Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc định dƣớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng giá IPO trong ngắn hạn tại Việt nam (Trang 26)

dƣới giá IPO trong ngắn hạn.

Nghiên cứu của Xisheng Wang (2012) về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc định dƣới giá IPO của 102 mã cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông GEM cho thấy tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên trung bình là 29.89%. Các yếu tố nhƣ quy mô phát hành, giá IPO có tương quan âm đến định mức độ dưới giá tại Hồng Kông; trong khi các yếu tố khác nhƣ thâm niên hoạt động, tỷ lệ doanh thu trong ngày giao dịch đầu tiên và loại hình công ty thì không có ảnh hƣởng. Nghiên cứu này giải thích rằng quy mô phát hành lớn có thể làm giảm sự không chắc chắn về hiệu quả hoạt động của các công ty trong tƣơng lai. Những đợt IPO với quy mô lớn thƣờng đƣợc phát hành bởi những công đƣợc biết đến nhiều hơn bởi hiệu quả và thành tích hoạt động của họ trong nhiều năm. Vì vậy, quy mô phát hành càng lớn thì mức độ định dưới giá càng giảm. Kết quả

này cũng tƣơng tự với kết quả của Yuan Tian (2012)khi thực hiện nghiên cứu cho các mã chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Ngƣợc lại, trong một nghiên cứu tại thị trƣờng chứng khoán Tuynidi đƣợc thực hiện bởi Abdelkader Boudriga, Sarra Ben Slama và Neila Boulila (2009) cho thấy quy mô phát hành không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến mức độ định dưới giá.

Abdelkader Boudriga cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy giá IPO có tương quan âm với mức độ định dưới giá, nghĩa là giá IPO càng cao sẽ làm cho mức độ định dƣới giá IPO càng giảm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của TS. Trần Thị Hải Lý khi nghiên cứu tại thị trƣờng Việt Nam. Giá của tổ chức chào bán đƣa ra cho biết đƣợc phần nào mức độ định dƣới giá. Mức giá khởi điểm là một chỉ báo cho các mức giá mà những ngƣời đấu giá sẽ đặt mua và là mốc tham chiếu quan trọng cho việc đặt giá IPO tại Việt Nam.

Clark (2002) kiểm định mối quan hệ giữa thâm niên hoạt động và loại hình doanh nghiệp với việc định dƣới giá IPO. Ông đã tiến hành nghiên cứu một mẫu gồm 1,234 công ty trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1997. Kết quả chỉ ra rằng: có mối tƣơng quan giữa thâm niên hoạt động của công ty IPO với tỷ suất sinh lợi vƣợt trội của chứng khoán. Đặc biệt, thâm niên hoạt động của những công ty trong lĩnh vực công nghệ cao có mối tương quan âm với tỷ suất sinh lợi vượt trội ban đầu. Ngƣợc lại, thâm niên của những công ty không hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ suất sinh lợi vƣợt trội ban đầu. Tuy nhiên, Ritter (1991), Clarkson và Merkley (1994) cho rằng bất kể loại hình doanh nghiệp nào thì thâm niên hoạt động của công ty sẽ có tương quan âm với mức độ định dưới giá IPO. Điều này ủng hộ lý thuyết cho rằng những công ty đƣợc thành lập lâu đời sẽ tiềm ẩn ít rủi ro so với những công ty có lịch sử hình thành ngắn vì vậy thâm niên hoạt động của công ty càng cao thì mức độ định dưới giá càng thấp.

Một nghiên cứu khác về ảnh hƣởng của loại hình doanh nghiệp đến mức độ định dƣới giá IPO của Peter L.Karlis cho thấy loại hình doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến mức độ định dƣới giá. Cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực internet có mức độ định dưới giá cao hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác.

Md.Aminul Islam (2010) đã nghiên cứu về mức độ định dƣới giá IPO và các nhân tố tác động lên việc định dƣới giá IPO của Sở giao dịch chứng khoán Chittagong (Bangladesh). Kết quả cho thấy mức độ định dƣới giá là 480.72%. Trong các nhân tố đƣợc nghiên cứu, tuổi công ty và quy mô công ty có tương quan dương với mức độ định dưới giá. Trong khi đó, loại hình doanh nghiệp và quy mô phát hành có tương quan âm với mức độ định dưới giá. Ngƣợc lại, thời điểm phát hành không có ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá IPO của các chứng khoán niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Chittagong.

Trong một nghiên cứu của ZhouYuanlan (2011) về 78 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến - Trung Quốc giai đoạn từ tháng 10 năm 2009 đến 10 năm 2010, tỷ lệ doanh thu trong ngày giao dịch đầu tiên có mối tương quan dương với mức độ định dưới giá. Hơn nữa, mối tƣơng quan này còn có ý nghĩa thống kê rất mạnh mẽ. Điều này phản ánh tính chất đầu cơ rất mạnh mẽ của thị trƣờng, kết quả có thể dẫn đến hiện tƣợng bong bóng giá chứng khoán.

Ngoài những nghiên cứu về các nhân tố nhƣ quy mô phát hành, giá IPO, thâm niên hoạt động và loại hình doanh nghiệp, còn có nhiều nghiên cứu về các yếu tố khác đƣợc biết đến nhƣ nghiên cứu của McGuinness (1992). Ông đã tiến hành nghiên cứu trên một mẫu gồm 80 đợt IPO ở Hồng Kông từ năm 1980 đến năm 1990. Kết quả cho thấy mức độ định dƣới giá vào thời kỳ đó là khoảng 18%. Mức độ định dƣới giá đƣợc tính toán dựa trên tỷ suất sinh lợi thị trƣờng vƣợt trội ban đầu. Có ba lời giải thích cho kết quả này: thứ nhất, mức độ định dƣới giá có mối quan hệ cùng chiều với mức độ không chắc chắn về hiệu quả đầu tƣ trong tƣơng lai của chứng khoán IPO. Thứ hai, tỷ suất

sinh lợi trong ngày giao dịch đầu tiên có mối quan hệ cùng chiều với lần phát hành thứ hai sau phát hành lần đầu một khoảng thời gian ngắn. Thứ ba, mức độ định dƣới giá là dƣơng và có liên quan khá nhiều đến xu hƣớng thị trƣờng trƣớc khi phát hành.

Vong A.P.I và Zhao N (2008) đã thực hiện nghiên cứu để kiểm tra tỷ suất sinh lợi IPO ngày giao dịch đầu tiên của các công ty đƣợc yết trên thị trƣờng các công ty tăng trƣởng tại Hồng Kông (hay còn đƣợc gọi là Hồng Kông GEM) đến năm 2005. Kết quả cho thấy rằng các công ty thuộc GEM có mức định dƣới giá cao hơn so với các công ty trên sở niêm yết chính thức.Mức độ định dưới giá cao hơn vì tính dễ biến động của tỷ suất sinh lợi sau thị trường, thời điểm và bối cảnh thị trường. Họ kết luận rằng danh tiếng của nhà bảo lãnh phát hành không có mối tƣơng quan với tỷ suất sinh lợi vƣợt trội ban đầu.

Robit Bansa (2012) đã nghiên cứu và đƣa ra bằng chứng hỗ trợ cho việc định dƣới giá IPO trong ngắn hạn tại thị trƣờng chứng khoán Bombay. Kết quả nghiên cứu chỉ ra số lượng cổ phần chào bán, quy mô phát hành, thể chế, giá trị vốn hóa thị trường có tác động đến mức độ định dưới giá IPO sau khủng hoảng tài chính tại thị trường Ấn Độ. Trái lại, các nhân tố nhƣ thâm niên hoạt động công ty, thời điểm IPO, nhà sáng lập là ngƣời nƣớc ngoài hay ngƣời Ấn Độ không có tác động lên mức độ định dƣới giá.

Yuan Tian (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc định dƣới giá IPO cho 117 mã cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn cho thấy tỷ suất sinh lợi trung bình ngày giao dịch đầu tiên là 6.89%. Các yếu tố nhƣ quy mô phát hành, rủi ro của công ty, tỷ lệ nợ có ảnh hưởng đến định dưới giá tại Luân Đôn; trong khi các yếu tố khác nhƣ: danh tiếng nhà bảo lãnh phát hành, tỷ lệ P/E, tỷ số ROA thì không có ảnh hƣởng.

TS. Hải Lý và Ths. Dương Kha (2012) thực hiện nghiên cứu trên mẫu các cuộc IPO trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 7 năm 2012 tại Việt Nam đã tìm ra bằng chứng về hiện tƣợng định dƣới giá với mức định dƣới giá là 38% và 49%. Nghiên cứu cũng

cho thấy hai nhân tố là tỷ lệ mua vượt mức và mức giá khởi điểm của các cuộc đấu giá có tương quan ngược chiều lên mức độ định dưới giá. Các nhân tố khác nhƣ quy mô công ty, độ trễ niêm yết, tuổi công ty và sở hữu nhà nƣớc sau IPO không có tƣơng quan với mức độ định dƣới giá IPO.

Hui, Zongfang và Heping (2012) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của danh tiếng nhà bảo lãnh phát hành đến việc định dƣới giá IPO của các công ty tăng trƣởng tại Trung Quốc. Họ điều tra gần 150 công ty niêm yết trên thị trƣờng và khám phá ra tác động của các định chế tài chính trung gian kém danh tiếng đối với việc định dƣới giá IPO. Khi những ảnh hƣởng của danh tiếng xảy ra, các định chế tài chính trung gian có danh tiếng càng cao thì việc định dƣới giá càng ít xảy ra. Tuy nhiên, kết quả cho rằng các định chế tài chính trung gian không đóng vai trò cảnh báo chính. Danh tiếng nhà bảo lãnh ảnh hƣởng không nhiều đến thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc. Có sự khác biệt giữa thị trƣờng Trung Quốc và các thị trƣờng đã hoàn thiện ở Châu Âu và Mỹ. Ở thị trƣờng đã hoàn thiện, danh tiếng có tƣơng quan nghịch biến với những tác động của việc định dƣới giá IPO. Chủ yếu là do sự không hoàn hảo của các tổ chức và sự không hoàn hảo của thị trƣờng. Kết luận cuối cùng tác giả chỉ ra danh tiếng nhà bảo lãnh phát hành có ảnh hưởng đến việc định dưới giá IPO của các công ty tăng trưởng tại Trung Quốc.

Cheah Wai (2000) nghiên cứu mối quan hệ giữa danh tiếng của nhà bảo lãnh phát hành với mức độ định dƣới giá trên thị trƣờng IPO của Hồng Kông. Tác giả đã đánh giá và tiến hành xếp hạng danh tiếng của các nhà phát hành. Qua đó, ông thấy rằng các nhà phát hành ít danh tiếng định dưới giá IPO thấp hơn khoảng 8.4% so với các nhà phát hành có tiếng tăm hơn. Tuy nhiên, đây không phải số liệu có thể khẳng định những nhà phát hành có tiếng tăm ở Hồng Kông có hành vi làm giá. Nghiên cứu kết luận rằng nhà phát hành càng danh tiếng càng ít thận trọng và có khuynh hƣớng chọn lựa khi phát hành lần đầu, đối lập với các nhà phát hành ít danh tiếng khác.

Tóm lại, hiện tượng định dưới giá trong phát hành lần đầu tiên ra công chúng là một hiện tượng phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu thực nghiệm về định giá IPO tại Mỹ, Châu Âu, Châu Á đều tìm thấy bằng chứng của việc định dưới giá. Điều này chứng minh rằng xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới là phát hành IPO dưới giá và mức độ định dưới giá ở mỗi quốc gia là khác nhau.

Các nhà kinh tế học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều lý thuyết để giải thích hiện tượng định dưới giá IPO. Tuy nhiên, một lý thuyết có thể phù hợp trong việc giải thích cho hiện tượng định dưới giá ở quốc gia này nhưng không hẳn là thích hợp để áp dụng cho một quốc gia khác. Đó là do sự khác biệt về các yếu tố mang tính đặc thù của từng thị trường như: mức độ bất cân xứng thông tin, cơ chế định giá, độ trễ niêm yết…

CHƢƠNG 3 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng giá IPO trong ngắn hạn tại Việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)