Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn giáo dục cho phụ huynh và học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 84)

học sinh

* Mục tiêu của giải pháp

Trong cuộc sống với rất nhiều những tình huống, những sự kiện có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của HS, đặc biệt là đối với HS ở lứa tuổi THPT, các em đang ở giai đoạn phát triển từ trẻ em sang giai đoạn người lớn với rất nhiều những khó khăn mà một mình các em không thể giải quyết được. Chính vì vậy, việc tổ chức tốt công tác tư vấn cho HS THPT là vấn đề cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm. Điều này cũng góp phần rất hiệu quả trong công tác duy trì tốt sĩ số, phòng chống HS bỏ học.

* Nội dung của giải pháp

+ Phân công GV phụ trách công tác tư vấn, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và khả năng của mỗi GV trong từng lĩnh vực tư vấn.

+ Xác định những nội dung cần tư vấn, những điều cần lưu ý trong khi tư vấn.

+ Tư vấn cho phụ huynh HS những vấn đề về GD con em mình về các vấn đề: tâm lý lứa tuổi, giới tính, vấn đề theo dõi giám sát việc học tập của HS, phương pháp, cách thức động viên con em tích cực học tập .v.v.

* Cách thức thực hiện

Tư vấn cho HS là phương pháp tác động mang tính định hướng GD tới những HS đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa

tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tư vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp HS thực hiện được nguyện vọng của mình.

Toàn thể GV trong nhà trường, với vốn hiểu biết và nghiệp vụ đã được học ở trường sư phạm đều có thể thực hiện công tác tư vấn, vì vậy, nhiệm vụ này phải là nhiệm vụ chuyên môn bắt buộc của mỗi GV (được quy định trong điều 31 Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học).

Tuy nhiên, để công tác tư vấn trong nhà trường có hiệu quả, và có trọng tâm, hiệu trưởng cần xây dựng một nhóm GV làm công tác tư vấn, nhóm GV có thể xây dựng như: GV có chuyên môn nghiệp vụ về môn GDCD phụ trách tư vấn về các vấn đề: Hiểu biết pháp luật; hiểu biết xã hội; các vướng mắc trong cuộc sống gia đình, trong giao tiếp với bạn bè; các vấn đề về tâm lý lứa tuổi vị thành niên v.v. GV có chuyên môn nghiệp vụ về môn Sinh học phụ trách tư vấn về các vấn đề: Vệ sinh thân thể; phòng chống bệnh tật; các vấn đề của lứa tuổi dậy thì; sức khỏe sinh sản vị thành niên. GV làm công tác Đoàn phụ trách tư vấn về các vấn đề: Xây dựng niềm tin, lý tưởng cho HS; hướng nghiệp; các biện pháp phòng tránh tai, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông; các biện pháp hạn chế những tác động của những hủ tục lạc hậu đến đời sống của HS .v.v.

GV trong nhóm tư vấn phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có vốn hiểu biết xã hội sâu rộng, có đời sống tâm lý lành mạnh đủ để đưa ra được những lời khuyên bổ ích cho các em HS cần được tư vấn.

Mỗi trường THPT cần bố trí một phòng tư vấn cụ thể để HS có thể trực tiếp đến, hoặc gửi các tình huống mà mình đang gặp phải cho GV tư vấn. Theo tôi, văn phòng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là địa chỉ phù hợp nhất có thể thực hiện được công việc này, đồng thời Bí thư Đoàn trường cũng là người

phù hợp nhất chịu trách nhiệm thu nhận các vướng mắc của HS và gửi các vướng mắc này đến những người có khả năng đưa ra được những ý kiến tư vấn phù hợp cho các em.

Trong nền kinh tế thị trường với nhiều vấn đề mới phát sinh, do nhận thức của người dân chưa theo kịp với tình hình xã hội, nhiều gia đình lạc hậu, trình độ văn hoá thấp tỏ ra lúng túng trong việc nuôi dạy con. Bên cạnh đó, nhiều chủ trương chính sách, luật pháp có liên quan đến gia đình đã được ban hành. Gia đình HS rất cần được sự tham vấn hỗ trợ về tâm lý, giúp họ giải tỏa bức xúc tâm lý và lựa chọn giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề của mình, có thể tiếp cận với các chính sách xã hội, nhất là các chính sách có liên quan đến GD,… từ đó đưa ra được những biện pháp GD con đúng đắn, giúp cho việc học tập của con em được tiến bộ, góp phần làm cho HS yên tâm đi học và học tốt.

Đối tượng mà nhà trường cần tư vấn là những gia đình mà bố, mẹ có trình độ văn hóa còn hạn chế, gia đình có con em là HS cá biệt, đặc biệt là những gia đình có con em là HS có nguy cơ bỏ học cao hoặc gia đình có con em bỏ học mà nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình.

Trong cuộc sống, có rất nhiều những vấn đề rất đa dạng, phức tạp cần được tư vấn. Vì vậy, nhà trường cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học thì mới có thể làm tốt công tác tư vấn GD của nhà trường.

Trong xã hội đang có các tổ chức dịch vụ tư vấn, tham vấn, theo chuyên môn, theo đối tượng. Nhà trường cần tổ chức tư vấn GD có thể bao gồm các thầy cô giáo có kiến thức khoa học về GD gia đình, các phụ huynh có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con thành đạt, tranh thủ sự cộng tác hỗ trợ của các nhà khoa học có quan hệ với trường, cán bộ cơ quan chuyên môn của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ,… để hỗ trợ gia đình và HS tháo gỡ những

khó khăn. Bởi vì chính những vấn đề của gia đình và HS cũng là một trong những nguyên nhân khiến HS học sa sút, bỏ học…

3.2.7. Đảm bảo các điều kiện hoạt động, công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học

* Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp này có nhiều nội dung cụ thể khác nhau, yêu cầu ngành GD và các tổ chức liên quan phải thực hiện trong việc tổ chức công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học ở huyện Tân Phú. Khi thực hiện tốt giải pháp này cũng đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa GD, góp phần đánh giá đúng chất lượng giáo dục của các nhà trường. Thực hiện khâu kiểm tra, đánh giá trong chu trình thực hiện chức năng quản lý nói chung và quản lý phòng chống HS bỏ học nói riêng.

* Nội dung của giải pháp

Đảm bảo về cơ sở vật chất tài chính cho hoạt động điều tra, khảo sát, nắm tình hình về HS bỏ học. Công tác vận động, tuyên truyền cũng cần phải có những nguồn lực tài chính để công tác phát huy hiệu quả. Các máy móc, thiết bị, đồ dùng cho công tác này cũng phải được đảm bảo. Đặc biệt, trong việc phòng chống tình trạng HS bỏ học, cần phải thành lập được và quản lý tốt các quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ những HS có điều kiện khó khăn. Vì vậy, phải huy động các nguồn lực của nhà trường và xã hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tác dụng của các loại Quỹ này. Nhiều Hội khuyến học, nhiều nhà hảo tâm, nhiều tổ chức tôn giáo,..,. ở huyện Tân Phú đã làm tốt trong thời gian qua, đã hỗ trợ được nhiều HS vượt khó đạt được kết quả cao trong học tập. Tổ chức tốt công tác thanh tra, giám sát hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục về phòng chống HS bỏ học, các cán bộ và giáo viên được phân công, phân nhiệm,... Kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong việc quản lý hoạt động này ở các trường THPT, các xã, các tổ chức, đoàn thể.

Thực hiện xây dựng quy chế, quy định về công tác phòng chống HS bỏ học ở các trường học, các cấp chính quyền và các đơn vị liên quan. Thực hiện xã hội hóa trong việc huy động nhân lực - vật lực - tài lực cho công tác quản lý và tổ chức triển khai việc phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học ở huyện Tân Phú. Đưa vào tiêu chuẩn đánh giá cơ sở GD, các tổ chức đoàn thể, các tập thể và cá nhân,... làm tốt hoặc làm chưa tốt về công tác quản lý phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học. Thường xuyên tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác phòng chống HS bỏ học ở các trường học, các địa phương, các tổ chức liên quan; có báo cáo kết quả định kỳ, đánh giá thực chất, tránh hình thức, chiếu lệ và bệnh thành tích. Tổ chức hội nghị chuyên đề hoặc lồng ghép về việc tổng kết, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm về việc quản lý phòng chống HS THPT bỏ học. Tuyên dương và phổ biến bài học kinh nghiệm của những tập thể, cá nhân trong huyện Tân Phúlàm tốt công tác này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)