Nghĩa, tầm quan trọng của quản lý việc duy trì sĩ số học sin hở trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 32)

ở trường trung học phổ thông

Phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học là nhằm duy trì tốt sĩ số HS để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Công tác này phải được thực hiện thường

xuyên và lâu dài trong từng năm học chứ không phải chỉ thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Làm tốt công tác phòng chống tình trạng HS bỏ học sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc THPT trên địa bàn huyện mà Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã xác định. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ trực tiếp công cuộc CNH-HĐH của địa phương. Phòng chống tốt tình trạng HS bỏ học góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội do HS bỏ học gây ra.

Đảng ta rất quan tâm đến việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, ngày 4/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Chống mù chữ”: "Muốn giữ nền độc lập, muốn làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Để xây dựng thành công nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng ta chủ trương phải chăm lo bồi dưỡng nhân tố con người, động lực của mọi sự phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc CNH-HĐH đất nước. Phát huy và giữ vững thành quả PCGD tiểu học, PCGD THCS đạt được và tiếp tục thực hiện PCGD THPT đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Tân Phúlần thứ II nhiệm kỳ 2010-2015.

Đại hội Đảng toàn quốc lần XI đã khẳng định: Phát triển GD là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và cán bộ QL là khâu then chốt. Đại hội cũng đã xác định: Chăm lo xây dựng đội ngũ GV; XHH

GD&ĐT; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XH học tập; mở rộng hợp tác quốc tế và tăng ngân sách cho hoạt động GD&ĐT.

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa XI tiếp tục khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Đặc biệt trong Cương lĩnh xây dựng đất nước Đảng ta xác định: GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển GD& ĐT cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD& ĐT là đầu tư phát triển. Ðổi mới căn bản và toàn diện GD& ĐT theo nhu cầu phát triển của XH; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, HĐH, XHH, dân chủ hóa... phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ðẩy mạnh xây dựng XH học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Hướng tới “Học để biết, học để làm việc, học làm người và học để chung sống”.

Một trong những yêu cầu cơ bản đối với quá trình dạy học nói riêng và quá trình GD là phải đảm bảo cho HS được học và học được. GD THPT là bước chuẩn bị hành trang vào cuộc sống lao động và học tập chuyên ngành nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từng cá nhân.

Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân tác động, nhất là HS độ tuổi THPT đã có thể phụ giúp công việc gia đình hoặc tham gia lao động giản đơn để kiếm sống, nên nhiều HS đã không hoàn thành được hết cấp học, thậm chí có em bỏ học ngay từ năm đầu cấp. Đây là hiện tượng không bình thường gây những hậu quả như: cản trở cho việc thực hiện phổ cập THPT, gây lãng phí thất thoát trong đầu tư cho GD, hiệu quả đào tạo yếu kém; gây xáo trộn tâm lý

cho những HS đang tiếp tục học; làm giảm niềm tin của XH vào nhà trường, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, an toàn XH, đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của XH.

Bỏ học ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của huyện và tỉnh, nhất là trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước và yêu cầu của nền kinh tế tri thức; làm tăng thêm gánh nặng cho công tác phổ cập GDTHPT.

Bỏ học ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người của chương trình phát triển LHQ là thước đo mới về phát triển được UNDP công bố đầu tiên vào năm 1990. HDI (Human Development Index) là giá trị trung bình của 3 chỉ số thành phần: chỉ số tuổi thọ, chỉ số phát triển GD, chỉ số phát triển kinh tế. Trong đó chỉ số phát triển GD đã góp phần ảnh hưởng bao quát hơn đến các khía cạnh của đời sống XH và sự phát triển. Chính GD biến các cơ hội thành hiện thực để con người thụ hưởng cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe. Nó khẳng định việc mở rộng các cơ hội của cá nhân trong lĩnh vực chính trị, GD, XH, kinh tế văn hóa và là điều kiện thiết yếu của quá trình phát triển. GD cung cấp cho con người năng lực tổ chức, năng lực tham gia, năng lực thực hiện, năng lực kiểm tra các công việc và thụ hưởng các kết quả khác trong đời sống XH.

Hoàn thành THPT còn là điều kiện để bản thân HS tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn hoặc được học nghề từ đó cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao hơn. Các nghiên cứu về những vấn đề XH khác như: đói nghèo, TNXH, phạm pháp, nạn nhân của buôn người, nạn nhân của các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài… cho thấy trình độ học vấn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ này; đồng thời ít học còn là nguyên nhân dẫn đến con đông, thiếu kiến thức trong cuộc sống gia đình, trong nuôi dạy con.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)