhiên văn hóa truyền thống Tây Nguyên hiện nay đang bị biến đổi và mai một dần đi trong khi đó phát triển bền vững tại Tây Nguyên hiện nay không thể tách khỏi các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp kịp thời để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống bản địa này không bị mất dần theo thời gian. Nếu như không làm tốt nhiệm vụ giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống này thì sẽ không thể đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên được.
Về bản chất, phát triển bền vững tại Tây Nguyên là hiện đại hóa sao cho hợp lý và hiệu quả một khu vực yếu lược và đặc thù trong bối cảnh phát triển của Việt Nam. Để thực hiện công cuộc phát triển bền vững tại Tây Nguyên trước hết phải thực chất bắt nguồn từ phát triển bền vững cộng đồng với các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. Bên cạnh đó chúng ta phải có biện pháp đồng bộ để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như giữ gìn các giá trị đó trong đời sống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài vào làm rối loạn hay lấn át các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó góp phần tạo lập và phát triển một hệ giá trị phổ quát, bền vững, phong phú, đa dạng nhằm mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân Tây Nguyên đã làm được rất nhiều công việc để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu hiện nay. Để phát huy tốt hơn nữa các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần thực hiện tập trung, đồng bộ các giải pháp cụ thể về tất cả các lĩnh vực từ cơ chế chính sách, công tác cán bộ, công tác giáo dục tuyên truyền, kinh tế, cơ sở hạ tầng hay các vấn đề về văn hóa nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã cố gắng luận giải các quan điểm trên cơ sở vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về văn hóa, về phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại Tây Nguyên giai đoạn 2013 đến 2020. Tuy nhiên đây là bước tiếp cận đầu tiên của tác giả về vấn đề Tây Nguyên nên còn nhiều hạn chế và tác giả sẽ cố gắng khắc phục ở những nghiên cứu tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu học tập kết luận
Hội nghị lần thứ X Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Ban tư tưởng - văn hóa Trung ương (2001), Một số văn kiện của Đảng
về công tác tư tưởng - văn hóa, tập 2 (1986 - 2000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Chỉnh (chủ nhiệm đề tài) (1998), Một số chính sách kinh
tế xã hội ở Tây Nguyên