Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 27)

Việc bỏ học của HS thường có nhiều nguyên nhân. Mỗi HS lại có một nguyên nhân chính khác nhau. Nguyên nhân chính là học yếu, chán học dẫn đến bỏ học (tập trung nhiều ở các trường bán công, dân lập và tư thục). Đối với bậc THPT, do sức ép của xã hội, các trường THPT tuyển sinh lớp 10 quá tải so với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ; các HS tuyển thêm đa số có học lực yếu, nhất là ở các trường ngoài công lập, nên không theo kịp chương trình, bỏ học. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, kèm theo học yếu, nhất là ở bậc trung học phải đi học ở các trường bán công, dân lập hoặc tư thục học phí cao lại xa nhà. Đối tượng gia đình nhập cư, không ổn định việc làm và nơi cư trú, khi gia đình chuyển đi không làm thủ tục chuyển trường cho con em, dẫn đến HS phải bỏ học, xảy ra phổ biến sau tết Âm lịch, HS theo gia đình về quê rồi không quay lại trường. Một số do ảnh hưởng các hiện tượng tiêu cực của xã hội, gia đình thiếu quan tâm, bị bạn bè xấu lôi kéo dẫn đến bỏ học.

Xét về nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc vận động "Hai Không" dẫn đến HS bỏ học theo dư luận đã nêu thì ở Đồng Nai, đây không phải là nguyên nhân có ảnh hưởng lớn.

1.3.1.1. Nguyên nhân từ phía xã hội

Những biến đổi KT-XH, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đã tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền dễ dàng, ngay cả đến trẻ em cũng có thể kiếm được tiền bằng việc đi nhặt phế liệu, bán vé số, làm thuê… Trong XH xuất hiện những người giàu có nhanh chóng trong khi có những người học cao thì không tìm được việc làm phù hợp; đồng thời việc chuẩn hóa cán bộ lại xuất hiện hiện tượng chạy theo bằng cấp nên có tình trạng bằng cấp giả hoặc “học giả - bằng cấp thật”; tiền lương của cán bộ công

chức, nhất là GV không đủ trang trải cuộc sống tối thiểu, vị thế chưa tương xứng của người thầy trong XH; ngành GD bị cuốn vào căn bệnh duy ý chí, bệnh thành tích của XH, xuất hiện những tiêu cực… Những nhân tố đó đã tác động rất lớn đến nhà trường và đến HS.

1.3.1.2. Nguyên nhân từ phía nhà trường

Với tư cách là một bộ phận của XH, nhà trường chưa thích ứng kịp với những biến đổi của XH từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến hình thức tổ chức QLGD, sự bất cập giữa phát triển qui mô GD và chất lượng GD. Mặt khác, bản thân quá trình GD còn chưa mang đậm tính nhân văn, nội dung GD chưa thiết thực, chưa phù hợp với lợi ích người học, sản phẩm của GD chưa được XH hoàn toàn chấp nhận. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tuy được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn nghèo nàn lạc hậu, chưa đáp ứng được nội dung chương trình sách giáo khoa. Hiện tượng “dạy chay, học chay” vẫn còn tồn tại; tình trạng quá tải trong học tập; hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan; học tập theo kiểu nhồi nhét kiến thức. Điều này khiến HS nghèo, HS học yếu kém chán nản dẫn đến bỏ học. Nhà trường chưa làm tốt nhiệm vụ là nơi tạo lập nên niềm vui cho HS, chưa thân thiện với HS và chưa tạo nên tâm lý “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

1.3.1.3. Nguyên nhân từ phía gia đình

Gia đình là môi trường gần gũi nhất, là mái ấm của HS, những nhân tố tích cực và tiêu cực hàng ngày, hàng giờ đã tác động đến gia đình và HS: nhận thức hạn hẹp hoặc lệch lạc về động cơ, mục đích học tập; trình độ GD thấp, phương pháp GD của cha mẹ không phù hợp với tâm sinh lý trẻ; hoàn cảnh sống, nề nếp gia đình đã tác động không nhỏ đến việc học tập của HS. Mặt khác sự tác động của XH đến gia đình, thông qua gia đình tác động đến HS: những ảnh hưởng tiêu cực, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự

phân hóa giàu nghèo trong XH mạnh mẽ đã làm thay đổi sâu sắc định hướng giá trị của cha mẹ HS về việc học tập của con em mình.

Mặt khác, sự quan tâm phối hợp với gia đình, nhà trường trong QL HS chưa được chú trọng đúng mức. Những biểu hiện xấu của các em chưa được nhà trường phản ánh kịp thời, đầy đủ đến gia đình và ngược lại. Thầy cô chưa hiểu hoàn cảnh của các em và không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng cũng như những biểu hiện tiêu cực của các em để chia sẻ.

Tất cả những tác động trên tạm gọi là tác động bên ngoài đối với HS và dẫn đến bỏ học. Cùng với tác động đó, những tác động bên trong của bản thân HS cũng dẫn đến bỏ học.

1.3.1.4. Nguyên nhân từ bản thân học sinh

Với tư cách là một thực thể của XH, HS cũng chịu sự tác động của môi trường XH. Nếu chỉ xét trong mối quan hệ gần trong XH như ảnh hưởng của nhóm bạn, của tập quán địa phương, của chuẩn mực vốn có không chính thức, của môi trường tự nhiên, bệnh tật, học kém do mất căn bản,… đã ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị về học tập của HS. Quan điểm biện chứng đã khẳng định rằng, sự tự nỗ lực của chủ thể là một trong những động lực quan trọng để chủ thể phát triển. Vì vậy, nếu bản thân HS có nghị lực và ý chí vượt qua những khó khăn từ phía XH, từ phía gia đình, từ phía nhà trường thì việc bỏ học sẽ không đến với HS.

1.3.1.5. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông

Tuổi của học sinh THPT từ 15 đến 18 tuổi, là giai đoạn chuyển hóa, giao thời giữa giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn. Trong lứa tuổi này các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng thành tích về cơ thể như người lớn. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của lứa tuổi HS THPT liên quan đến việc phát triển của tự ý thức, sự hình

thành thế giới quan, các hoạt động giao tiếp và quan hệ xã hội, sự phát triển của tâm sinh lý và đời sống tình cảm.

Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của lứa tuổi HS THPT.

Sự phát triển của tự ý thức: Đây là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên. Sự hình thành tự ý thức là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều mức độ khác nhau. Ở tuổi thanh niên, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và tính cách đặc thù riêng. Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại như thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai. Thanh niên không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt mà còn biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong toàn bộ thuộc tính nhân cách. Thanh niên không chỉ có nhu cầu đánh giá, mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình. Chúng ta phải xác nhận là thanh niên mới lớn có thể sai lầm khi tự đánh giá. Do vậy, khi sự tự đánh giá đã có sự suy nghĩ thận trọng, thì dù có sai lầm chúng ta cũng phải có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu, khi chứng kiến các em thể hiện, tuyệt đối không được chế diễu ý kiến tự đánh giá của các em. Cần phải giúp đỡ các em một cách khéo léo, tế nhị để các em hình thành một biểu tượng khách quan về nhân cách cho chính mình.

Sự hình thành thế giới quan: Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tự

nhiên, về nguyên tắc và qui tắc cư xử… Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên HS. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người. Việc hình thành thế giới quan không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức, mà còn thể hiện ở phạm vi nội dung nữa. Các em quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình cảm.

Thế giới quan của một bộ phận thanh niên còn chịu sự ảnh hưởng của những tàn dư tiêu cực của quá khứ (sự đam mê những sản phẩm nghệ thuật “không lành mạnh”, đánh giá quá cao sự hưởng thụ…). Hoặc một bộ phận khác chưa chú ý đến vấn đề xây dựng thế giới quan, sống thụ động…

Hoạt động giao tiếp: Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính tập thể nhiều nhất, điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín và có vị trí nhất định trong nhóm. Ở tuổi này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hoặc ít tuổi hơn. Điều này do lòng khát khao muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, sự tự lập. Sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự phức tạp hóa hoạt động riêng của thanh niên HS khiến cho số lượng nhóm qui chiếu của các em tăng lên rõ rệt. Việc các em tham gia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến sự khác nhau nhất định và có thể có xung đột về vai trò nếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai trò khác nhau ở các nhóm.

Trong công tác GD cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, các hội tự phát ngoài nhà trường. Nhà trường không thể quán xuyến toàn bộ cuộc sống của

thế hệ đang trưởng thành. Chúng ta cũng không thể loại trừ được các nhóm tự phát và các đặc tính của chúng. Nhưng có thể tránh được hậu quả xấu của nhóm tự phát bằng cách tổ chức và định hướng hoạt động của các tập thể thật phong phú, sinh động… khiến cho các hoạt động đó phát huy được tính tích cực của thanh niên mới lớn và hạn chế những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra. Vì vậy hoạt động của tổ chức ĐTN có vai trò đặc biệt quan trọng.

Đời sống tình cảm: Đời sống tình cảm của lứa tuổi HS THPT rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mặn nồng. Trong quan hệ với bạn bè, các em rất nhạy cảm, không chỉ có khả năng xúc cảm thân tình, mà còn có khả năng đồng cảm. Tình bạn của thanh niên mới lớn rất bền vững. Tình bạn ở tuổi này có thể vượt được mọi thử thách và có thể kéo dài suốt cuộc đời. Ở thanh niên mới lớn, sự khác biệt giữa các cá nhân trong tình bạn rất rõ. Quan niệm của thanh niên về tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có sự khác nhau giữa từng cá nhân.

Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi HS THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành của mỗi cá nhân sau này. Ở lứa tuổi này các em không còn là trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn, các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được phát huy tính độc lập, tự chủ, tự giác, sang tạo, nhưng cũng rất cần sự chăm sóc và đối xử tế nhị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 27)