Thực trạng các giải pháp mà các trường trung học phổ thông huyện Tân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 53)

Các trường đã đưa tiêu chí duy trì sĩ số HS đi học chuyên cần vào tiêu chí thi đua của từng lớp, hàng tuần theo dõi đôn đốc kiểm tra việc thực hiện. Hàng tháng đưa vào nội dung họp Hội đồng sư phạm, đánh giá rút kinh nghiệm. Phân công các thành viên thực hiện và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để có các biện pháp huy động HS đi học.

Tăng cường công tác quản lý HS của GVCN. Yêu cầu GVCN quản lý chặt chẽ sĩ số lớp, theo dõi từng em (thái độ học tập, số ngày nghỉ, biểu hiện bên ngoài, kết quả học tập hàng tháng), xác định HS có nguy cơ bỏ học để

quan tâm nhiều hơn và hàng tuần báo cáo danh sách HS có nguy cơ bỏ học lên BGH. Thường xuyên liên lạc và phối hợp chặt chẽ với gia đình, quan tâm hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần cho HS. BGH phối hợp với chính quyền địa phương, cử BCH Đoàn trường, GVCN đến nhà tìm hiểu gia cảnh, nguyên nhân, tâm tư nguyện vọng, chia sẻ và tìm giải pháp giúp đỡ HS.

Phân công giáo viên bộ môn theo dõi tinh thần, thái độ học tập và kịp thời lập danh sách giúp đỡ và dạy phụ đạo HS học yếu, kém. Kết hợp với GVCN liên hệ với gia đình HS, tìm hiểu đề ra giải pháp phù hợp.

Đoàn trường và từng Chi Đoàn tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, các hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, xây dựng trường học thân thiện… tạo tâm lý phấn khởi để thu hút HS đến lớp. Tổ chức tuyên truyền GD cho HS thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc học. Tuyên truyền tầm quan trọng phải có học vấn để tồn tại trong thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập, vận động HS bỏ học ra lớp. Phát động phong trào thi đua học tốt trong HS. Nhiều trường đã tổ chức các phong trào gây quỹ giúp đỡ bạn, xét khen thưởng cho HS yếu kém có nỗ lực phấn đấu vươn lên. Xét miễn giảm những khoản đóng góp và cấp học bổng cho HS có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài các biện pháp tác động trên, các trường còn thông qua Ban đại diện cha mẹ HS và trực tiếp đến gia đình HS. Họp phụ huynh HS vào đầu năm học và giữa học kỳ tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học và vận động gia đình quan tâm tạo điều kiện cho con em đến trường học tập. Phối hợp với Ban đại diên cha mẹ HS tổ chức gây quỹ giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn.

Các nhà trường đã tham mưu với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các ban ngành đoàn thể của xã, thị trấn tham gia công tác vận động HS bỏ học trở lại lớp,

thực hiện các chính sách hỗ trợ cho gia đình và HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương GD, lồng ghép cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa và cuộc sống mới ở khu dân cư với phong trào khuyến học, khuyến tài và ngăn chặn bỏ học.

+ Chính quyền các cấp và ngành GD&ĐT rất quan tâm đến việc duy trì sĩ số HS. Có nhiều văn bản chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên từng lúc từng nơi, việc chấp hành mệnh lệnh từ trên đưa xuống còn mang tính áp đặt nên giáo viên thực hiện một cách gượng ép, hình thức.

+ Nhà trường chưa thực sự coi trọng sự tham gia của HS thông qua ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn, để các em trở thành người trực tiếp cùng với nhà trường trong việc khắc phục tình trạng bỏ học

+ Các biện pháp vận động đã thực hiện mang lại hiệu quả còn ít. Tuy các trường và địa phương đều có kế hoạch duy trì sĩ số HS. Trong biện pháp phối hợp, có phân công cụ thể nhưng hầu như chỉ mang tính hình thức, vì trong thực tế vẫn do nhà trường chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện.

+ Một số hiệu trưởng đã chủ động tham mưu chính quyền địa phương trong việc phòng chống và vận động HS bỏ học trở lại lớp. Đây là giải pháp có hiệu quả khá tốt được một số trường quan tâm áp dụng. Tuy nhiên nhiều nơi chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình, nên sự tham gia chỉ mang tính hỗ trợ, trách nhiệm không cao.

+ BGH các trường đã có sự phân công, chỉ đạo khá cụ thể đối với từng thành viên trong nhà trường. Tiến hành phân loại đối tượng HS có nguy cơ bỏ học vào thời gian đầu năm học. Tuy nhiên BGH các trường chưa quan tâm đầy đủ đến việc thu thập thông tin phân tích sâu đối với nhóm HS bỏ học như:

kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, giới tính, khối lớp, thời điểm bỏ học… để thiết lập giải pháp cụ thể. Đây cũng là một trong những hạn chế trong QL đối với công tác duy trì sĩ số HS. Công tác thực hiện kế hoạch của BGH chưa đủ mạnh, theo dõi còn mang tính hình thức, chưa sâu sát.

+ Cải tiến phương pháp dạy và học nhằm lôi kéo học sinh ở lại lớp học tuy có được đặt ra nhưng chưa được thực hiện triệt để. Chất lượng nhiều giờ dạy chưa cao. Việc sử dụng đồ dùng dạy học không thường xuyên, chỉ sử dụng khi có dự giờ, hoặc khi dự thi. Việc tự tìm, tự làm đồ dùng dạy học chỉ thực hiện rầm rộ khi có đợt hội giảng, đặc biệt là khi có tổ chức thi làm đồ dùng dạy học còn thiếu sự tham gia nhiệt tình của tất cả giáo viên. Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, các phòng thí nghiệm thực hành khá nghèo nàn.

+ Hàng năm Sở GD&ĐT đều hướng dẫn các đơn vị chú trọng công tác duy trì sĩ số HS. Hiệu trưởng các trường THPT căn cứ kế hoạch của Sở GD&ĐT, xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số HS cho trường mình và chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc. Vào đầu mỗi năm học một số trường lập danh sách HS chưa ra lớp, phân công cụ thể từng thành viên vận động từng HS cụ thể. Giáo viên trực tiếp đến nhà HS mà không kết hợp với chính quyền địa phương tham gia vận động.

+ Các trường có tỷ lệ bỏ học thấp, vai trò của các thành viên trong nhà trường thể hiện tương đối đầy đủ hơn. Công tác phối hợp với chính quyền địa phương chặt chẽ. Tổ chức Đoàn quan tâm đến phong trào thi đua học tập rèn luyện trong HS. Ban đại diện cha mẹ HS duy trì được cuộc họp định kỳ thường xuyên hơn. Ngược lại, các trường có tỷ lệ bỏ học trung bình và bỏ học cao các hoạt động này còn mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)