Xử lý và phân tích số liệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuồi tại vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình (Trang 49)

- Cỡ mẫu xác định tỷ lệ thấpcòi theo tính toán sẽ là: 308 trẻ em/nhóm tuổi 5 nhóm tuổi = 1.540 Do chọn mẫu chùm nên cỡ mẫu được nhân đôi để đảm bảo độ tin

2.5.Xử lý và phân tích số liệu.

Số liệu được thu thập vào các biểu mẫu thống nhất theo phụ lục phiếu khám sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi và phỏng vấn bà mẹ người nuôi trẻ ban đầu và 3 tháng một lần. Sử dụng bảng thành

phần thực phẩm Việt Nam để quy đổi và tính toán khẩu phần 24h của trẻ. Sử dụng phần mềm EPI data để nhập số liệu. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng phần mềm WHO Anthro 2006. Các dữ liệu được phân tích với ngôn ngữ của phần mềm STATA 10.0 tại nhà trường.

Các số liệu định lượng được kiểm tra phân bố chuẩn trước khi phân tích. Thực hiện mô tả các biến định lượng bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Mô tả các biến định tính bằng tỷ lệ %. Dùng test X để so sánh sự khác biệt của các biến định tính. Sử dụng các test thống kê tham số đối với các phân bố chuẩn và thống kê phi tham số đối với các phân bố không chuẩn. Sử dung ANOVA test để so sánh trị số trung bình của nhiều nhóm. Dùng test t ghép cặp để so sánh trước sau. Để xác định mối liên quan, sử dụng giá trị OR và giới hạn 95% CI. Sử dụng hồi quy logistic để tính OR trong phân tích đa biến nhằm loại trừ yếu tố nhiễu và các ảnh hưởng tương tác. Các chỉ số được dùng để so sánh trong từng cặp nhóm là cân nặng, chiều cao, mức thay đổi cân nặng, mức thay đổi chiều cao, chỉ số Z-score cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cân nặng/chiều cao, tỷ lệ SDD, hàm lượng hemoglobin, IGF-1 và hàm lượng kẽm huyết thanh.

- Phương pháp tính tỷ lệ mắc mới: được tính là số trẻ em mới mắc trong số trẻ em bình thường tại thời điểm trước can thiệp M0 được theo dõi từ tại thời điểm trước can thiệp M0 đến thời điểm sau can thiệp Mi2 chia cho số trẻ em được theo dõi trong năm đó.

- Phương pháp tính tỷ lệ phục hồi: được tính qua theo dõi trong số những trẻ em mắc thiếu dinh dưỡng tại thời điểm trước can thiệp Mo được hưởng can thiệp đến thời điểm sau can thiệp M12, những trẻ em đã trở về bình thường là trẻ đã phục hồi trên tổng số trẻ được can thiệp.

- Phương pháp tính mức độ tăng giá trị trung bình các số đo nhân trắc (cân nặng, chiều cao) giữa tại thời điểm trước can thiệp M0 và thời điểm sau can thiệp M12: Sau khi điều tra tại M12 chỉ chọn những trẻ em đã được kiểm tra đủ 2 lần tại thời điểm trước can thiệp tại thời điểm trước can thiệp M 0 và thời điểm sau can thiệp M12 để đưa vào so sánh giá trị trung bình của 2 lần đo tại từng nhóm CT và ĐC và so sánh trước, sau can thiệp.

+ Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp

* Chỉ số hiệu quả:

Được tính theo công thức:

^ \ I A - B I

CSHQ (% ) = J 1 1 0 0

A

Trong đó:

- CSHQ là hiệu quả của một nhóm được tính ra tỷ lệ % - A là giá trị trước can thiệp tại M0

- B là giá trị sau can thiệp tại M12 * Hiệu quả can thiệp:

Được tính theo công thức:

HQCT = |Hi - H2I Trong đó:

- HQCT là hiệu quả can thiệp

- H1 là chỉ số hiệu quả của nhóm CT; - H2 là của nhóm ĐC

+ Tính mối liên quan giữa tăng chiều cao và các yếu tố khác

Quá trình xử lý số liệu được tiến hành với sự cộng tác chặt chẽ giữa nghiên cứu sinh, các thành viên trong nhóm nghiên cứu, cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin của trường Đại học Y Thái Bình và của Viện.

Một phần của tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuồi tại vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình (Trang 49)