Đăk Nông
2.2.2.1. Quy mô phát triển trung học phổ thông về trường, số học sinh, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục và đào tạo
1. Trường
Từ năm học 2006- 2007 có 1 trường đến năm học 2012- 2013 có 3 trường THPT Như vậy với 3 trường THPT đã đáp ứng một phần cơ bản của nhu cầu học tập học sinh trong huyện Đăk Glong và là cơ sở phát triển giáo dục của huyện Đăk Glong.
2. Lớp
Trong những năm qua số lớp THPT dao động từ 11 đến 22 lớp và số lớp này chưa ổn định, dự kiến thời gian số lớp ổn định sẽ đến 2020.
3. Số học sinh
Trong những năm qua số học sinh dao động rất chậm nhưng trong tương lai số lớp sẽ tăng nhanh gây ra sự không ổn định trong một thời gian nhất định.
4. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất các trường THPT ở huyện Đăk Glong hiện nay đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, tạo nên vẻ mỹ quan, khang trang và khá thuận lợi cho việc học tập, vui chơi và các họat động khác ngày càng đạt hiệu quả.
Diện tích đất các trường THPT ở huyện Đăk Glong đáp ứng được yêu cầu quy định trường chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng 2.2. Cơ sở vật chất Các loại phòng học và chức năng Năm học 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 Phòng học kiên cố 18 18 18 44 44 Phòng tin học 2 2 2 4 4 Phòng nghe nhìn 0 0 0 0 0 Nhà hiệu bộ 0 0 0 2 2 Nhà bảo vệ 0 0 0 2 2 Nhà đa năng 0 0 0 0 0 Phòng bộ môn 2 2 2 0 0
(Nguồn: Sở GD và ĐT Đăk Nông) 2.2.2.2. Chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo
Học sinh THPT huyện Đăk Glong hầu hết là con, em của nhân dân lao động, phần đa là con của người đồng bào dân tộc thiểu số nên chất lượng đầu vào chưa được tuyển chọn.
Với điều kiện như vậy nên chất lượng dạy và học trong những năm qua các trường THPT của huyện Đăk Glong chưa đạt thành tích cao trong các đợt thi học sinh giỏi tỉnh và thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, điều đó được thể hiện trong đánh giá chất lượng học lực và hạnh kiểm như sau:
Bảng 2.3. Chất lượng học lực và hạnh kiểm Học lực và hạnh kiểm Năm học 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 Giỏi 1 0 3 3 14 Khá 22 21 56 124 156 Trung bình 134 114 232 350 381
Yếu 190 220 184 142 212 Kém 13 15 19 6 18 Hạnh Tốt 126 126 229 392 497 Khá 188 192 191 173 210 Trung bình 41 38 56 53 59 Yếu 5 14 18 8 15
(Nguồn: Sở GD và ĐT Đăk Nông) Qua số liệu trên chúg ta thấy chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh THPT ở huyện Đăk Glong có chiều hướng tiến lên rõ rệt, học sinh khá giỏi ngày càng tăng, học sinh yếu kém ngày càng giảm. Phong trào thi đua “Hai tốt” ở các nhà trường đã đạt hiệu quả tích cực số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh tăng lên.
Công tác giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, phòng chống các tệ nạn xâm nhập học đường được tiến hành thường xuyên đạt kết quả tốt. Giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong những năm qua các nhà trường THPT trong huyện Đăk Glong đã huy động trên 90% sinh đỗ tốt nghiệp THCS trên địa bàn vào học lớp 10 đầu cấp.
2.2.2.3. Đội ngũ giáo viên
Trong những năm qua, quy mô phát triển trường lớp nhanh là do thành lập trường, nên nhu cầu bổ sung cán bộ giáo viên mới nhiều, chính vì vậy đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, còn thiếu kinh nghiệm.
Số đảng viên tại các trường là 28. Các cấp uỷ có Nghị quyết hằng năm kết nạp từ 2- 3 giáo viên, tất cả các tổ chức đảng trong nhà trường đầu đạt trong sạch vững mạnh.
Do làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên kết hợp với việc xét tuyển viên chức hàng năm nên tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn được nâng lên rõ rệt. Hằng năm, nhà trường có các cuộc vận động:
- Hai không với 4 nội dung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các phong trào:
- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực - Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo.
Đã góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên góp phần xây dựng các nhà trường ngày càng vững mạnh, chất lượng giáo viên được tăng lên một bước.
Đa số giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng khắc phục khó khăn, học tập, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, thi đua dạy tốt học tốt hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2.2.4. Tài chính cho giáo dục
Trong những năm qua thực hiện tài chính về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của UBND tỉnh cho các đơn vị THPT trên toàn tỉnh. Tài chính cho hoạt động của nhà trường đã được giao khoán trên đầu học sinh và giao kinh phí ngay từ đầu năm tài chính. Vì vậy các đơn vị trường THPT đã rất chủ động trong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu gắn liền với các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Các nguồn kinh phí khác là do các tổ chức, các hội trong nhà trường xây dựng kế hoạch thu, chi sau khi đã thống nhất kế hoạch với nhà trường cùng với nhà trường giám sát các hoạt động đó. Từ các nguồn kinh phí được tự chủ nên nhiều các họat động giáo dục trong nhà trường được
đẩy mạnh như xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, máy móc cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học ở các nhà trường.
2.2.2.5. Công tác quản lý giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong các nhà trường thì phát huy tất cả các nguồn lực trong và ngoài để thực hiện đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết và nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là sự chỉ đạo của ngành đối với nhà trường.
Thực hiện chủ đề năm học: “Tiếp tục đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
- Khắc phục yếu kém như: Nâng cao chất lượng giáo viên, tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Tăng cường chỉ đạo công tác chuyên môn: thực hiện nội quy, quy chế, quy định cụ thể các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn; giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục quốc phòng an ninh.
- Làm tốt công tác thanh kiểm tra nội bộ nhà trường, thanh tra nhân dân; ngăn ngừa, uốn nắn lệch lạc trong nhà trường xây dựng nề nếp kỷ cương trường học.
- Phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ..
+ Thực hiện cuộc vận động: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; công đoàn giúp nhau làm kinh tế gia đình, xây dựng gia đình văn hóa.
+ Thanh niên xung kích trong mọi họat động: Đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng nề nếp, văn hóa công sở, trường học…
+ Các tổ chức phối hợp cùng nhà trường quản lý giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường; huy động tăng cường cơ sở vật chất, cảnh quan trường học, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
* Một số yếu kém của công tác quản lý giáo dục THPT huyện Đăk Glong
- Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục còn hiệu quả thấp. - Số lượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần đông và nhiều đồng bào dân tộc khác nhau nên mặt bằng nhận thức không đồng đều và bất đồng về ngôn ngữ.
- Công tác quản lý có sự đổi mới nhưng vẫn còn nặng tính kinh nghiệm chủ quan, sự phối hợp với các cơ quan ban ngành chưa chặt chẽ, chưa kịp thời.
- Thông tin, dự báo; còn chậm nhiều khi thiếu chính xác do sự báo và xử lý thông tin còn hạn chế.
- Một số CBQL chưa có tâm huyết với nghề, làm việc chưa khoa học, còn mang tính chủ quan.
- Nhận thức đưa con em đến trường của người dân chưa cao. - Kinh tế huyện Đăk Glong là huyện nghèo.
* Đánh giá chung
Ngành giáo dục và đào tạo Đăk Nông đã chỉ đạo các trường THPT huyện Đăk Glong tổ chức hoạt động đạt được nhiều kết quả.
- Quy mô trường, lớp, học sinh, cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh và nhân dân trong huyện.
- Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục mũi nhọn dần dần được phát triển nâng lên theo từng năm học.
- Các điều kiện phục vụ dạy học, giáo dục được tăng cường: Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn đảm bảo; cơ sở vật chất, thiết bị luôn được tăng cường, bổ sung thay thế. Công tác quản lý nhà trường có chiều hướng tiến bộ, bài bản, khoa học, công tác xây dựng Đảng, các tổ chức đòan thể luôn giữ vững theo chiều hướng tích cực.
- Tuy có những thành tích và kết quả trên nhưng giáo dục THPT huyện Đăk Glong cần phải khắc phục.
+ Cần có giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng đầu vào đó là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng toàn diện.
+ Một số giáo viên có năng lực kém cần phải bố trí làm công tác khác. + Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết nhất là xây dựng đảm bảo các phòng học bộ môn.
+ Bổ sung thêm nguồn kinh phí họat động của các nhà trường.
+ Có kế hoạch cụ thể và chiến lược để nâng cao chất lượng học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số
2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong