Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 35)

9. Cấu trúc luận văn

1.6.3.Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục.

“Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (Nghị quyết ĐH Đảng CSVN lần IX)

28

giáo dục là “phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.( Nghị quyết ĐH Đảng CSVN lần IX).

Các quan điểm của Đảng về giáo dục được cụ thể hóa bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp; các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đặc biệt, chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng sự nghiệp giáo dục.

Kết luận chương 1

Nghiên cứu về đề tài quản lý đề tài CTSV, chương 1 của đề tài tập chung làm rõ các khái niệm và các thuật ngữ có liên quan làm sáng tỏ khái niệm về sinh viên, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, làm rõ mục đích và nội dung của công tác quản lý CTSV trong trường đại học cũng như công tác quản lý CTSV.trong trường Đại học. Ngoài ra, tác giả cũng đi vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CTSV, mối liên hệ giữa quản lý CTSV với chất lượng đào tạo, qua đó đã cho chúng ta một cơ sở lý luận về quản lý CTSV. Những cơ sở lý luận này là nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng thực hiện quản lý CTSV của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội cũng như đề xuất các giải pháp cho việc quản lý CTSV của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

29 Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 35)