0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên,

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 63 -63 )

giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về việc phòng chống tình trạng bỏ học của học sinh trung học phổ thông

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về việc phòng chống trình trạng bỏ học của HS THPT có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Chỉ khi toàn xã hội, trước hết là ngành giáo dục và các lực lượng liên quan trực tiếp, nhận thức được ví trí, tầm quan trọng, trách nhiệm của mình đối với công tác này thì mới thực sự đưa hết tâm lực đóng góp cho việc phòng chống HS THPT bỏ học.

* Nội dung giải pháp

a) Làm rõ vị trí của tri thức, của việc học trong xã hội hiện nay, trong việc nâng cao đời sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. GD là một hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài người và phát triển theo sự phát triển của xã hội. GD hình thành và phát triển nhằm thực hiện chức năng giao truyền kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau và để cho thế hệ sau có trách nhiệm tiếp thu, kế thừa, phát triển. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam cũng đã khẳng định vai trò của việc học. “Học thức là tài sản lớn nhất của quốc gia”, “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm cần thiết và quan trọng”. Quan điểm “GD là quốc sách hành đầu” của Đảng, của Nhà nước, của Chính phủ trở thành một quan điểm chỉ đạo xuyên suốt phát triển GD&ĐT. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm tới việc học của mọi người, mọi giới, Người khuyên phụ nữ “Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được”…

b) Tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân nhận thức được tác hại của việc không đi học, học vấn thấp, bỏ học sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bản

thân, của gia đình, của xã hội. Điều này có thể chứng minh bằng những minh chứng trong lịch sử, trong cuộc sống xã hội, trong thực tiễn của huyện Tân Phúvà trong bất cứ một xã nào. Thực tiễn trong cuộc sống hiện nay, những người có học vấn phổ thông, được tiếp tục học nghề hoặc học trình độ cao hơn, thường có một việc làm ổn định, có thu nhập cao hơn và có đời sống kinh tế - văn hóa tốt hơn. Trái lại, trình độ thấp, không có học vấn, dẫn đến những hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, tri thức cuộc sống, thậm chi còn vi phạm pháp luật. Rất nhiều trường hợp tệ nạn xã hội có nguyên nhân từ thất học, bỏ học, mù chữ. Một số trường hợp HS vi phạm pháp luật, thậm trí phạm tội nghiêm trọng ở huyện Tân Phúthời gian qua đã chứng minh điều đó.

c) Cần lồng ghép tuyên truyền, giáo dục cho HS THPT khi các em mới bước vào lớp 10 để các em duy trì việc học của mình trong suốt quá trình học tập. Thực hiện tích hợp việc GD vai trò quan trọng của tri thức, của việc học thông qua các môn học khác nhau, thông qua chương trình ngoại khóa, qua hoạt động của các tổ chức, đoàn thể. Quán triệt cho CBQL, GV, nhân viên về vị trí quan trọng của giải pháp QL công tác nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về việc phòng chống trình trạng bỏ học của HS THPT. Quán triệt cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, tôn giáo, phụ huynh HS,... về vị trí và tầm quan trọng của giải pháp QL công tác nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về việc phòng chống trình trạng bỏ học của HS THPT. Làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể… từ xã, thị trấn đến các lực lượng GD xã hội của địa phương về vai trò của GD. Làm cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức được rằng đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển, có lợi lâu dài nhất, hiệu quả nhất. Tuyên truyền GD đến các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của GD, của học vấn, của tri thức; tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách đối với GD&ĐT của Đảng và Nhà nước trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới. Phối hợp với các

công ty, nhà máy, các doanh nghiệp trên địa bàn, các dòng họ đạo trên địa bàn để chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức rằng không cần học đến nơi đến chốn, thậm chí ít hoặc không quan tâm đến việc học của con em,… Đưa nội dung này vào chương trình GD và kế hoạch hoạt động của các trường THPT, vào kế hoạch công tác năm học và học kỳ của các tổ chuyên môn, của GV và cụ thể hóa thành một tiêu chí thi đua cho các tập thể và cá nhân.

* Cách thức thực hiện

Hàng năm để chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục, các nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà sóat số liệu HS cùng với các hội, đoàn thể để thực hiện huy động HS đến lớp, đặc biệt đối với lớp HS lớp 9 lên lớp 10.

BGH, đội ngũ GVCN thường xuyên theo dõi việc duy trì sĩ số HS trên lớp, thực hiện việc QL HS bằng phiếu “HS có nguy cơ bỏ học” cho từng lớp, từng năm học và được chuyển tiếp lên các lớp sau thông qua việc ghi chép vào sổ chủ nhiệm để GVCN nắm bắt và cập nhật kịp thời. Đối với những HS có nguy cơ bỏ học tùy theo nguyên nhân, nhà trường cùng với chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nên có biện pháp vận động, hỗ trợ kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các em được đi học trở lại. Đặc biệt khi các em trở lại lớp GVCN, cũng như GV bộ môn nên có sự quan tâm đặc biệt để giúp các em vượt qua khó khăn, nhất là HS yếu kém. Cần có kế hoạch phụ đạo để giúp các em lấy lại căn bản và định hướng cho các em về thái độ học tập đúng đắn, tránh trường hợp bỏ mặc, không quan tâm hoặc xem các em là “chướng ngại” của lớp sẽ làm các em mặc cảm, chán nản sẽ tiếp tục bỏ học.

Hàng tuần duy trì nề nếp sinh hoạt GVCN, thực hiện chế độ trực ban của lớp để theo dõi và nắm bắt diễn biến tư tưởng HS để có biện pháp tác động kịp thời và báo cáo về BGH. Đặc biệt chống các hiện tượng HS bỏ tiết, nghỉ học không lý do. Hàng tháng BGH họp với GVCN và các thành viên liên

quan nghe báo cáo công tác phòng chống HS bỏ học, rút ra bài học kinh nghiệm và chỉ đạo các phương án khắc phục.

Thành lập các nhóm thầy cô và HS tình nguyện để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề bạo lực, lạm dụng, bắt nạt,… xảy ra trong trường học. Giải quyết vấn đề dựa trên tinh thần bảo vệ và GD cả với HS bị hại và HS gây lỗi.

3.2.2. Lập kế hoạch, phân công nhân sự, xây dựng chương trình hoạt động trong công tác phòng chống tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học

* Mục tiêu của giải pháp

Bốn chức năng của QL (kế hoạch hoá - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra) QL phòng chống hiện tượng HS bỏ học nói riêng luôn cần được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp bổ sung cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình này sang chu trình sau theo hướng phát triển.

Khi đã quán triệt được về mặt nhận thức, tổ chức công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học mà không có một chương trình, kế hoạch cụ thể, không có người chịu trách nhiệm thực hiện thì cũng chỉ dừng lại ở mặt hô hào, hình thức, đánh trống bỏ dùi. Có thể nói, chất lượng và hiệu quả của công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học ở huyện Tân Phúphụ thuộc rất lớn về giải pháp QL công tác xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động, bồi dưỡng bố trí nhân lực cho hoạt động này.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các trường THPT, các đơn vị liên quan để xây dựng, thống nhất kế hoạch về công tác phòng chống tình trạng HS bỏ học và đưa vào chương trình hoạt động của nhà trường, các tổ chức đoàn thể liên quan. Cần phải làm tốt công tác QL việc thu thập thông tin về thực trạng HS THPT bỏ học. Muốn phòng chống được thực trạng bỏ học, trước tiên nhà trường phải nắm chắc thực trạng, nguyên nhân và dự báo được những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ bỏ học.

*Nội dung của giải pháp

Nhà trường phải có kế hoạch và triển khai đến GVCN ngay đầu năm học, phải thu thập thông tin về tình hình HS một cách khách quan, chính xác, trung thực, đáng tin cậy. Muốn vậy, các trường cần hướng dẫn, tổ chức tốt công tác GVCN, tìm hiểu ở các trường THCS khi các em mới vào lớp 10, tìm hiểu ở địa phương, ở hoàn cảnh gia đình của từng HS. GVCN phải cung cấp thông tin liên quan đến phòng chống HS bỏ học một cách cụ thể, rành mạch, đầy đủ các chi tiết cần thiết. Lập danh sách HS và cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể về đặc điểm tâm lý, giới tính, kết quả học lực hạnh kiểm của các năm học qua, địa chỉ cần rõ ràng (số nhà, đường phố, tổ, ấp, xã), hoàn cảnh gia đình, trình độ cha mẹ… Có thể chia theo ba mức độ nguy cơ bỏ học: nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ rất cao.

Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch đó ở trên các lĩnh vực của hoạt động GD&ĐT, ở các địa phương, các tổ chức đoàn thể liên quan. Công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học không phải chỉ thực hiện khi HS đã bỏ học mà phải làm ngay từ khi HS đến trường, khi nhà trường tổ chức các hoạt động dạy học và GD, nhằm hạn chế những nguyên nhân dẫn đến HS bỏ học.

Xây dựng đội ngũ CBQL và kiêm nhiệm, cộng tác viên về công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học để chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước chính quyền, trước xã hội về công tác này. Hiện nay chưa có người chuyên trách vấn đề này ở địa bàn huyện hay xã, thị trấn mà là kiêm nhiệm, tích hợp, cộng tác viên trong nhiệm vụ chung. Vì vậy, những người trực tiếp hay gián tiếp làm công tác này phải được bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, kỹ năng hoạt động để làm tốt công tác này. Thực tế một số địa phương của huyện Tân Phú, có những nhà giáo về hưu, những người trưởng họ, tu sỉ, những cán bộ phụ nữ, thành viên của tổ chức khuyến học, tôn giáo...

đã làm rất tốt công tác này, có nhiều cống hiến cho phong trào khuyến học nói chung và việc phòng chống HS THPT bỏ học nói riêng.

* Cách thức thực hiện

Từ đầu năm học, BGH các trường THPT phân công thành viên phụ trách công tác này hoặc cử cán bộ, giáo viên soạn thảo kế hoạch và chương trình hoạt động để trình lên UBND huyện Tân Phú. Các ngành, tổ chức, đoàn thể,... xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác QL phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học vào trong chương trình công tác của mình, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tùy vào điều kiện thực tế, có thể tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu về nội dung, phương pháp, kỹ năng thực hiện công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học cho một số CBQL, các cán bộ của các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, hội khuyến học, Hội phụ huynh,... để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc triển khai công tác này một cách đúng hướng, có hiệu quả. Xây dựng giải pháp tổng thể phòng chống HS bỏ học. Tiến hành đồng bộ các giải pháp về nhận thức, kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện hỗ trợ cho HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, đồng thời vận động gia đình ký cam kết cho con đi học, phối hợp với nhà trường thực hiện các giải pháp phòng chống HS bỏ học và chịu trách nhiệm chính trong việc vận động HS bỏ học trở lại trường. Đưa tiêu chí gia đình không có con em bỏ học vào tiêu chí xét công nhận gia đình văn hóa, xét đề nghị trợ cấp ưu tiên, xét công nhận Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh hàng năm. Đề xuất với chính quyền địa phương quản lý, theo dõi việc tạm trú, tạm vắng của HS gắn liền với theo dõi, quản lý HS bỏ học. Quản lý chặt các tụ điểm vui chơi, yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh cam kết không phục vụ cho HS trong giờ học. Các ngành chức năng cần đảm bảo các cơ sở dịch vụ giải trí (bi da, trò chơi điện tử,…) cách xa nhà trường tối thiểu 200 m theo qui định của Nhà nước. Phát huy vai trò của Hội

Khuyến học ở xã, thị trấn trong việc QL công tác phòng chống HS bỏ học. Đẩy mạnh XHHGD, tranh thủ huy động mọi nguồn lực đầu tư cho GD, xây dựng xã hội học tập, mọi người đều có quyền được học tập và học tập suốt đời. Kịp thời động viên khen thưởng cho những GV giỏi, HS giỏi, biểu dương gia đình vượt khó nuôi dạy con ngoan học giỏi, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, địa phương hiếu học. Bên cạnh đó, cần có biện pháp xử lý đối với những gia đình cố tình không tạo điều kiện cho con em đi học, ngăn cản quyền được học, được đến trường của trẻ em trong độ tuổi.

3.2.3. Xây dựng môi trường giáo dục tốt; phát hiện và giải quyết dứt điểm, đồng bộ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học ở huyện Tân Phú

* Mục tiêu của giải pháp

Tình trạng HS THPT bỏ học là một hiện tượng xã hội, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động học tập của HS. Vì vậy, phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học thực chất là xác định nguyên nhân và giải quyết dức điểm nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Do đó, giải pháp QL việc phát hiện và giải quyết dứt điểm, đồng bộ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS THPT bỏ học có thể xem nó có vị trí quan trọng then chốt trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. Nếu làm tốt giải pháp này, thì việc chấm dứt tình trạng HS THPT bỏ học mới có hiệu quả bền vững, lâu dài, còn không sẽ dẫn đến tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”, một HS có thể tái diễn việc bỏ học nhiều lần do chưa giải quyết được nguyên nhân gốc rễ.

* Nội dung của giải pháp

Quản lý việc giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS THPT bỏ học hoặc những dấu hiệu đẫn đến nguy cơ bỏ học, hậu quả tác động của tình trạng HS bỏ học không chỉ ở ngay trong nhà trường bằng việc nâng cao

chất lượng hoạt động dạy học, xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thu hút việc học tập của HS. QL việc điều tra, tìm hiểu các nguyên nhân và nguy cơ bên ngoài dẫn đến tình trạng HS bỏ học để có biện pháp loại trừ ngay từ đầu, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, để xảy ra tình trạng HS bỏ học và vi phạm pháp luật mới bắt đầu tìm hiểu, xóa bỏ nguyên nhân. Nguyên nhân bỏ học của HS rất phức tạp, đa dạng và liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Xây dựng cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp, tổ chức các hoạt động GD lành mạnh, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 63 -63 )

×