Các yếu tố quản lý có tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Trang 28)

giáo dục trường trung học phổ thông

Bản chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT là vấn đề hiệu quả công tác cán bộ đối với đội ngũ đó. Sau đây chúng tôi đi nghiên cứu công tác xây dựng quy hoạch; đào tạo; bồi dưỡng; tuyển chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CBQL trường THPT. Bởi những yếu tố này là những yếu tố quan trọng phản ánh bản chất của công tác quản lý cán bộ và không thể thiếu của chiến lược cán bộ.

1.5.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Một trong những nhiệm vụ của CBQL là phải thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ, nó có tác dụng làm cho người quản lý và cơ quan quản lý biết được về số lượng, chất lượng, độ tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, giới tính, của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ, nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng (phẩm chất và năng lực) cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quan trọng hơn kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào họat động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong các trường THPT thành phố Bắc Ninh. Như vậy quản lý đội ngũ CBQL là phải thực hiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ. Quy hoạch phát triển đội ngũ là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.

1.5.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý

Đảng ta khẳng định: Công tác tổ chức cán bộ là một mặt công tác của Đảng. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ cán bộ.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó. Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bồ nhiệm CBQL lại là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

- Miễn nhiệm CBQL là đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những cá nhân không đáp ứng được các điều kiện về năng lực phẩm chất hay một điều kiện khác quan khác thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn đội ngũ, để cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn đội ngũ, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đủ yêu cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

- Luân chuyển (bao hàm cả điều động), CBQL có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức, mặt khác lại taọ điều kiện thỏa mãn các nhu cầu của CBQL. Hai mặt tác dụng trên gián tiếp làm cho chất lượng đội ngũ CBQL được nâng lên.

Như vậy qua phân tích ở trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ. Từ đó mà vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL là một giải pháp khả thi trong công tác tổ chức cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và CBQL các trường THPT nói riêng.

1.5.3. Xây dựng và thực thi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các tiêu chuẩn và trình độ lý luận chính trị, lý luận và thực tiễn quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng CBQL và các đội ngũ CBQL chính từ đó mà đội ngũ CBQL có đủ các điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thành nhiệm vụ và thực thi chức năng, quyền hạn quản lý.

Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đây cũng chính là giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT nói riêng.

1.5.4. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý, đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu được trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và các chủ thể quản lý nói chung và công tác tổ chức cán bộ nói riêng.

Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ mà còn qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL nói riêng không thể không nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua hoạt động đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

1.5.5. Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý

Để đảm bảo cho hoạt động bình thường của con người thì con người phải được đáp ứng các yêu cầu vật chất, tinh thần thiết yếu nhất. Nếu hoạt

động có hiệu quả cao hơn thì con người phải được đáp ứng các yêu cầu cao hơn kể cả vật chất lẫn tinh thần. Đối với cán bộ quản lý do đặc thù công việc phức tạp nên nhu cầu để đạt đựơc hiệu quả công việc cao cần hơn những cán bộ bình thường khác. Chính vì vậy mà việc có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ CBQL thì chất lượng đội ngũ CBQL được nâng lên. Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì phải có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng với đội ngũ CBQL và đây là một giải pháp khả thi tiếp theo.

1.6. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng là khâu then chốt của vấn đề then chốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh Người đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng một đội ngũ cán bộ tận tuỵ, kiên cường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.

Nhận thức rõ về vai trò, vị trí của CBQL giáo dục, ngành GD&ĐT Đăk Nông đã cụ thể hóa chiến lược cán bộ của Đảng thời kỳ CNH - HĐH trong đội ngũ CBQL trường học nói chung và CBQL trường THPT nói riêng. Quan điểm định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT được xác định là:

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL phải đòi hỏi nghiêm ngặt về quan điểm của giai cấp công nhân về phẩm chất và bản lĩnh chính trị đã được thực tiễn chứng minh, coi đó là vấn đề có tính nguyên tắc, bồi dưỡng, vun trồng, trọng dụng những CBQL có tài năng thật sự và cái tâm trong sáng. Chú trọng đến việc đổi mới, trẻ hoá đội ngũ, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và kết hợp các độ tuổi.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ngang tầm nhiệm vụ, có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực giải quyết các nhiệm vụ trước thử thách khó

khăn, phức tạp của GD&ĐT Đăk Nông trong giai đoạn mới. Đặc biệt chú trọng một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược cán bộ là phải tạo được nguồn, xây dựng quy hoạch, chăm lo đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

+ Phải có quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ một cách công tâm, khách quan, khoa học. Sử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa tài và đức, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa năng lực thực tế và bằng cấp, giữa tiêu chuẩn và cơ cấu.

+ Trong điều kiện cơ chế thị trường, mở cửa, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL phải thật sự chú ý đến chăm lo giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ. Kiên quyết đấu tranh chống tham ô lãng phí, thiếu tâm chí với nghề nghiệp, làm mất lòng tin của học sinh và nhân dân.

Kết luận chương 1

Tổng quan của vấn đề nghiên cứu đã khẳng định một số khái niệm chủ yếu, những đặc trưng của nhà trường, những đặc trưng về chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT đồng thời cũng chỉ ra những yêu cầu chủ yếu về chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT. Những yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT; từ đó chúng tôi đề xuất 2 vấn đề quan trọng mang tính lý luận.

1. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT phải quan tâm đến những yếu tố tác động tích cực đồng nghĩa với nó có thể là những giải pháp khả thi gồm:

- Xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý là nhiệm vụ hàng đầu của công tác cán bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, bố trí và sử dụng, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông một cách hợp lý.

- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý - Hoàn thiện chính sách trong công tác cán bộ

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông.

2. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT gắn liền với sự nhận biết chính xác thực trạng về các lĩnh vực quản lý nêu trên để từ đó đề xuất những giải pháp khả thi cho mỗi lĩnh vực. Những nhiệm vụ này chúng tôi sẽ trình bày ở chương 2 và chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐĂK GLONG,

TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

Đăk Glong là một Huyện của Việt Nam nằm trong tỉnh Đăk Nông. Đăk Glong trước tháng 6 năm 2005 có tên gọi là Đăk Nông. Vì từ năm 2004, tỉnh Đăk Nông được thành lập, nên huyện Đăk Nông được đổi tên huyện Đăk Glong.

Trong huyện Đăk Glong có các đơn vị hành chính với 07 xã, thị tứ. Đăk Glong là huyện rộng lớn nhất trong các đơn vị hành chính cấp huyện trong Đăk Nông - 1.728,9 km² diện tích tự nhiên. Dân số toàn huyện năm 2013 là 52 nghìn người. Đăk Glong còn đứng đầu Đăk Nông về mức độ thưa dân (mật độ dân số là 38 người/km2, năm 2013).

Huyện Đăk Glong nằm ở phía đông nam của tỉnh Đắk Nông, giáp với các huyện Lăk ở phía đông bắc, Đam Rông ở phía đông, Lâm Hà ở phía đông nam, Di Linh và Bảo Lâm ở phía Nam, Đắk R'lấp ở phía Tây Nam, thị xã Gia Nghĩa và Đăk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía bắc. Huyện Đăk Glong có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, có giá trị công nghiệp cao như: bôxit, vonfram, vàng, thiếc, cao lanh,... Nếu được đầu tư hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu rất lớn cho huyện Đăk Glong. Là động lực để huyện Đăk Glong ngày càng phát triển.

Đây là huyện có số cư dân người Mông đông nhất tỉnh Đăk Nông, ước tính có khoảng 12.000 người.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Trang 28)