8. Kết cấu của luận văn
2.3. Ảnh hƣởng của các giá trị văn hóa truyền thống đến phát triển
trong lĩnh vực xã hội, nâng cao chất lƣợng sống cho con ngƣời
Phát triển xã hội, nâng cao chất lượng sống cho con người là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển bền vững. Các giá trị văn hóa truyền thống đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này bởi giá trị văn hóa truyền thống sẽ điều tiết, cải biến sự phát triển của xã hội. Giá trị văn hóa truyền thống góp phần giữ ổn định xã
hội trong giai đoạn phát triển bền vững hiện nay. Với hệ giá trị tốt đẹp chân
thiện mỹ của mình, văn hóa truyền thống luôn làm tròn trách nhiệm của mình đối với việc điều tiết sự vận hành của xã hội. Giá trị văn hóa truyền
thống còn góp phần vào cải biến xã hội, ứng với nó là văn hóa chính trị, văn hóa pháp quyền, văn hóa quản lý xã hội, văn hóa dân chủ, văn hóa công dân, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa đối thoại, văn hóa lối sống và nếp sống, văn hóa giáo dục, văn hóa môi trường…
Giá trị văn hóa truyền thống góp phần giữ ổn định xã hội trong giai
đoạn phát triển bền vững hiện nay. Điều quan trọng nhất khi nói văn hóa
truyền thống là nền tảng tinh thần bởi bản thân văn hóa đã có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối các hành vi của mỗi người và toàn xã hội. Với tính lịch sử, các giá trị, chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồm chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế, thiết chế văn hóa, tập quán, lối sống, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Chẳng hạn, khi nói bản sắc văn hóa của con người Việt Nam, chúng ta đặt lên hàng đầu lòng yêu nước với những khía cạnh như yêu quê hương, xứ sở; lấy dân làm gốc; trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ; chiến đấu vì độc lập, tự do. Những giá trị đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp được truyền bá, kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Không chỉ có vậy, giá trị văn hóa truyền thống còn là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội. Chìa khóa của sự phát triển, cũng như phát triển bền vững bao gồm những nhân tố như: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người, trong đó nguồn lực con người đóng vai trò chủ chốt. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã nêu lên 8 nguyên tắc chính cần thực hiện trong quá trình phát triển, thì quy nguyên tắc đầu tiên được nêu ra
đầu tiên là con người, nguồn lực con người có vai trò quyết định, đây là chìa khoá của mọi chìa khoá. Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn
phát triển. Vì vậy có thể nhận thấy việc xây dựng con người mới, có đủ
phẩm chất, năng lực đạo đức, vừa hồng vừa chuyên là rất cần thiết trong quá trình phát triển bền vững.
Đối với Tây Nguyên những đặc thù về địa tự nhiên, địa kinh tế, địa chính trị, và sự đa dạng tộc người vừa là ưu thế đồng thời là những thách thức cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách phát triển Tây Nguyên giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, các vấn đề xã hội, quản lý phát triển xã hội nếu không giải quyết sớm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình củng cố an ninh quốc phòng và phát triển bền vững Tây Nguyên. Hiện nay, Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ của áp lực tăng dân số, chất lượng nguồn nhân lực thấp, nghèo đói và phân hóa đời sống cao, các vấn đề xã hội khác như giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội cũng đang nổi lên ở Tây Nguyên trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Việc gia tăng dân số ở mức độ cao đã làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư cũng như bản sắc văn hóa trên địa bàn Tây Nguyên. Việc xây dựng thủy điện tràn lan làm gia tăng tình trạng phá rừng, tài nguyên rừng bị suy giảm nhanh chóng, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy mà việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống như sinh kế, luật tục, hay cồng chiêng là điều rất quan trọng đối với phát triển bền vững Tây Nguyên. Ảnh hưởng của sinh kế truyền thống đến phát triển về xã hội đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào thể hiện ở chỗ đồng bào dân tộc giữ gìn sinh kế của mình, bám đất bám rừng sẽ
hạn chế những áp lực tới vấn đề đất đai. Với sinh kế ổn định, đồng bào dân tộc Tây Nguyên sẽ không tiến hành khai hoang quá mức làm biến đổi hệ sinh thái và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của địa phương.
Đối với Tây Nguyên hệ giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa truyền thống được lưu giữ hàng ngàn đời của đã có tác động mạnh đến quá trình phát triển xã hội trong phát triển bền vững của vùng đất này. Đó là sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, là tinh thần nhân văn nhân đạo xây dựng một xã hội toàn diện hơn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên.