Xây dựng hệ thống dữ liệu chính xác, đầy đủ
Có một đặc điểm chung của khối doanh nghiệp cổ phần hoá khi IPO là nhà đầu tƣ biết rất ít thông tin về các doanh nghiệp này, kết quả kinh doanh rất nghèo nàn, chi phí quản lý doanh nghiệp cao, thông tin trong bản cáo bạch không rõ ràng, phần vốn thặng dƣ sau IPO không biết đƣợc giữ lại bao nhiêu, đơn vị tƣ vấn có khi lại chính là công ty con của tổ chức phát hành… Chính vì vậy, nhà đầu tƣ khi đấu giá luôn trong tình trạng vừa đọc vừa đoán, vừa kỳ vọng về một sự bùng nổ nào đó sau cổ phần hoá.
Sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin doanh nghiệp lại chủ yếu xuất phát từ bản thân chính doanh nghiệp nhƣ: che dấu thông tin về đối tác liên doanh, sắp đặt để một số lãnh đạo công ty trúng giá đấu, các khoản đầu tƣ tài chính thông tin chƣa cụ thể hay việc đƣa vào quỹ dự phòng quá cao.
Khi thông tin về doanh nghiệp đƣa ra không đầy đủ và chính xác có thể gây sự hiểu nhầm cho nhà đầu tƣ. Điều này một mặt gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ, mặt khác làm cho thị trƣờng chứng khoán không thể phát triển lên mức chuyên nghiệp, khi đó các đợt đấu giá mang tính chất may rủi nhiều hơn là đầu tƣ.
Nguyên nhân một phần là do thông tin về ngành, thị trƣờng Việt Nam chƣa có một kênh chính thức nào cung cấp thống kê thƣờng xuyên. V iệc tổ chức tƣ vấn tiếp cận những thông tin cần thiết gặp rất nhiều khó khăn, cộng với trình độ kinh nghiệm của nhân viên tƣ vấn trực tiếp làm bản cáo bạch còn nhiều hạn chế. Bản cáo bạch thiếu thông tin và những nhận định phân tích chuyên sâu, các nhà đầu tƣ phải chấp nhận thực trạng này nhƣ một phần của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Chính những bất cập này đã gây ra tình trạng giá cổ phần bị định giá sai so với giá trị thực của chúng. Vì vậy, một việc hết sức quan trọng đó là cần minh bạch thông tin. Cụ thể: xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về ngành và các doanh nghiệp, có quy
định chặt chẽ về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp và nên khuyến khích hoặc bắt buộc một số ngành, lĩnh vực có kiểm toán hoạt động của doanh nghiệp để tăng tính chính xác của các số liệu công bố.
Lựa chọn thời điểm phát hành
Thời điểm phát hành đóng vai trò rất quan trọng. Việc dự báo tình hình để lựa chọn thời điểm là công việc không đơn giản vì khi cung quá nhiều và dồn dập thì thị trƣờng sẽ quá tải và sụt giảm, cộng với sự đón nhận hờ hững của nhà đầu tƣ sẽ khiến cho mức giá mà doanh nghiệp đƣa ra trở nên không hợp lý. Do đó, điều cần thiết là phải dự đoán sát cung cầu. Điều tiết cung cầu sẽ giúp cho việc định giá IPO hợp lý hơn. Dự đoán sát cung cầu sẽ giúp công ty phát hành đƣa ra một lƣợng cung phù hợp, từ đó xác định mức giá mà cả ngƣời mua và ngƣời bán đều chấp nhận.
Về các đợt IPO sắp tới cần xem xét hai khía cạnh sau:
Về khía cạnh cung: việc các doanh nghiệp lớn tham gia trên thị thƣờng dù muộn nhƣng sẽ đem lại một khối lƣợng cung lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp hàng đầu, có uy tín thì chất lƣợng cổ phiếu mang lại cho thị trƣờng sẽ rất cao. Những cổ phiếu này sẽ góp phần làm lành mạnh hóa nguồn cung và đem đến hiệu ứng tích cực cho thị trƣờng.
Về khía cạnh cầu: theo khảo sát, khả năng đáp ứng nguồn cung dồi dào từ các đợt IPO của các doanh nghiệp lớn là không đáng lo ngại vì nguồn lực tài chính do những cá nhân, tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài nắm giữ còn rất tiềm ẩn. Mong muốn đƣợc tham gia vào các đợt IPO để có tên trong danh mục những cổ phiếu thực sự tốt cũng vô cùng mãnh liệt.
IPO suôn sẻ sẽ có ảnh hƣởng đến tâm lý lạc quan đầu tƣ và ngƣợc lại. Chính vì vậy, việc cân nhắc thời điểm IPO là vấn đề nên làm đối với các doanh nghiệp để tạo hiệu ứng tích cực cho thị trƣờng. Đứng về góc độ nhà đầu tƣ, hầu hết nhà đầu tƣ còn e dè
trong việc đầu tƣ vào chứng khoán. Nếu có cũng chỉ là đầu tƣ ngắn hạn, đầu tƣ dài hạn rất hiếm hoi. Đứng về góc độ doanh nghiệp, có huy động đƣợc vốn cũng khó có nhiều cơ hội để phát triển trong điều kiện lạm phát, chi phí đắt đỏ nhƣ hiện nay. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất phải chăng là nên giãn IPO đến thời điểm thị trƣờng thuận lợi hơn.
Thiết lập một quá trình IPO chuẩn
Về cơ bản, các bƣớc để IPO một doanh nghiệp ở Việt Nam và các nƣớc khác trên thế giới là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta xác định giá doanh nghiệp, đƣa ra mức giá khởi điểm, đấu giá, phát hành ra công chúng rồi mới bán cho đối tác chiến lƣợc dựa trên cơ sở của giá đấu bình quân. Trong khi đó ở nƣớc ngoài, quá trình IPO luôn đi kèm với niêm yết. Đầu tiên doanh nghiệp IPO sẽ chọn đối tác tƣ vấn, đối tác nghiên cứu, khảo sát và định giá doanh nghiệp, đƣa ra mức giá và số lƣợng phát hành thích hợp đồng thời chọn nhà bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp IPO. Sau đó doanh nghiệp chọn sàn niêm yết, mã niêm yết và tiến hành IPO.
Việc IPO các doanh nghiệp lớn nên theo thông lệ quốc tế. Thông thƣờng ở các nƣớc, việc chào bán cho các đối tác chiến lƣợc đƣợc thực hiện trƣớc khi IPO từ 2 đến 3 năm vì các doanh nghiệp này thƣờng có tham vọng IPO ra thị trƣờng vốn quốc tế và chính các đối tác chiến lƣợc sẽ giúp doanh nghiệp thành công.
Theo thông lệ quốc tế, các đợt IPO doanh nghiệp lớn thƣờng phải thuê các nhà tƣ vấn tài chính chuyên nghiệp và ngân hàng đầu tƣ hàng đầu để giúp doanh nghiệp trong việc định giá cổ phiếu chào bán, đồng thời các quy trình liên quan đến chào bán đã đƣợc phê duyệt trƣớc, ngoại trừ mức giá chào bán. Chỉ khi nào tất cả mọi việc đã sẵn sàng thì giá chào bán mới đƣợc công bố ra.
Khi nhà tƣ vấn hoặc một ngân hàng đầu tƣ đƣợc thuê để tƣ vấn phát hành cho các doanh nghiệp thì thông thƣờng họ phải làm việc với đội ngũ các chuyên gia khác nhƣ các nhà môi giới, luật sƣ, kiểm toán viên... nhằm xây dựng một bản cáo bạch có sức
thuyết phục nhà đầu tƣ cũng nhƣ hƣớng dẫn tiến hành đầy đủ các thủ tục cần thiết đối với các cơ quan chức năng. Và tuỳ vào thời điểm thích hợp, thống nhất với doanh nghiệp IPO mà đƣa ra mức giá hợp lý. Nhƣ vậy tính linh hoạt của họ trong việc định giá doanh nghiệp gắn với thị trƣờng để đảm bảo mức độ thành công của IPO cũng nhƣ tránh rủi ro cho nhà phát hành và bên bảo lãnh phát hành.
Dù thị trƣờng ế ẩm thì Nhà nƣớc cũng nên tìm mọi cách đẩy nhanh tiến trình IPO, nhất là các doanh nghiệp lớn để tạo thanh khoản, tiềm năng, giá trị và sức hấp dẫn cho thị trƣờng. Tuy nhiên, để không rơi vào cảnh bán không ai mua, các doanh nghiệp có thể chia nhỏ lƣợng cổ phần chào bán ra thành nhiều đợt với mức giá hợp lý. Cách làm này vừa đảm bảo nguồn cung thị trƣờng không quá tải, vừa hoàn thành đƣợc mục tiêu chuyển đổi cổ phần hóa nhằm thay đổi phƣơng thức quản trị doanh nghiệp.
Chú trọng đến yếu tố thời gian
Thời gian là một yếu tố hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, mức giá chào bán cổ phiếu đƣợc đƣa ra vài tháng trƣớc khi đấu giá. Tuy nhiên, thị trƣờng có thể lên xuống rất nhanh, cụ thể thị trƣờng Việt Nam trong thời gian qua, giá chào bán các cổ phiếu đã giảm 30-40% so với giá IPO, vì vậy việc ấn định giá cổ phiếu vài tháng trƣớc khi phát hành IPO là không hợp lý. Khi thị trƣờng đã giảm mạnh nhƣ vậy thì sẽ rất ít nhà đầu tƣ sẽ muốn tham gia, làm cho nhiều cuộc IPO thất bại do thị trƣờng có chiều hƣớng đi xuống. Chính vì vậy, việc định giá các đợt IPO sát với giá thị trƣờng rất khó thực hiện bởi sự biến động liên tục và phức tạp của thị trƣờng.
Trong khi đó, thông thƣờng tại các nƣớc khác trên thế giới, việc định giá là một trong những bƣớc cuối cùng. Vào cùng ngày khi mà công ty đã hoàn tất mọi thủ tục, cổ phiếu sẽ sẵn sàng để đƣợc đƣa ra chào bán. Do đó, để phƣơng pháp đấu giá có thể phản ánh tƣơng đối đúng giá thị trƣờng Việt Nam, cần rút ngắn thời gian từ lúc đƣa ra mức giá chào bán đến lúc phát hành IPO.
Quy định chặt chẽ về pháp lý
Đối với quy định về tổ chức định giá doanh nghiệp, Nhà nƣớc cần ban hành quy chế lựa chọn tổ chức định giá doanh nghiệp, quy chế quản lý giám sát hoạt động tƣ vấn và xác định giá trị doanh nghiệp cũng nhƣ các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của tổ chức định giá.
Ngoài ra, để ngăn chặn việc làm giá của các nhà đầu cơ, thì cơ quan quản lý thị trƣờng có thể loại bỏ những lệnh có mức giá cao một cách vô lý bằng cách đƣa ra những ràng buộc trong mức trần của giá cổ phiếu trong đợt đấu giá. Chẳng hạn nhƣ mức trần này không đƣợc vƣợt quá 10 lần mức giá khởi điểm. Động thái này chẳng những loại bỏ đƣợc những nhà đầu cơ làm giá cổ phiếu mà còn giúp cho việc định giá doanh nghiệp trong hồ sơ tƣ vấn của các công ty chứng khoán đƣợc chú trọng hơn và làm cho doanh nghiệp quan tâm đến việc xác định giá trị doanh nghiệp khi đƣa ra mức giá khởi điểm để tiến hành IPO, đồng thời đòi hỏi những nhà đầu tƣ khác khi tham gia đấu giá phải nghiên cứu kỹ hồ sơ công ty để đƣa ra các mức giá mua hợp lý.
Nâng cao nhận thức doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc minh bạch hóa thông tin và khai thác các phƣơng tiện truyền thông hợp lý
Việc minh bạch thông tin và khai thác phƣơng tiện truyền thông hợp lý không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tối đa hóa giá trị khi chào bán cổ phiếu lần đầu mà còn là đòn bẩy hiệu quả cho phát triển kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thƣờng coi nhẹ vấn đề tƣ vấn xây dựng một chiến lƣợc thông tin cho doanh nghiệp xuyên suốt tất cả các khâu trƣớc và sau IPO. Ngoại trừ các công ty lớn, hầu hết các công ty nhỏ của Việt Nam tiết kiệm tối đa chi phí công bố thông tin. Các doanh nghiệp này chỉ làm theo đúng luật là đăng tải thông tin trên một tờ báo Trung Ƣơng và một tờ báo của địa phƣơng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, chi phí cho việc đăng tải thông tin không tiết kiệm đƣợc là bao, nhƣng điều này lại gây thiệt thòi cho chính doanh nghiệp. Bởi, thứ nhất, nhà đầu tƣ sẽ
ít có cơ hội tiếp cận các thông tin của doanh nghiệp. Thứ hai, các tổ chức cũng bỏ qua cơ hội giá cổ phiếu tăng trong tƣơng lai. Nhƣ vậy có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không chào bán hết đƣợc cổ phiếu hoặc không chào bán đƣợc giá cao.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận xét việc một số doanh nghiệp đang chuẩn bị IPO hay đã niêm yết trên sàn chứng khoán vẫn chƣa làm tốt vấn đề minh bạch thông tin doanh nghiệp sẽ gây mất niềm tin của nhà đầu tƣ đối với doanh nghiệp và thị trƣờng chứng khoán.
Chính vì vậy, vấn đề mấu chốt là phải tạo ra đƣợc nhận thức chung cho doanh nghiệp và các công ty tƣ vấn, nhà bảo lãnh phát hành về tầm quan trọng cũng nhƣ lợi ích lâu dài của sự minh bạch hóa cho bản thân doanh nghiệp. Những lợi ích này có thể bao gồm sự quan tâm hàng đầu của giới đầu tƣ; tên của doanh nghiệp sẽ nằm trong danh sách khuyến nghị của các nhà môi giới, nhà phân tích; các định chế tài chính sẽ muốn giao dịch; cổ đông sẽ gắn bó lâu dài và sẵn lòng hỗ trợ công ty…
Mặt khác, một yếu tố không kém phần quan trọng giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này là vai trò của các công ty tƣ vấn IPO. Thực tế, nhiều công ty thƣờng coi nhẹ vấn đề tƣ vấn xây dựng một chiến lƣợc thông tin cho doanh nghiệp. Thiếu sót này là do hầu hết các công ty tƣ vấn chỉ có chuyên môn về lĩnh vực tài chính và hầu nhƣ không có kiến thức về xây dựng chiến lƣợc công bố thông tin. Do vậy họ thƣờng đơn thuần tƣ vấn doanh nghiệp công bố thông tin theo đúng quy định .
Hàng tháng, các doanh nghiệp niêm yết nên công bố thông tin vắn tắt về tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong tháng, thông tin về việc triển khai thực hiện các dự án lớn. Doanh nghiệp cũng nên xúc tiến việc thực hiện soát xét báo cáo tài chính theo quý. Định kỳ từ ba đến năm năm, các doanh nghiệp niêm yết nên có một báo cáo định giá doanh nghiệp. Báo cáo này gồm việc định giá chi tiết các loại tài sản vô hình, hữu hình, tài sản lƣu động... gần giống với báo cáo định giá
tài sản của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa do các tổ chức tài chính trung gian có uy tín tiến hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt.
Phạm Trí Cao (2010). Kinh tế lƣợng ứng dụng,Nhà xuất bản Thống Kê.
Trần Thị Hải Lý (2013). Nghiên cứu mức độ định giá thấp các phát hành làn đầu ra công chúng và chiến lƣợc đầu tƣ các cổ phiếu IPO tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Abdelkader Boudriga and Sarra Ben Slama and Neila Boulila (2009).What determines IPO underpricing ? Evidence from a frontier market.
Alexander Ljungqvist (2004). Handbooks in Finance: Empirical Corporate Finance. Chapter III.4: IPO Underpricing.
Alok Pande and R. Vaidyanathan. Determinants Of IPO Under Pricing In The National Stock Exchange Of India.
Jay R. Ritter (2013). Initial Public Offerings: Updated Statistics.
John Pearlstein.Measures of Issuer and Underwriter Power: Resource-Based Tools for Analyzing IPO Underpricing.
Kathleen Weiss Hanley (1993). The underpricing of initial public offerings and the partial adjustment phenomenon.
Md. Aminul Islam, Ruhani Ali, Zamri Ahmad (2010). An Empirical Investigation of the Underpricing of Initial Public Offerings in the Chittagong Stock Exchange
Stefano Abrizio (2000). Asymmetric information and underpricing of IPOs: the role of the underwriter, the prospectus and the analysts. An empirical examination of the Italian Situation.
Tim Loughran, Jay R. Ritter, Kristian Rydqvist (2013). Initial Public Offerings: International Insights.
Xisheng Wang (2012). IPO underpricing in Hồng Kông GEM.
Yuan Tian (2012). An examination factors influencing under-pricing of IPOS on the London stock exchange.
ZhouYunlan (2011). Research on Under-pricing of Initial Public Offerings in Our Country’s Growth Enterprise Market.
Các website
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet-thieu-chien-luoc-cong-bo-thong- tin-424362.htm
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/nhung-vu-ipo-khung-trong-lich-su-cong-nghe- 561404.htm (Báo Dân Trí)
http://finance.vietstock.vn/doanh-nghiep-a-z/ (Cộng đồng chứng khoán Vietstock) http://vneconomy.vn/60938P0C7/neu-doanh-nghiep-chua-san-sang-thi-nen-hoan- ipo.htm
http://www.cophieu68.vn/companylist.php
http://www.hnx.vn/web/guest/dang-niem-yet (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ) http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/Chungkhoan.aspx (Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM)
http://www.ioha2012.net/?page_id=1945 (Danh sách các quốc gia đang phát triển) http://www.vsd.vn/p6c28/danh-sach-to-chuc-dang-ky.htm (Trung tâm lƣu ký chứng khoán)
https://sites.google.com/site/anhttt/bai-giang-kinh-te-luong (Ths Trần Thị Tuấn Anh) www.ssc.gov.vn (Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc)
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG MẪU
TT
Mã niêm
yết Tên công ty
Ngày thành lập Ngày đấu giá Ngày niêm yết Khối lƣợng IPO
1 ABT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre 12/12/1977 04/10/2005 25/12/2006 3,300,000
2 AGR
Công ty cổ phần Chứng khoán NH Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam 20/12/2000 06/01/2009 10/12/2009 120,000,000
3 ASM
Công ty cổ phần Đầu tƣ và Xây