8. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Nội dung phát triển bền vững:
Như đã nêu thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong bản Chiến lược bảo tồn thế giới năm 1980. Nhưng phải đến năm
trường và phát triển mới lần đầu tiên đưa ra 1 định nghĩa tương đối đầy đủ về phát triển bền vững. Theo đó, thuật ngữ này được định nghĩa: phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ”. Định nghĩa bao hàm hai ý niệm cơ bản: trước hết là ý niệm của các nhu cầu của con người trên thế giới (dĩ nhiên để thỏa mãn các nhu cầu vô tân của mình, đối tượng đầu tiên mà con người hướng đến là môi trường tự nhiên) và ý niệm về các giới hạn mà tình trạng hiện tại của khoa học kỹ thuật và sự tổ chức xã hôi áp đặt lên khả năng đáp ứng của môi trường nhằm thỏa mã nhu cầu hiện tại và tương lai.
Định nghĩa của báo cáo Brundtland được tái khẳng định trong Hội
nghị thượng đỉnh môi trường và phát triển Rio de Janeiro năm năm sau đó
(1992). Tại hội nghị Rio, nỗi ám ảnh về một sự phản bội của loài người đương đại với thế hệ tương lai do việc tiêu thụ thái quá tài nguyên của họ xuất hiện trong nhiều diễn ngôn nổi tiếng như “chúng ta không thừa kế hành tinh từ cha ông mình mà đang mượn nó từ con cháu của chúng ta”.
Xuất phát từ nỗi ám ảnh ấy không có gì ngạc nhiên khi vấn đề môi trường trở thành vấn đề trọng tâm của Hội nghị Rio de Janeiro và những thành quả căn bản nhất của Hội nghị thượng đỉnh 1992 đều xoay quanh trụ cột môi trường: tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng; công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định các khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ không gây đảo lộn cho hệ thống khí hậu toàn cầu và công ước đa dạng sinh học.
Như vậy, từ báo cáo Brundtland đến hội nghị Rio de Janeiro, phát triển bền vững đều được nhìn nhận như là hệ quả của một phương thức ứng xử mới của con người đối với môi trường: thay vì tận khai thác tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu trước mắt, loài người dần chuyển sang sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý và hiệu quả hơn nhằm cân bằng lợi ích, nhu cầu giữa các thế hệ hiện tại và tương lai. Bởi vậy, cho đến nửa đầu thập niên 1990, phát triển bền vững có nghĩa là sự phát triển đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường.
Hội nghị Johannesburg đã tiếp tục khẳng định một số mục tiêu được ưu tiên trong phát triển bền vững đó là xóa đói giảm nghèo, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tháng 6 năm 2012, tại Rio de Janeiro, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị Rio +20 với chủ đề “Kinh tế xanh và khuôn khổ thể chế cho phát triển bền vững”, khởi đầu cho một hướng đi mới trong phát triển bền vững đó là kinh tế xanh.