Kế toán quá trình khóa sổ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NINH SƠN (Trang 34)

Để thực hiện các bút toán khóa sổ, kế toán phải xây dựng tài khoản “tổng hợp thu nhập”. Tài khoản này sẽ tổng kết lại lãi, lỗ ròng của doanh nghiệp trong kỳ. Qua trình khóa sổ được thực hiện qua ba bước:

1) Khóa sổ các tài khoản doanh thu 2) Khóa sổ các tài khoản chi phí

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NINH SƠN 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

− Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn

− Địa chỉ: Số 62 Xuân Thủy, Phường Hùng Vương, Phúc Yên, Vĩnh Phúc − Mã số thuế: 1902000426

− Ngày thành lập: 22/10/2000

Công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp, sản xuất cơ khí và cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành xây dựng. Công ty đã đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế quốc dân trên khắp mọi miền của đất nước. Công ty quản lý và duy trì trên Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008, cùng với bề dầy kinh nghiệm và đội ngũ CBCNV kỹ thuật được đào tạo toàn diện về nghiệp vụ chuyên môn, các thiết bị máy móc chuyên ngành và phương thức điều hành tiên tiến.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng

Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn chuyên kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ chuyên ngành, phục vụ cho hoạt động lĩnh vực xây dựng.

Nhiệm vụ

− Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp cho các cổ đông.

− Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.

− Sử dụng hợp lý tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, đối với người lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động đồng thời thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.

2.1.3. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn Ninh Sơn

Hiện nay công ty kinh doanh các ngành nghề sau:

 Mua bán, thuê và cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, công nghiệp, khai thác mỏ.

 Mua bán máy văn phòng và các thiết bị văn phòng

 Sản xuất, mua bán gia công sắt, thép, tôn lợp, inox, khuôn nhôm, cửa kính.

 Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành công nghiệp, cơ, kim khí, xây dựng.

2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn

Sơ đồ 2.1.4. Bộ máy quản lý của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Ban Giám Đốc: Do hội đồng cổ đông bầu ra gồm có phó giám đốc và các phó giám đốc chuyên trách. Trong đó giám đốc đồng thời cũng là chủ tịch hội đồng thành viên và là người đại diện trước pháp luật của công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty

Phó giám đốc: Là người giúp đỡ giám đốc chỉ đạo các công tác cụ thể như : kỹ thụât, công nghệ, công tác marketing, khai thác thị trường và giải quyết thay giám đốc khi có uỷ quyền.

Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quản lý thu chi tài chính của doanh nghiệp,tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán theo chế độ hiện hành, lập kế hoạch chi tiêu, ghi chép phản ánh trung thực mọi hoạt động kinh tế phát sinh và tham mưu cho các quản lý, hội đồng quản trị, ban điều hành trong lĩnh vực tài chính.

Các Phó Giám Đốc Giám Đốc Phòng kỹ thuật kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính

Phòng kỹ thuật kinh doanh: Lập kế hoạch tiến độ sản xuất cho toàn công ty, quản lý kĩ thuậ, lập hồ sơ đấu thầu, lập biện pháp tổ chức thi công cho các đơn vị, công trình, tham mưu cho các nhà quản lý về biện pháp tổ chức thi công và quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất.

Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự toàn công ty; tiếp nhận luân chuyển và đề bạt cán bộ, điều động công nhân, làm các thủ tục liên quan đến chế độ chính sách người lao động. Tổ chức theo dõi thanh tra, thi đua, khen thưởng, kỷ luật .

2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1.5: Bộ máy kế toán tại công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán Kế toán trưởng:

-Là người lãnh đạo phòng tài vụ của công ty, phụ trách điều hành chung công tác kế toán toàn công ty và xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm.

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán tổng hợp Kế toán giá thành Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán thanh toán nội bộ Kế toán NH, vật tư theo dõi K/H Kế toán tài sản cố định Kế toán thuế Thủ quỹ kiêm văn thư của đơn vị

-Đôn đốc chỉ đạo các kế toán viên chấp hành quy định về chế độ kế toán do nhà nước ban hàng.

Kế toán tổng hợp:

-Làm kế toán tổng hợp, lập bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo giải trình khác theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.

-Làm thống kê tổng hợp, lập các báo cáo thống kê theo quy định, gửi báo cáo định kỳ cho các cơ quan nhà nước và các bộ phận có lien quan trong công ty

Kế toán giá thành:

-Tập hợp các chi phí cơ bản, phân bổ các chi phí của các ngành sản xuất kinh doanh phụ trợ, sau đó phân bổ cho các loại sản phẩm có liên quan.Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

-Là người có trách nhiệm thu chi và quản lý lương tiền mặt trong công ty, thực hiện tính lương thời gian, lương sản phẩm, trích trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty

-Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện chế độ tiền lương của toàn Công ty, theo dõi các khoản tiền tạm ứng của CBCNV, các khoản trừ qua lương trong toàn Công ty. - Lập các báo về lao động, tiền lương như bảng tính lương tháng, bảng phân bổ lương, BHXH, bảng tổng hợp chi trả lương, BHXH, BHYT phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp.

Kế toán thanh toán nội bộ: Hàng ngày viết phiếu thu, chi tiền mặt theo dõi hạch toán các chứng từ của từng bộ phận trong Công ty, báo cáo hàng tháng, hàng quý về công nợ nội bộ.

Kế toán NH, vật tư, theo dõi khách hàng:

-Quản lý theo dõi khách hàng: Kho thành phẩm, hàng hoá, vật tư, nguyên liệu đã giao cho khách hàng, theo dõi việc thanh toán, tiêu thụ sản phẩm. Tính doanh thu, lãi lỗ tiêu thụ sản phẩm.

-Theo dõi các khoản phải thu của khách hàng về cung cấp vật tư, hàng hoá. Số tiền ứng trước, trả trước của khách hàng liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.

-Có nhiệm vụ theo dõi vay và trả nợ ngân hàng theo đúng quy định kịp thời và chính xác, theo dõi mua bán vật tư và các khoản còn nợ khách hàng.

-Hướng dẫn kiểm tra các cửa hàng thực hiện tốt các quy định về quản lý của công ty, các chế độ ghi chép hoá đơn, chứng từ và các biểu mẫu sổ sách kế toán.

Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, tính trích tỉ lệ khấu hao theo chế độ, theo dõi toàn bộ công cụ dụng cụ sản xuất, phụ tùng thay thế, vật liệu sửa chữa nhỏ trong doanh nghiệp.

Kế toán thuế, thủ quỹ kiêm văn thư của đơn vị:

-Có nhiệm vụ theo dõi thu nhập toàn bộ hóa đơn mua NVL và các loại hóa đơn thuế GTGT đầu vào để tập hợp, kiểm tra và hàng tháng căn cú vào hóa đơn mua, bán để đăng ký thuế đầu vào, đầu ra của Công ty.

-Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt đúng mục đích chính xác và lập báo cáo số dư quỹ tiền mặt hàng ngày.

-Có nhiệm vụ theo dõi quản lý toàn bộ về tài sản của Công ty, tổ chức theo dõi và tính toán khấu hao và thanh lý các loại tài sản của đơn vị trong toàn Công ty.

2.1.6. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn

Công ty áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính áp dụng đến hết tháng 12 năm 2014. Em xin sử dụng số liệu thu thập được để trình bày luận văn trong năm 2014.

Chế độ kế toán áp dụng : Kế toán doanh nghiệp Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng

Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm

 Hình thức kế toán áp dụng : Kế toán Nhật ký chung

 Phương pháp tính thuế GTGT : Phương pháp khấu trừ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phương pháp tính giá hàng tồn kho : Nhập trước- xuất trước

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Phương pháp kê khai thường xuyên

 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : Phương pháp đường thẳng

 Danh mục các loại chứng từ mà công ty Cổ phần Cơ Điện Hà Nội sử dụng gồm có: - Sổ Nhật ký chung

- Sổ cái được mở cho tất cả các tài khoản mà công ty sử dụng

- Sổ chi tiết kế toán: Sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết sản xuất...

Các loại báo cáo kế toán:

+Báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm gửi cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính gồm:

+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

+ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

+ Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DN gửi cho cơ quan thuế)

Trình tự kế toán:

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan..

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Sơ đồ 2.1.6: Trình tự ghi sổ kế toán

: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu

Chứng từ gốc Sổ nhật ký

đặc biệt Sổ nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ Cái

Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số

phát sinh Báo cáo tài

Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán tiến hành ghi chép vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để cho ra tài liệu cuối cùng là hệ thống Báo cáo tài chính.

Quá trình ghi chép của hình thức kế toán Nhật ký chung:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Hóa đơn chứng từ gốc”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Nhật ký chung. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Hóa đơn chứng từ do kế toán lập trên cơ sở từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng.

Các loại chứng từ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Và Xây Dựng Đức Hà có các loại chứng từ: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, chi, nhập, xuất theo đơn hàng, hoặc hợp đồng kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp ghi sổ theo phương pháp Nhật ký chung:

Hàng ngày từ các chứng từ gốc, kế toán tiến hành phân loại, hạch toán lên sổ Nhật ký chung vào các Sổ cái các tài khoản liên quan, đồng thời kế toán ghi vào các sổ, thẻ kế toán liên quan. Cuối tháng (Cuối quý) tổng hợp số liệu, khoá sổ và thẻ chi tiết rồi lập các Bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng (Cuối quý) đối chiếu số liệu giữa Bảng tổng hợp chi tiết với số liệu ở Sổ cái, đối chiếu số liệu trên Sổ Nhật ký chung với số liệu trên Sổ cái. Tính tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên Sổ cái và từ Sổ cái lập Bảng cân đối tài khoản.

Cộng tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên Sổ Nhật ký chung, đối chiếu số với Bảng cân đối tài khoản, từ Bảng cân đối tài khoản lập Báo cáo tài chính.

2.2. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn doanh tại Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn

2.2.1. Quy trình kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

Sơ đồ 2.2.1: Quy trình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu

Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc sau đó nhập liệu vào sổ nhật kí chung, và các sổ thẻ chi tiết. Theo định kì cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm kế tóan tiến hành ghi vào sổ cái, căn cứ vào sổ cái lên bảng cân đối phát sinh, dựa vào cân đối số phát sinh ta lên bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính liên quan, sau đó đối chiếu dữ liệu giữa các bảng xem có sai sót gì không hoặc dữ liệu đã ăn khớp chưa.

2.2.2. Tình hình chung về tiêu thụ thành phẩm tại công ty2.2.2.1. Phương thức tiêu thụ 2.2.2.1. Phương thức tiêu thụ

Công ty sử dụng các phương thức tiêu thụ là Bán sỉ & bán lẻ: Chứng từ gốc Nhật kí chung Sổ cái 511,515,711,632,635 642,811,911, 421 Bảng Cân Đối Kế Toán Sổ thẻ chi tiết TK 5111,5113,6321,6323, 6422 Bảng tổng hợp

Hình thức bán sỉ

Giao dịch mua bán dựa trên các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế do khách hàng cung cấp qua điện thoại hay e-mail. Trên cơ sở đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế công ty sẽ kiểm tra, xem xét mức độ thỏa mãn về việc cung cấp hàng hóa, chi phí liên quan. Từ đó sẽ chấp nhận hay từ chối đơn hàng. Đối với đối tượng khách hàng như vậy số lượng tiêu thụ thường lớn và thường xuyên, để khuyến khích sự hợp tác thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa, công ty đã có những chính sách chiết khấu, tỉ lệ chiết khấu phù hợp theo từng mức độ khách hàng. Trong hình thức bán sỉ công ty sử dụng hai phương thức chủ yếu là: Bán hàng theo hình thức nhận hàng và bán hàng theo hình thức chuyển hàng: Hàng gửi đại lý; hàng gửi giao cho khách

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NINH SƠN (Trang 34)