Năm 1981 Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra phác đồ điều trị SDD trong đó sử dụng chế độ ăn giàu năng lượng và protein được cung cấp chủ yếu từ sữa các loại và dầu thực vật. Tại hội nghị dinh dưỡng Quốc tế tháng 12 năm 1992 tại Roma đã xác định thanh toán nạn đói và SDD là mục tiêu trọng tâm của nhân loại. Nhiều nước đã có kinh nghiệm trong hoạt động phòng chống SDD trẻ em, có 4 nhóm chính, trong đó tạo nguồn lương thực thực pham bổ sung tại chỗ nhằm nâng cao chất lượng khau phần ăn cho trẻ là một giải pháp quan trọng [40].
Các chiến lược then chốt để loại trừ thiếu dinh dưỡng gồm: 1. Các chiến lược dựa vào thực phẩm như đa dạng hoá bữa ăn, làm vườn gia đình, tăng cường vi chất vào thực phẩm và nuôi trồng; 2. Các chiến lược bổ sung như bổ sung viên nang vitamin A, viên sắt acid folic cho các đối tượng nguy cơ; 3. Các chiến lược chăm sóc sức khoẻ công đồng như khống chế các bênh nhiễm trùng và kí sinh trùng, tiêm chủng mở rông, thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ [38].
Chiến lược can thiệp dựa vào thực phẩm:
Biên pháp tốt nhất để cải thiên tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng qua việc dùng các thực phẩm sẵn có ở địa phương trên nguyên tắc cơ bản là tất cả những vi chất cần thiết đều có thể được cải thiện bằng biện pháp giáo dục kiến thức và ”đa dạng hóa bữa ăn”. Tuy nhiên, biện pháp này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà điều khó khăn nhất là không thể thay đổi về kinh tế và tập quán ăn uống trong một thời gian ngắn. Hơn thế nữa, các vi yếu tố từ các thực phẩm rẻ tiền, các loại rau xanh thì việc hấp thu của chúng rất hạn chế.
Ớ Việt Nam có nhiều kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái VAC (vườn ao chuồng) trực tiếp cải thiện cơ cấu bữa ăn gia đình, nhà trẻ để phòng chống SDD cho trẻ em. Việc nghiên cứu sử dụng các loại bột dinh dưỡng có chất lượng cao được bo sung vi chất dinh dưỡng tại cộng đồng để phục hồi dinh dưỡng được nghiên cứu và áp dụng thành công vừa có giá trị dinh dưỡng cao, cân đối vừa có khả năng tránh dị ứng và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa [16],[41]. Một số tác giả cho thấy rằng việc tăng cường hướng dẫn các kỹ thuật chế biến tại cộng đồng đã giúp cho việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em [52],[59].
CHƯƠNG 2