Phânlập chủng nấm men có khả năng lên men kombuchatừ trà Thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng của nấm men trong lên men kombucha từ trà thái nguyên (LV01302) (Trang 45)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.1. Phânlập chủng nấm men có khả năng lên men kombuchatừ trà Thá

Nguyên

Để phân lập các chủng nấm men có khả năng lên men kombucha cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lên men kombucha tự nhiên

Nguyên liệu: Trà Thái Nguyên (trà đinh, trà tôm và trà đặc sản), đường sucrose. Tiến hành: Đun sôi 1000ml nước, bổ sung 20g trà để trong thời gian khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy dịch trà đổ vào bình thủy tinh sạch, thêm 125g đường khuấy đều, để nguội. Sử dụng acid acetic điều chỉnh pH: 4,5. Sau 7 ngày ở 300

C [36] ta thu được kombucha, gồm dịch trà đường lên men và một SCOBY nổi lên trên bề mặt. Dùng vải sạch lọc lấy dịch, tiến hành phân lập nấm men.

Bước 2: Phân lập nấm men

Sử dụng môi trường Hanxen thanh trùng theo phư ng pháp Pasteur sau đó được phân vào các đĩa petri đã vô trùng.

Dịch kombucha được pha loãng từ 10-1 – 10-10, dùng pipet lấy 1 ml dịch huyền phù ở các nồng độ pha loãng khác nhau, mở h đĩa petri nhỏ vào đó từ 1 – 2 giọt, dùng bàn trang vô trùng nhẹ nhàng dàn đều thể tích đó khắp bề mặt môi trường. Nuôi trong tủ ấm 280

C trong thời gian khoảng thời gian 2 - 3 ngày.

Bước 3: Kết quả phân lập

Sau khi phân lập và nuôi trong tủ ấm đem đi quan sát thu được các kết quả như sau:

Trà đặc sản phân lập được 15 mẫu (kí hiệu Từ T1 đến T15). Trà tôm phân lập được 12 mẫu (kí hiệu T16 đến T27). Trà đinh phân lập được 9 mẫu (kí hiệu T28 đến T36).

Tổng số thu được 36 mẫu, sau khi quan sát và đo kích thước khuẩn lạc chúng tôi chia số mẫu trên thành các nhóm được miêu tả dưới bảng sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm hình th i và kích thước của nấm men trong các mẫu phân lập

Nhóm Mẫu nấm men Đặc điểm hình thái khuẩn lạc Kích thước

1 T2, T5, T9, T12, T14, T19, T21, T23, T26, T27, T31, T32, T34

Tròn, màu trắng ngà, bề mặt tr n nhẵn, nhìn nghiêng lồi, không có tâm, bờ không có răng cưa.

1,5 - 2mm

2 T1, T3, T7, T11, T13, T16, T17, T18, T20, T24, T29, T30, T33, T35

Tròn, màu trắng ngà, bề mặt tr n nhẵn, nhìn nghiêng lồi, không có tâm, bờ không có răng cưa.

2 -2,5mm

3 T4, T6, T8, T10, T22, T25, T28, T36

Tròn, màu trắng ngà, bề mặt tr n nhẵn, nhìn nghiêng lồi, không có tâm, bờ không có răng cưa.

> 2,5mm

Từ kết quả thể hiện qua bảng trên, chúng tôi tiến hành tuyển chọn được 9 mẫu khuẩn lạc có đường kính từ > 2mm, tr n, nhẵn, bóng được kí hiệu T1, T3, T11, T17, T20, T25, T29, T30, T36, làm đối tượng nghiên cứu và tạm gọi là các chủng nấm men.

Bước 4: Quan sát hình thái tế bào học và hình thức sinh sản của nấm men. Để quan sát hình dạng tế bào và hình thức sinh sản của 9 mẫu nấm men chúng tôi tiến hành làm tiêu bản sau đó soi trên kính hiển vi Olympus CX31 với độ phóng đại 1000 lần.

Hình3.2.Ảnh chụp khuẩn lạc nấm men trên môi trường thạch đĩa

Hình 3.3. Ảnh chụp khuẩn lạc nấm men trên môi trường thạch nghiêng

Qua quan sát chúng tôi thấy tế bào nấm men của 9 chủng hầu như gần giống nhau, chúng đều có hìnhovan và sinh sản bằng hình thức nảy chồi.

Như vậy đã phân lập được 36 mẫu nấm men và dựa vào đặc điểm hình thái, kích thước tuyển chọn sơ bộ được 9 chủng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng của nấm men trong lên men kombucha từ trà thái nguyên (LV01302) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)