Các nghiên cứu kombucha ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng của nấm men trong lên men kombucha từ trà thái nguyên (LV01302) (Trang 33)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.3.2.Các nghiên cứu kombucha ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam sản phẩm kombucha hầu như chỉ được truyền miệng nhau làm thủ công, chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về trà kombucha. Tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu bước đầu tìm hiểu về kombucha. Năm 2008, Hà Thị Mỹ Trinh thuộc trường Đại học Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ hí Minh đã có công trình nghiên cứu “Thử nghiệm chế biến nước trà xanh lên men từ vi khuẩn A. xylinum và nấm men

S.cereviciae”. Hay Đinh Văn Nam – Viện Đại học Mở Hà Nội đã “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men nước giải khát kombucha từ chè phế liệu” vào năm 2011. Năm 2012, Lê Nguyễn Thị Hồng Ngọc của Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh và cộng sự đã có công trình nghiên cứu “Nghiên cứu hệ vi sinh vật của trà kombucha và hiệu quả tác dụng trên một số chỉ tiêu sinh lý chuột”. Tới năm 2013, Nguyễn Thị Thanh Xuân

và cộng sự thuộc khoa Công nghệ Sinh học của trường Đại học Mở thành phố Hồ hí Minh đã nghiên cứu trong lĩnh vực y dược “Khảo sát khả năng giải độc và hạ men gan của trà Kombucha trên mô hình in vivo”. ũng trong năm 2013 Tôn Nữ Liên Hư ng thuộc khoa Khoa học Tự nhiên, Đại học Cần Th đã có nghiên cứu “ nh hưởng của thời gian chế biến tới một số tính chất và hoạt tính sinh học của trà giấm kombucha”. Nghiên cứu chỉ ra: tính chất vật lý, hóa học, hàm lượng của các hợp chất hữu c có hoạt tính trong Trà giấm kombucha được chế biến từ Trà đóng gói hiệu Lipton và từ Trà đóng gói hiệu Trà Xanh. Trà giấm kombucha có hoạt tính sinh học: tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa, độc tính trên tế bào ung thư, theo thời gian lưu mẫu, trên từng loại trà giấm[46].Gần đây nhất là các đề tài “Nghiên cứu một số chủng nấm men lên men kombucha từ trà Shan Tuyết Hà Giang” của Lâm Thị Hồng Liên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2013 và đề tài “Nghiên cứu một số chủng vi khuẩn lên men kombucha từ trà Thái Nguyên” của Lê Thị Huệ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 [7], [11].

CHƯ NG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng của nấm men trong lên men kombucha từ trà thái nguyên (LV01302) (Trang 33)