8. Kết cấu của luận văn
2.2. Ảnh hƣởng của các giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát
triển kinh tế
Giá trị văn hóa truyền thống là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển trong đó có phát triển về kinh tế. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng, phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển
bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng.
Giá trị văn hóa truyền thống là động lực của sự phát triển kinh tế, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Văn hóa truyền thống đã và đang khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội. Giá trị văn hóa truyền thống là hệ điều tiết của sự phát triển kinh tế. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.
Nằm trong tổng thể văn hóa truyền thống dân tộc, giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên như đã trình bày ở trên có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững của Tây Nguyên. Thể hiện ở:
Thứ nhất là sinh kế truyền thống của đồng bào Tây Nguyên: việc giữ gìn đất và rừng của nhóm dân tộc tại chỗ Tây Nguyên là rất quan trọng vì đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo đời sống cho đồng bào. Trong thời gian qua kinh tế Tây Nguyên chủ yếu vận hành theo mô hình tăng trưởng chiều rộng với các động lực cơ bản như tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên đất, rừng và nước. Điều đó đã làm cho kinh tế Tây Nguyên phát triển thiếu tính bền vững, tài nguyên đất, rừng và nước đang ngày bị cạn kiệt do khai thác quá mức. Việc giữ gìn những nhân tố tích cực trong sinh kế truyền thống của đồng bào Tây Nguyên là nhân tố để Nhà nước ta có chính sách phù hợp trong việc giao đất, rừng cho đồng bào đồng thời cũng cần có nhận định mới hơn về phương thức sinh sống và canh tác truyền thống của người dân nơi đây. Việc định canh, định cư kết hợp với xây dựng các vùng kinh tế mới phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hướng tới xây dựng
nông thôn Tây Nguyên văn minh hiện đại, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là một cách phát triển kinh tế Tây Nguyên bền vững. Một khi đảm bảo có đủ đất và rừng để ổn định cuộc sống thì đồng bào dân tộc sẽ yên tâm phát triển kinh tế, từ đó tạo ra động lực để chính bản thân người dân Tây Nguyên ý thức được khai thác và sử dụng tài nguyên đất, rừng một cách hợp lý - đây là nhân tố hàng đầu để phát triển kinh tế Tây Nguyên theo hướng bền vững. Hiện nay, nền kinh tế Tây Nguyên đang diễn ra quá trình cơ cấu lại với sự chuyển biến từ sở hữu ruộng đất cộng đồng buôn làng sang đa hình thức sở hữu đan xen nhau, từ kinh tế nông nghiệp nương rẫy, tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hoá, từ thuần tuý sử dụng tri thức bản địa sang ứng dụng tri thức khoa học - công nghệ kết hợp với phát huy tri thức bản địa. Sự thay đổi đó có mặt tích cực là tạo ra khả năng mới đổi với nền sản xuất vật chất của cư dân Tây Nguyên, cho phép khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên cả trên mặt đất lẫn dưới lòng đất, khai thác thế mạnh của nguồn lực vốn văn hoá và con người tại chỗ. Tuy vậy, biến đổi nêu trên nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới xa rời các hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất truyền thống, tạo nên sự đứt gãy trong phương thức sản xuất, gây nên những đảo lộn về mặt kinh tế - xã hội. Đó còn là nguy cơ khai thác nguồn lợi tự nhiên quá khả năng chịu đựng và tái sinh của bản thân nó, dẫn tới ảnh hưởng đến môi trường.
Thứ hai là ảnh hưởng của các giá trị văn hóa vật chất tác động đến
phát triển kinh tế Tây Nguyên.Việc giữ gìn những nét văn hóa vật chất như
Nhà Rông là yếu tố khá quan trọng trong phát triển bền vững về kinh tế. Vì nhà Rông thể hiện sự quyền uy và giàu có của mỗi làng trong khi đó làng lại là đơn vị xã hội duy nhất cũng là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nhà Rông là biểu tượng văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên, là chỗ
dựa tinh thần vững chắc, biểu tượng văn hóa cộng đồng của dân tộc Tây Nguyên. Nhà Rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống, nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, và là nơi đứa trẻ, từ tấm bé đã được quây quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan; nơi người lớn được tụ họp hằng đêm, nói cho nhau nghe chuyện của núi rừng. Bên cạnh giá trị vật chất, nó còn là nơi ẩn chứa những tầng văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống của một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Việc giữ gìn nhứng nét văn hóa đặc sắc của nhà Rông có tác dụng gắn kết cộng đồng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cả về trí tuệ và tâm hồn, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và của cộng đồng. Bởi vậy đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu để thúc đẩy kinh tế phát triển Tây nguyên ổn định. Nếu thiếu đi một nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh sẽ không có sự phát triển kinh tế bền vững.
Thứ ba là về giá trị văn hóa tinh thần: bên cạnh nhà Rông thì cồng chiêng Tây Nguyên cũng là một giá trị văn hóa truyền thống có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Cồng chiêng Tây Nguyên là bằng chứng độc đáo, là nét đặc trưng của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một loại hình sinh hoạt gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi trở về với đất trời, với vũ trụ. Cồng chiêng Tây Nguyên chỉ là cồng chiêng Tây Nguyên thực
sự khi nó tồn tại trong môi trường kinh tế - xã hội của nó. Đó là môi trường rừng và môi trường sinh hoạt mưu sinh truyền thống gồm canh tác nương rẫy, trồng trọt, chăn nuôi… mà tính khép kín là tương đối, trao đổi tự cấp tự túc là tính đặc thù nội bật. Là một sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Đây cũng là cơ hội tốt để tuyên truyền, quảng bá về giá trị của di sản: Tạo ra các tour du lịch, đưa khách du lịch đến xem, nghe trình diễn cồng chiêng tại cộng đồng, in ấn, xuất bản những sản phẩm như sách, băng đĩa, tờ rơi… để khai thác tiềm năng kinh tế của di sản, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, hiện dưới tác động của nền kinh tế thị trường, không gian văn hóa cồng chiêng với những gian nhà dài, bến nước, nương rẫy, nhà mồ, không gian rừng…đang bị mất dần trong đời sống cộng đồng các dân tộc bản địa. Bên cạnh đó, việc thay đổi phương thức sản xuất kéo theo những biến đổi trong nếp sống, sinh hoạt của người dân đã tác động tiêu cực đến việc lưu giữ các nhạc cụ truyền thống. Nhiều gia đình đã mang bán đi những bộ cồng chiêng quý để lấy vốn sản xuất và giải quyết đời sống khó khăn của mình. Do vậy mà việc giữ gìn những giá trị văn hóa của cồng chiêng là hết sức quan trọng.
Luật tục trong xã hội cổ truyền cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển kinh tế. Luật tục như bộ sách bách khoa về mọi mặt của đời sống tộc người, chứa đựng những tri thức dân gian vô cùng phong phú, đúc rút ra từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đó là những tri thức về môi trường tự nhiên, tri thức về sản xuất nương rẫy, hái lượm, săn bắt, đánh cá, tri thức về xã hội và ứng xử giữa người với người. Nó được xây dựng phù hợp với điều kiện sống và tập quán canh tác, sinh hoạt của mỗi vùng, mỗi dân tộc. Trong giai đoạn phát triển hiện nay việc vận dụng hệ thống tri thức
bản địa thông qua luật tục không chỉ có ý nghĩa thực tiễn mà còn là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.
Ngoài ra sử thi và các hình thức văn hóa dân gian khác cũng có tác động không nhỏ tới phát triển kinh tế Tây Nguyên. Việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống Tây Nguyên tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch phát triển. Gắn phát triển du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên với việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đưa du lịch trở thành động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Tây Nguyên đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng phát huy tiềm năng về du lịch sinh thái và văn hóa truyền thống của các dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Tây Nguyên đang trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì những giá trị văn hóa truyền thống này sẽ hướng dẫn và cổ vũ một lối sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên. Nó đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa của con người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau.