Ảnh hưởng của giá trị văn hóa truyền thống đến phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại Tây Nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Ảnh hưởng của giá trị văn hóa truyền thống đến phát triển bền vững

nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ ngành, địa phương, các cơ quan doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư và mọi người dân; gắn chặt xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

1.3. Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững

1.3.1. Ảnh hưởng của giá trị văn hóa truyền thống đến phát triển bền vững vững

Trong vài thập kỷ trước đây, có một số nước cho rằng: chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không phát triển được. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa – xã hội cho sự phát triển. Trên thực tế đã bị phá sản.

Từ thực tế đó, một số nước đã lựa chọn mô hình: tăng trưởng kinh tế, cùng với việc phát triển bền vững tài nguyên con người, bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình này, tuy tăng trưởng kinh tế không nhanh, nhưng lại bền vững, xã hội ổn định. Đây là quan niệm phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, được các nhà khoa học, các chính khách thừa nhận.

Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc

riêng của từng tộc người, từng xã hội. Trong Nghị quyết Trung ương 5

(Khóa VIII), Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Giá trị văn hóa truyền thống là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng.

Giá trị văn hóa truyền thống là động lực của sự phát triển bền vững, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Văn hóa truyền thống đã và đang khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội.

Giá trị văn hóa truyền thống là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người, cũng như những mối liên hệ khác”. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóa và chủ yếu bằng văn hóa.

Vì sự phát triển bền vững, văn hóa truyền thống phê phán lối sống thực dụng, chụp giật, chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái. Như vậy, văn hóa đã góp phần quan trọng vào vấn đề bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững...Văn hóa truyền thống Việt Nam đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa của con người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau.

Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác. Nhận thức sâu sắc giá trị của

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại Tây Nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)