Triển khai nghiên cứu can thiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuồi tại vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình (Trang 46)

- Cỡ mẫu xác định tỷ lệ thấpcòi theo tính toán sẽ là: 308 trẻ em/nhóm tuổi 5 nhóm tuổi = 1.540 Do chọn mẫu chùm nên cỡ mẫu được nhân đôi để đảm bảo độ tin

2.4.3. Triển khai nghiên cứu can thiệp.

Với nhóm ĐC

Toàn bộ trẻ em trong nhóm tuổi từ 25 - 48 tháng tuổi thuộc 2 xã Đông Minh và Nam Hà được tiến hành các đợt khám bệnh tại các thời điểm giống như ở nhóm CT. Tại nhóm này chỉ áp dụng truyền thông tư vấn dinh dưỡng kết hợp với khám sức khỏe định kỳ (Biện pháp 1) như ở nhóm CT.

Với nhóm CT

Tiến hành đồng thời các biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ và người nuôi trẻ và khám phân loại đánh giá tình trạng dinh dưỡng cũng như các bệnh tật 3 tháng 1 lần tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và điều trị kịp thời như nhóm ĐC. Đồng thời tổ chức việc triển khai bổ sung ngao vào bữa ăn tại nhà trẻ cho trẻ từ 25 - 48 tháng tuổi của 2 xã An Ninh và Đông Cơ. Công việc này do các cộng tác viên thực hiện và được giám sát bởi các giám sát viên trong suốt quá trình nghiên cứu.

* Biện pháp 1: Truyền thông tư vấn dinh dưỡng kết hợp khám sức khỏe định kỳ.

- Xây dựng tài liệu tập huấn cô nuôi dạy trẻ và truyền thông bà mẹ đẻ cải thiện khau phần cho trẻ em (có phụ lục kèm theo).

- Tư vấn dinh dưỡng trực tiếp cho bà mẹ về chế độ ăn dựa trên khau phần thực tế của trẻ.

- Đào tạo cô nuôi dạy trẻ thành cộng tác viên: Nâng cao kỹ năng phát hiện trẻ em thấp còi, truyền thông hàng tuần cho bà mẹ về chế độ ăn thêm ở nhà, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ em.

- Xây dựng khau phần ăn mẫu và đối chiếu với thực đơn nhà trẻ, mẫu giáo để tuyên truyền,

- Giáo viên hướng dẫn hàng tuần cho bà mẹ điều chỉnh khau phần ăn ở nhà cho trẻ, trong đó tính cụ thể tỷ lệ cơ cấu khau phần ăn ở nhà và ở nhà trẻ mẫu giáo để đảm bảo nhu cầu của trẻ. Tập trung truyền thông về cách lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ từ các thực phấm và hải sản sẵn có của địa phương.

- Truyền thông xây dựng ô dinh dưỡng, mô hình vườn ao chuồng với một số cây con giàu chất dinh dưỡng, ao cá nếu có, chăn nuôi gà ngan vịt tại các nhà trẻ, mẫu giáo làm mô hình truyền thông và đưa vào cải thiện bữa ăn cho trẻ em nhất là các thực phấm giàu các vi chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phục hồi SDD thể thấp còi. (Phụ lục hình ảnh góc và tranh truyền thông)

- To chức khám đánh giá tình trạng dinh dưỡng chấn đoán và cấp thuốc điều trị các bệnh trong đợt khám đánh giá, không áp dụng thêm các biện pháp can thiệp nào.

- Không thực hiện kê đơn hoặc cấp các thuốc có vi chất nhất là sắt, kẽm trong quá trình điều trị, tránh nhiễu trong quá trình đánh giá.

* Biện pháp 2: Triển khai hoạt động trực tiếp cải thiện khẩu phần bằng bổ sung ngao vào bữa ăn tại trường mầm non.

Trên cơ sở sau khi đánh giá hàm lượng vi chất đặc biệt là chất kẽm trong hải sản để chọn hải sản là thực phấm bổ sung cho trẻ là ngao. Nhóm nghiên cứu huy động xã hội hoá tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc bổ sung ngao cho nhóm can thiệp tại 2 xã. Ngao cung cấp cho trẻ là ngao nõn đạt tiêu chuấn châu Âu của Công ty TNHH xuất nhập khấu Nghêu Nam Thịnh (Phụ lục thông tin sản phấm ngao), được cung cấp hàng tuần và bảo quản lạnh đảm bảo tiêu chuấn vệ sinh để sử dụng hàng ngày cho trẻ.

* Ghi chú: Hàm lượng một số chất dinh dưỡng của ngao tại Tiền Hải gửi xét nghiệm là tính trung bình của các mẫu xét nghiệm cả ngao tươi sống và ngao đông lạnh. Trong bảng thành phần thực

Bảng 2. 1. Giá trị trung bình của một số chất dinh dưỡng của ngao

Các chất dinh dưỡng và năng lượng

Theo kết quả xét nghiệm mẫu ngao Tiền Hải (Do NCS gửi)

Theo Bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam

Kẽm 10.14 mg 13,4mg

Protein 11,68 g 9,5 g

Năng lượng 54,3 Kalo 78 Kalo

phẩm Việt Nam năm 2007 nhà xuất bản Y học, chỉ có con sò đại diện chung cho các loài ngao sò sống ở biển (tr. 408).

- Tất cả các cháu 25 - 48 tháng tuổi không SDD thấp còi nhóm CT: Các cháu được ăn 2 bữa cháo ngao/tuần mỗi bữa có 20 gam ngao, lượng ngao này sẽ cung cấp được 2mg kẽm và 25 gam gạo/lần. Cháo ngao được ăn vào bữa phụ buổi chiều.

- Tất cả các cháu 25-48 tháng tuổi SDD thấp còi nhóm CT: được ăn 20 gam ngao/ngày trong 6 ngày/tuần. Trong đó 2 ngày ăn cháo ngao còn lại trong 4 ngày ăn ngao với nhiều cách chế biến khác nhau như bổ xung vào miến phở, canh, xào với thịt băm, ...

- Cho trẻ em nhóm CT ăn liên tục trong 12 tháng (trừ 2 tuần nhà trường nghỉ hè). Trẻ thấp còi khi ăn tại lớp được ngồi riêng theo nhóm đảm bảo cho trẻ ăn hết khẩu phần và các cô nuôi dạy trẻ giám sát theo dõi điều chỉnh kịp thời.

Công tác chế biến ngao được đảm bảo sạch sẽ vệ sinh thịt ngao nghiền nát bằng máy xay sinh tố trước khi chế biến, trong khi chế biến bố sung thêm rau thơm, mắm mỡ song với lượng nhỏ chỉ có giá trị làm gia vị không có thay đối lớn trong bố sung năng lượng và vi chất cho trẻ khi ăn.

*Hoạt động huy động nguồn thực phẩm để cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ.

Nguồn ngao:

- Nghiên cứu sinh đã huy động xã hội hoá từ nguồn ngân sách của quỹ chăm sóc trẻ em của huyện Tiền Hải với số tiền là 50 triệu đồng (có phụ lục kèm theo). Nguồn quỹ này có thường xuyên ở tất cả các địa phương trong cả nước và hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc trẻ em cả về thể chất và tinh thần, do Uỷ ban chăm sóc trẻ em và phòng lao động thương binh xã hội huyện huy động, quản lý. - Nghiên cứu còn nhận được hỗ trợ trực tiếp của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Nghêu Nam Thịnh,

là công ty chuyên chế biến ngao đông lạnh đạt tiêu chuẩn châu Âu xuất sang các nước khu vực Đông Âu. Công ty sản xuất theo một dây chuyền nghiêm ngặt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm ngao được bóc tách làm sạch và vô khuẩn trước khi đóng bao bì bảo quản và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ âm 20 độ. Sản phẩm ngao đông lạnh được kiểm tra, xét nghiệm và được cấp giấy xác nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và các xét nghiệm khác (Phụ lục chứng chỉ an toàn sản phẩm). Hàng tuần ngao được đưa đến cho các nhà trẻ mẫu giáo được bảo quản lạnh trong ngăn đá của tủ

lạnh, trước khi đưa ra chế biến ngao được làm rã đông theo đúng quy trình làm sạch và chế biến tuỳ theo từng bữa ăn cung cấp cho trẻ.

Nguồn gạo, dầu ăn, mắm, muối để nấu cháo cho trẻ:

- Trong 1 tháng đầu, nhóm nghiên cứu cung cấp miễn phí cho trẻ trong đối tượng.

- Thời gian 11 tháng sau: Gia đình góp gạo cho nhà trường chế biến cháo ngao ăn thêm cho trẻ để thực hiện phương châm gia đình và cộng đồng cùng chung tay phòng chống SDD cho trẻ.

* Tổ chức phân công theo dõi giám sát can thiệp.

- Mỗi cô giáo trường mầm non đảm nhiệm theo dõi một nhóm trẻ em 25-48 tháng tuổi theo từng lớp tham gia can thiệp để theo dõi chế độ ăn, việc thực hiện bổ sung ngao bằng cháo hải sản và các hình thức chế biến khác, tình trạng bệnh nhiễm trùng và truyền thông cho các bà mẹ mỗi khi đến đưa đón trẻ.

- Nghiên cứu sinh chủ trì nhóm nghiên cứu kiểm soát khẩu phần ăn để sao cho trẻ phát triển tăng trưởng cân đối cả cân nặng và chiều cao hạn chế nguy cơ mắc mới thừa cân béo phì.

- Nghiên cứu sinh chủ trì nhóm nghiên cứu kiểm soát tình hình trẻ bị ốm và điều trị bệnh nhằm hạn chế yếu tố nhiễu do bổ sung vi chất ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao cho cả nhóm chứng và nhóm can thiệp.

* Đánh giá trong thời gian can thiệp

+ Thời gian đánh giá

- Thời gian tự đánh giá cộng tác viên dinh dưỡng và cô nuôi dạy trẻ hàng tháng, nội dung: đánh giá chỉ số nhân trắc (chiều cao cân nặng).

- Thời gian đánh giá của nhóm nghiên cứu sau 3 tháng M3, 6 tháng M6, 9 tháng M9 và sau can thiệp Mi2 với các nội dung: khám lâm sàng và cân đo cho trẻ.

- Đánh giá trước và sau can thiệp với các nội dụng: Khám lâm sàng và cân đo cho trẻ và xét nghiệm hemoglobin, kẽm huyết thanh và IGF-1 huyết thanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuồi tại vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w