Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú

Một phần của tài liệu Quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 56)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.6. Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú

Công tác QLSV nội trú, ngoại trú luôn là vấn đề gây bức xúc và được sự quan tâm, lo lắng của nhà trường, gia đình và cả xã hội. Môi trường sống phức tạp với không ít các tệ nạn xã hội trong khi đó SV là đối tượng rất dễ bị tác động, lôi kéo. Hơn nữa, an ninh trật tự không tốt, điều kiện ăn ở thấp, môi trường sống không lành mạnh, SV phải thường xuyên thay đổi chỗ ở… là những vấn đề nổi cộm trong SV ngoại trú hiện nay. Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo của nhà trường. Trong khi đó, theo thống kê, khoảng 80% SV phải ở ngoại trú.

49

Bảng 2.8: Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

75 17.0 179 40.7 129 29.3 57 13.0

-Công tác tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung này đã được đánh giá mức trung bình với 75 phiếu đánh giá tốt đạt tỷ lệ 17%; đánh giá thực hiện mức khá có 179 phiếu chiếm 40,7%; trung bình 129 phiếu chiếm tỉ lệ 29,3% và đánh giá mức yếu có 57 phiếu chiếm tỉ lệ 13%. Như vậy có thể thấy rằng công tác lập kế hoạch tổ chức phối hợp trong QLSV nội trú, ngoại trú của trường được đánh giá trung bình và yếu.

-Qua đánh giá cho thấy, công tác phối hợp giải quyết các vụ việc liên quan đến SV chưa kịp thời, nguyên nhân là chưa ban hành các quy định, quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan, trong khi đó có một cán bộ phụ trách nhiều mảng công việc nên việc phối hợp để giải quyết các vụ việc liên quan đến SV còn chậm trễ. Công tác tư vấn pháp luật vẫn còn hạn chế, chưa được quan tâm. Nhà trường mới chỉ làm công tác tuyên phổ biến, vận động phòng chông tội phạm và các tệ nạn xã hội thông qua các buổi sinh hoạt của Hội SV hoặc qua các buổi sinh hoạt công dân đầu khóa, như vậy là công tác tuyên truyền quá ít, chưa tác động đến được với SV, chưa có tác dụng giáo dục SV. 2.3. Thực trạng quản lý công tác sinh viên của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ là một trường mới thành lập. Xác định được tầm quan trọng của việc quản lý CTSV, Ban Giám hiệu nhà

50

trường đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao và tích cực triển khai, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế về CTSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Quản lý CTSV được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt coi trọng, coi sự ổn định chính trị nhà trường trong đó có sự ổn định chính trị trong SV là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Các cấp chính quyền, đoàn thể và phụ huynh ngày càng tin tưởng vào sự vững mạnh của nhà trường.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý CTSV của trường, tác giả tiến hành xin ý kiến 68 cán bộ, giảng viên của trường tại phiếu 2, phụ lục 2 về việc đánh giá thực trạng quản lý CTSV của trường. Kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 2.9: Thực trạng quản lý công tác sinh viên của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

STT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1

Ban hành các văn bản, quy định, kế hoạch về quản lý CTSV

5 7.4 17 25.0 27 39.7 19 27.9

2

Nhận thức của cán bộ giảng viên về tầm quan trọng của quản lý CTSV

14 20.6 13 19.1 36 52.9 5 7.4

3 Năng lực của đội ngũ QLSV 18 26.5 32 47.1 12 17.6 6 8.8

4 Mức độ quan tâm của cán bộ

quản lý về quản lý CTSV 13 19.1 25 36.8 28 41.2 2 2.9

5 Cơ sở vật chất phục vụ cho

51 STT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 6

Sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, gia đình và các ban ngành đoàn thể

0 0.0 19 27.9 22 32.4 27 39.7

7 Công tác giáo dục chính trị tư

tưởng trong SV 2 2.9 14 20.6 33 48.5 19 27.9

8

Công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo quyền lợi, chính sách cho SV

4 5.9 18 26.5 41 60.3 5 7.4

Kết quả đánh giá ở bảng trên cho thấy:

2.3.1. Ban hành các văn bản, quy định, kế hoạch về quản lý CTSV

Nội dung ban hành các văn bản, quy định, kế hoạch về quản lý CTSV không được đánh giá cao cụ thể có 5 phiếu đánh giá tốt chiếm tỉ lệ 7,4%; khá có 17 phiếu chiếm tỉ lệ 25%; trung bình 27 phiếu chiếm tỉ lệ 39,7%; đánh giá thực hiện yếu có 19 phiếu chiếm tỉ lệ 27,9%. Điều này có thể nhận xét việc cụ thể hóa và ban hành các văn bản, quy định dựa trên quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhà trường chưa kịp thời, chưa gắn liền với thực tế công tác QLSV, nguyên nhân của nó xuất phát từ nhận thức của cán bộ, giảng viên trong công tác QLSV trong nhà trường, một nguyên nhân nữa là chưa chủ động tham mưu cho lãnh đạo nhà trường ban hành các quy định, lập kế hoạch

triển khai công tác QLSV.

2.3.2. Mức độ quan tâm của cán bộ quản lý về quản lý CTSV

Nội dung về mức độ quan tâm của cán bộ quản lý được đánh giá khá tốt cụ thể đánh giá tốt có 13 phiếu chiếm tỉ lệ 19,1%; đánh giá mức khá có 25 phiếu chiếm tỉ lệ 36,8%; trung bình với 28 phiếu chiếm tỉ lệ 41,2% và 2 phiếu

52

cho mức độ thực hiện yếu chiếm 2,9%. Cán bộ quản lý rất đồng tình với tầm quan trọng trong QLSV, xác định quản lý CTSV trong nhà trường là một khâu rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường hiện nay.

2.3.3. Năng lực của đội ngũ QLSV

Năng lực đội ngũ cán bộ QLSV được đánh giá ở mức trung bình. Qua bảng khảo sát đánh giá của cán bộ, giảng viên. Đánh giá tốt có 18 phiếu chiếm tỉ lệ 26,5%; đánh giá mức khá có 32 phiếu chiếm tỉ lệ 47,1%; trung bình với 12 phiếu chiếm tỉ lệ 17,6% và 8,8% với 6 phiếu cho mức độ thực hiện yếu.

Như vậy lãnh đạo nhà trường đã quan tâm về vấn đề quản lý CTSV và thành lập phòng CTSV, kịp thời, đáp ứng với yêu cầu công việc. Tuy nhiên cơ cấu về số lượng cán bộ làm CTSV còn thiếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Do đó, nhà trường cần quan tâm bổ sung nhân sự cho phòng CTSV, đồng thời bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý SV, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường bạn, thường xuyên cập nhật thông tin về SV thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.

2.3.4. Nhận thức của cán bộ giảng viên về tầm quan trọng của quản lý CTSV

Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên được đánh giá mức trung bình với 14 phiếu đánh giá tốt chiếm tỉ lệ 20,6%; đánh giá mức khá có 13 phiếu chiếm tỉ lệ 19,1%; trung bình với 36 phiếu chiếm tỉ lệ 52,6% và 7,4% với 5 phiếu cho mức độ thực hiện yếu. Như vậy có thể nhận xét bên cạnh những cán bộ, giảng viên cho rằng quản lý CTSV là quan trọng trong quá trình học tập tại trường vẫn còn không ít cán bộ, giảng viên xem nhẹ công tác QLSV, vì họ cho rằng công tác này là không cần thiết, SV chủ yếu ở ngoại trú nên có chính quyền địa phương. QLSV bao gồm quản lý tất cả các mặt hoạt động học tập và rèn luyện của SV, nếu nhận thức đúng vấn đề phối hợp trong việc giáo dục SV góp phần rèn luyện SV có ý thức trong học tập và rèn luyện. Do đó, phòng CTSV cần tham mưu cho lãnh đạo nhà trường quán triệt trong

53

toàn thể cán bộ, giảng viên về quản lý CTSV, ban hành các quy định cụ thể đối với cán bộ, giảng viên để họ nắm vững các quy định của nhà trường về quản lý giáo dục SV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với những yêu cầu mới.

2.3.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho QLSV

Cơ sở vật chất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa thực hiện được các nhiệm vụ trong công tác QLSV. Nội dung này đánh giá tốt có 6 phiếu chiếm tỉ lệ 8,8%; đánh giá mức khá có 14 phiếu chiếm tỉ lệ 20,6%; trung bình với 32 phiếu chiếm tỉ lệ 47,1% và 23,5% với 16 phiếu cho mức độ thực hiện yếu. Nhìn chung về cơ sở vật chất đã được nhà trường đầu tư cho phòng CTSV về máy móc, trang thiết bị. Tuy nhiên, do trường còn mới thành lập, cơ sở hạ tầng còn đang sử dụng chung với các viện khác nên việc bố trí các phòng tự học, phòng sinh hoạt chung cho SV, phòng tập cho các CLB còn rất hạn chế.

2.3.6. Sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, gia đình và các ban ngành đoàn thể và các ban ngành đoàn thể

Công tác phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình và các ban ngành đoàn thể. Nội dung này được đánh giá ở mức trung bình với 19 phiếu đánh giá mức khá chiếm 27,9%, trung bình có 22 phiếu chiếm 32,4% và 27 phiếu đánh giá yếu chiếm 39,7%. Nội dung này cho thấy một thực trạng về sự phối hợp với chính quyền địa phương, gian đình và các ban ngành trong việc QLSV còn rất hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là thiếu cán bộ làm CTSV để phân công nhiệm vụ phụ trách phối hợp với chính quyền tổ dân phố có SV trú mà mình phụ trách cũng như phối hợp với cán ban ngành liên quan. Một thực tế nữa là địa bàn cư trú của SV rất rộng, SV thay đổi chỗ ở liên tục và không thông báo với phòng CTSV nên việc phối hợp QLSV ngoại trú với địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

2.3.7. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong SV

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong SV chưa thực sự được phòng CTSV quan tâm mà chủ yếu quan tâm tới kế hoạch tháng, và giải quyết các

54

công việc hành chính. Nội dung này được đánh giá mưc trung bình được thể hiện qua số phiếu đánh giá tốt 2 phiếu tỉ lệ 2,9%; khá 14 phiếu tỉ lệ 20,6%; trung bình 33 phiếu tỉ lệ 48,5% và yếu 19 phiếu chiếm tỉ lệ 27,9%. Nhà trường chưa có tổ chức đoàn nên công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho SV còn gặp nhiều khó khăn.

2.3.8. Công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo quyền lợi, chính sách cho SV

Nội dung thi đua khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo quyền lợi, chính sách cho SV đánh giá mức trung bình với 4 phiếu đánh giá tốt chiếm 5,9%, 18 phiếu đánh giá khá chiếm 26,5% và 41 phiếu trung bình chiếm 60,3% và 5 phiếu đánh giá yếu chiếm 7,4%. Nhà trường chưa xây dựng được quy chế thi đua, khen thưởng cho SV nên chưa khuyến khích SV cố gắng đạt thành tích cao trong các lĩnh vực. Việc kỷ luật những SV vi phạm nội quy và quy chế của nhà trường đã được thực hiện tương đối tốt.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý công tác sinh viên tại trường Đại Khoa học và Công nghệ Hà Nội

2.4.1. Những ưu điểm:

- Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và xác định quản lý CTSV là một trong những nhiệm vụ của nhà trường. Công việc này đã được đưa vào nội dung của kế hoạch năm học.

- Nhà trường đã cụ thể hóa các văn bản của Bộ GD&ĐT về công tác QLSV.

- Công tác QLSV được thực hiện theo đúng quy chế. Đội ngũ cán bộ quản lý của trường nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Hội đồng trường, Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đến việc đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý nói chung và công tác QLSV nói riêng trong nhà trường.

- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV đã được quan tâm, Nhà trường đã tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác của SV. Nhà trường đã

55

thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự phối hợp giữa các bộ phận làm công tác chính trị, tư tưởng này càng nhịp nhàng và có hiệu quả (như phối hợp giữa phòng đào tạo và phòng CTSV trong việc tổ chức học chính trị đầu khoá cho SV, trong việc phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học của SV, phối hợp giữa hội SV với phòng CTSV trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội trong và ngoài trường, xây dựng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút đông đảo SV tham gia.

- Công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và quy chế, quy định hiện hành, việc xét lên lớp cho SV hàng năm được thực hiện nghiêm túc. Đối với SV yếu nhà trường đã có thông báo và trao đổi kịp thời để động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện.

- Tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, là món ăn tinh thần của SV, các hoạt động xã hội, qua đó thu hút SV tham gia tích cực.

- Công tác tổ chức hành chính trong QLSV đã tổ chức tương đối tốt, nhà trường đã thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước quy định đối với SV về miễn giảm học phí, bảo hiểm, vay vốn.

- Biểu dương được những SV đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện nghiên cứu khoa học và xử lí kỷ luật kịp thời đối với SV vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế.

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những nội dung, công việc trong công tác QLSV trong những năm qua tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã làm được thì vẫn còn có những hạn chế nhất định trong công tác QLSV như sau:

- Nhà trường chưa xây dựng được các kế hoạch QLSV sát với tình hình thực tế đối với SV của nhà trường, việc giải quyết các thủ tục hành chính, các

56

chế độ chính sách cho SV còn nhiều bất cập, một số công việc còn giải chậm trễ, chưa kịp thời gây khó khăn cho SV phải đi lại nhiều lần.

- Công tác phổ biến, quán triệt những quy định chung về QLSV chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục, đến mọi cán bộ, giảng viên và SV của trường để cán bộ và giảng viên của nhà trường đặc biệt là những cán bộ, giảng viên trực tiếp tham gia vào việc QLSV thấy được tầm quan trọng của công tác QLSV để nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác của mình. Bên cạnh đó, SV của trường cần được phổ biến và quán triệt những quy đinh về QLSV.

- Việc xây dựng các nội dung chưa cụ thể. Hoạt động thi đua khen thưởng chưa kịp thời để động viên khuyến khích SV học tập và rèn luyện. Cơ chế hoạt động CTSV cho đội ngũ cán bộ, giảng viên; trang thiết bị, kinh phí cho công tác QLSV chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý CTSV của trường chưa triệt

Một phần của tài liệu Quản lý công tác sinh viên của trường đại học khoa học và công nghệ hà nội trong giai đoạn hiên nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)