9. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc cơ bản trong quản lý. Lênin từng nói “không thể nào quản lý nếu không am hiểu thành thạo công việc, không thể nào quản lý nếu không có tri thức đầy đủ về khoa học quản lý”.
Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học khi ra các quyết định hoặc xử lư thông tin để xác định mục tiêu, bên cạnh đó người lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thực tiễn công tác; việc quản lý phải đảm bảo tính khoa học đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu, khái quát kinh nghiệm giáo dục, kinh nghiệm quản lý và áp dụng chúng vào thực tiễn quản lý. Phải kết hợp chặt chẽ giữa lư luận với tình hình và kinh nghiệm thực tế, cụ thể hóa đường lối thành bước đi, mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, kế hoạch phát triển trước mắt và lâu dài của tổ chức cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện.
Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý CTSV phải xuất phát từ thực tế CTSV hiện tại, lựa chọn những nhân tố thúc đẩy phát triển đặc biệt phải lựa chọn những biện pháp cơ bản nhất khiến cho kết quả trực tiếp ứng dụng vào thực tiễn CTSV. Trong việc lựa chọn các biện pháp thì ngoài việc căn cứ vào thực tiễn cần phải dựa trên tính khoa học mới đảm bảo được độ tin cậy, chính xác và qua đó khi vận dụng vào thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.
62