Kết quả kiểm định loại hình kinh doanh của doanh nghiệp không tác động đến mức độ định dƣới giá IPO là phù hợp với giả thuyết 5 cũng nhƣ với kết quả nghiên cứu của
Xisheng Wang (2012). Tuy nhiên, kết quả này trái ngƣợc với nghiên cứu của
Md.Aminul Islam (2010) và Peter L.Karlis khi cho rằng loại hình doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến mức độ định dƣới giá.
Tại Việt Nam, ngành dịch vụ đang trong giai đoạn phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Tuy nhiên, dịch vụ vẫn chƣa chiếm ƣu thế so với ngành sản xuất. Kết quả hồi quy cho thấy loại hình doanh nghiệp là dịch vụ hay sản xuất cũng không ảnh hƣởng đến mức độ định dƣới giá. Điều này phù hợp với giả định ban đầu cũng nhƣ với một số nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây.
Như vậy, trong năm yếu tố đƣợc đƣa vào mô hình thì chỉ có hai yếu tố là giá IPO và thâm niên hoạt động có tác động đến việc định dƣới giá IPO trong ngắn hạn tại Việt Nam. Mô hình hồi quy giải thích đƣợc 25.88% sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên, 74.12% sự thay đổi còn lại có thể đƣợc giải thích bởi các yếu tố khác mà tác giả chƣa đƣa vào mô hình. Để phần nào giải thích cũng nhƣ tạo định hƣớng cho những nghiên cứu tiếp theo, sau đây tác giả nêu ra một số nguyên nhân có thể ảnh hƣởng đến việc định dƣới giá IPO tại Việt Nam.
Thời điểm IPO và thời điểm niêm yết trƣớc khủng hoảng tài chính 2008
Thời điểm những doanh nghiệp trong mẫu tiến hành đấu giá chủ yếu rơi vào năm 2007, đây là năm mà thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự tăng trƣởng vƣợt bậc cả về số lƣợng doanh nghiệp niêm yết cũng nhƣ quy mô của thị trƣờng. Cụ thể, trong năm 2007, có 249 doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, tăng 56 doanh nghiệp so với năm 2006. Tổng giá trị vốn hoá thị trƣờng đạt 491,000 tỷ đồng. Nếu quy ra theo tỷ giá thời điểm bấy giờ thì tổng giá trị vốn hoá toàn thị trƣờng vào khoảng 30.7 tỷ đô la Mỹ. Nắm bắt đƣợc cơ hội này, rất nhiều doanh nghiệp đã chọn thời điểm này để phát hành IPO.
Theo số liệu mà tác giả tổng hợp đƣợc thì trong năm 2007 đã có đến 96 doanh nghiệp tham gia phát hành IPO thông qua hình thức đấu giá. Những doanh nghiệp lựa chọn phát hành IPO vào thời điểm này đã rất khôn ngoan khi biết lợi dụng sự tăng trƣởng của thị trƣờng để thu về nguồn thặng dƣ lớn từ các đợt phát hành này. Cùng với đà tăng trƣởng của thị trƣờng, các mã cổ phiếu có thời gian niêm yết trƣớc khi khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra có giá giao dịch ngày đầu tiên rất cao. Điều này đã đem lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tƣ. Đây cũng là một trong những lý do giải thích hiện tƣợng định dƣới giá IPO tại Việt Nam.
Chênh lệch cung cầu của thị trƣờng
Sự chênh lệch trong cung cầu của thị trƣờng cũng là một nguyên nhân khiến cho giá giao dịch tăng cao. Theo quy luật cung cầu thông thƣờng: khi cung vƣợt cầu thì giá giảm và ngƣợc lại. Quy luật này cũng đúng khi áp dụng trên thị trƣờng chứng khoán. Thời điểm mà các doanh nghiệp tiến hành IPO thì nhu cầu của thị trƣờng về chứng khoán của các doanh nghiệp rất là lớn. Tuy nhiên, số lƣợng của các doanh nghiệp niêm yết lại không nhiều nên nguồn cung cổ phiếu khá thiếu hụt. Do vậy, chỉ cần một doanh nghiệp nào đó niêm yết trên sàn thì cũng thu hút sự tham gia của một lƣợng lớn các nhà đầu tƣ, dẫn đến giá giao dịch tăng cao vào thời điểm đó.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất để kiểm định các yếu tố tác động đến việc định dưới giá IPO trong ngắn hạn tại Việt Nam. Kết quả cho thấy mô hình hồi quy giải thích được 25.88% sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên.
Trong các biến độc lập được đưa vào mô hình, có hai biến có tác động lên mức độ định dưới giá là giá IPO và thâm niên hoạt động của công ty. Giá IPO và thâm niên hoạt động của công ty có tương quan âm với mức độ định dưới giá tại Việt Nam, nghĩa là giá IPO, thâm niên hoạt động càng cao thì mức độ định dưới giá càng thấp. Tuy nhiên, mức độ tác động của yếu tố thâm niên công ty là không cao. Trong khi đó, các biến còn lại như quy mô phát hành, tỷ lệ doanh thu trong ngày giao dịch đầu tiên, loại hình công ty không có ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá IPO trong ngắn hạn tại Việt Nam.
CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆC ĐỊNH GIÁ PHÁT HÀNH IPO TẠI VIỆT NAM