Giả thuyết Ho đƣợc đặt ra: không có sự khác biệt giữa nhân viên nam và nữ đến hiệu quả công việc.
Dựa vào kết quả Test of Homogeneity of Variances (phụ lục 6), với mức ý nghĩa sig. = .866 (>.05) có thể nói phƣơng sai đánh giá về hiệu quả công việc giữa các nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Nhƣ vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính
ANOVA ketqua Tổng bình phƣơng df Trung bình bình phƣơng F Mức ý nghĩa Hồi quy .190 1 .190 .559 .455 Phần dƣ 90.412 266 .340 Tổng 90.602 267
Theo kết quả bảng 4.11 trên, cho thấy với mức ý nghĩa sig. = .455 (>.05) nên có thể kết luận không có sự khác biệt về hiệu quả công việc giữa hai nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ.
4.4. Tóm tắt
Chƣơng này trình bày một cách chi tiết các kết quả trong nghiên cứu định lƣợng, phân tích và kiểm định mô hình. Kết quả trên cho thấy các thang đo đều đạt giá trị sử dụng sau khi loại một biến trong phân tích nhân tố EFA. Mô hình nghiên cứu chính thức gồm 6 thành phần và 26 biến quan sát, kết hợp với 3 biến dummy thể hiện đặc điểm cá nhân. Kết quả kiểm định và phân tích hồi quy bội cho kết quả 5 trong 6 thành phần của mô hình môi trƣờng làm việc tác động đến hiệu quả công việc, đó là (1) sự thân thiện, (2) sự thẳng thắn và cởi mở, (3) cơ hội học hỏi và phát triển cá nhân, (4) sự cân bằng giữa công việc và gia đình, (5) sự
ủng hộ của cấp trên. Và một đặc điểm cá nhân có ảnh hƣởng đến hiệu quả công đó là yếu tố thu nhập, điều này cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu trƣớc đây. Chƣơng tiếp theo sẽ thảo luận về các kết quả đạt đƣợc trong chƣơng này, đồng thời đề xuất một số ý kiến, những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chƣơng 4 trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16 cho phép ta loại biến và kiểm định mô hình cũng nhƣ phân tích hệ số hồi quy của mô hình. Chƣơng này tiếp tục thảo luận các kết quả kiểm định từ chƣơng 4, trên cơ sở đó tác giả gợi ý một số ý kiến xây dựng và duy trì môi trƣờng làm việc phù hợp, để có thể khai thác tối đa năng lực của nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng. Chƣơng này bao gồm ba phần chính, phần thứ nhất thảo luận kết quả nghiên cứu, phần hai đƣa ra một số kiến nghị, phần còn lại là nêu ra những hạn chế cũng nhƣ định hƣớng nghiên cứu tiếp theo.