Đổi mới phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, sử dụng và luân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Trang 77)

và luân chuyển cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

3.2.3.1. Tuyển chọn cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

a. Mục tiêu

Tuyển chọn CBQL là một công việc hết sức quan trọng, nó quyết định đến vấn đề định hướng cho quan điểm chỉ đạo đường lối, chính sách của Đảng và thực hiện pháp luật nhà nước, định hướng đúng cho sự phát triển của

nhà trường, chọn ra những cán bộ đủ đức, tài đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD &ĐT, đồng thời xây dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các trường THPT.

b. Nội dung

Tuyển chọn CBQL trường THPT phải theo nguyên tắc chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là phải dân chủ, công khai, sử dụng người có tài, có đức thực sự, không câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến hay thành phần xuất thân… Công khai hoá các tiêu chuẩn tuyển chọn làm cho “Mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo”. Không để tình trạng dựa theo cảm tính, dựa vào “Thích” hay “không thích” của người thủ trưởng cấp trên hay cấp có thẩm quyền.

Tuyển chọn CBQL phải dựa vào đội ngũ cán bộ quy hoạch theo từng giai đoạn, thời điểm với các tiêu chí của chế độ tuyển chọn.

Tuyển chọn CBQL phải chọn những cán bộ có khả năng phát triển có thể đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn mới hiện nay của đất nước nói chung, của Huyện Đăk Glong nói riêng.

Tuyển chọn CBQL phải theo quy định hướng dẫn nhưng chú ý đến việc tuyển chọn những cán bộ giáo viên trẻ tuổi, năng động, có đủ tiêu chuẩn mặc dù thời gian tham gia công tác còn ít (từ 5 năm trở lên đối với đồng bằng, 4 năm trở lên đối với Huyện Đăk Glong).

Cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về các mặt: Năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, tâm huyết nghề nghiệp, đủ sức khoẻ, đảng viên, trình độ ngoại ngữ, nữ đối với đội ngũ CBQL của trường chưa có nữ, người đồng bào dân tộc,… Trong đó tiêu chuẩn năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức và sức khoẻ là những tiêu chuẩn ưu tiên hàng đầu.

c. Cách thức thực hiện

Vấn đề tuyển chọn có rất nhiều hình thức như: Thi tuyển, bổ nhiệm,… theo thông tin đại chúng thì việc thi tuyển các chức danh cũng đã thực hiện tại thành phố Đà Nẵng, mới đây nhất là việc thi tuyển vào chức danh Tổng cục trưởng cục đường bộ, nếu quan niệm quản lý là một nghề thì trong bổ nhiệm CBQL các trường THPT Huyện Đăk Glong cũng cần thay đổi bằng cách thi tuyển các chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Khi thi tuyển như vậy mới phát huy tất cả các năng lực, trách nhiệm của đội ngũ quy hoạch nhằm đảm bảo tính khách quan để Ban Giám đốc Sỏ Giáo dục tin tưởng ra quyết định bổ nhiệm.

Dựa vào thực tế công tác quản lý giáo dục THPT, tôi đề xuất xây dựng một số tiêu chí để tuyển chọn CBQL trường THPT Huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông như sau:

Tiêu chí 1: Có đạo đức tốt, có phẩm chất chính trị vững vàng, có tâm

huyết với ngành nghề, bằng các hành động cụ thể như sau:

+ Cán bộ đó phải trong sáng, lành mạnh, không buông thả; khiêm tốn, gần gũi luôn lắng nghe ý kiến tâm tư nguyện vọng của quần chúng, nhân dân; xây dựng tinh thần đoàn kết cao trong nội bộ.

+ Có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục, khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tiêu chí 2: Có sức khoẻ tốt.

Tiêu chí 3: Am hiểu về kiến thức và có năng lực quản lý chuyên môn.

Tiêu chí này cần các yếu tố cụ thể như sau: + Trình độ đào tạo đạt từ chuẩn trở lên.

+ Có chuyên môn nghiệp vụ thành thục, biết tìm hiểu thông tin để hướng dẫn cho giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với lực

học của học sinh trên địa bàn. Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ.

+ Đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng lớp quản lý giáo dục, quản lý nhà nước. + Có tư duy sáng tạo, chỉ đạo làm việc công tác quản lý khoa học, hiệu quả. + Có khả năng đề xuất, tham mưu cho cấp trên về công việc quản lý của nhà trường.

+ Có tầm nhìn chiến lược, có khả năng phân tích, tổng hợp và sử lý tốt các thông tin.

Tiêu chí 4: Hiểu và vận dụng tốt Luật Giáo dục và điều lệ trường THPT

có nhiều cấp học. Thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao.

Tiêu chí 5: Có uy tín cao trước tập thể. Cụ thể:

+ Là người gương mẫu, luôn chăm lo đến tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên hết.

+ Gần gũi và quan tâm đến đồng nghiệp, học sinh nói chung đặc biệt là quan tâm đến những đồng nghiệp, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương và phụ huynh học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí 5: Tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục. Xây dựng,

rèn luyện đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; đào tạo sản phẩm có chất lượng giáo dục toàn diện, có chất lượng về giáo viên giỏi, học sinh giỏi, xây dựng CSVC thiết bị trường học,…

Tiêu chí 6: Có khả năng xây dựng, quản lý tốt CSVC trường học, thực

hiện tốt chủ trương Xã hội hoá giáo dục.

3.2.3.2. Bổ nhiệm và miễn nhiệm CBQL trường THPT

a. Bổ nhiệm - Mục tiêu:

Nhằm phát huy trách nhiệm, năng lực của người CBQL trong công việc được giao và gắn trách nhiệm với công việc nên Đảng và Chính phủ ta quy

định thời gian bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và bãi nhiệm đối với những CBQL không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ.

- Nội dung:

+ Thực hiện theo tiêu chuẩn chung của bổ nhiệm và miễn nhiệm CBQL.

+ Người đựơc bổ nhiệm phải nằm trong danh sách tạo nguồn (danh sách quy hoạch) đạt được các tiêu chuẩn theo chức danh bổ nhiệm.

+ Thường xuyên làm công tác quy hoạch để phát hiện đội ngũ Giáo viên có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để giới thiệu và đưa vào danh sách quy hoạch.

+ Đối với những người đứng đầu cơ quan khi bổ nhiệm cần có một thời gian thử thách để xem xét năng lực người cán bộ đó qua kết quả họat động thực tiễn và xử lý những công việc được giao đã hoàn thành hay chưa, từ đó có thêm điều kiện để làm tiêu chí bổ nhiệm hay còn phải thử thách thêm. Người được đề bạt phải thực sự có năng lực quản lý, vì thực tế cũng có nhiều người có kinh nghiệm, có chuyên môn tốt nhưng không thể làm được tốt công tác quản lý.

- Cách thức thực hiện; Quy trình bổ nhiệm:

Lập danh sách trích ngang của giáo viên được giới thiệu bổ nhiệm. Thực hiện nguyên tắc là phải tổ chức lấy phiếu tín nhiệm theo 3 bước: + Bước 1: Ban giám hiệu và chi Uỷ.

+ Bước 2: Toàn thể cán bộ, giáo viên (nếu hội đồng nhà trường dưới 50 người), Trưởng, phó các bộ phận chủ chốt (nếu hội đồng nhà trường trên 50 người).

Tất cả các bước trên đều được hội ý, bàn bạc, đóng góp ý kiến xây dựng nhưng không công khai kết quả kiểm phiếu. Việc bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm để bổ nhiệm CBQL phải tiến hành thật dân chủ, khách quan, tránh hình thức và thiếu dân chủ. Phiếu tín nhiệm không có giá trị như bầu cử, song có giá trị tham khảo.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm có thể tiến hành khi CBQL trường THPT hết thời hạn giữ chức vụ hoặc sau một thời gian bổ nhiệm mà không hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, muốn làm tốt vấn đề này, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo tiêu chuẩn của ngành và từ đó tìm rõ những nguyên nhân hiện tượng bất thường xảy ra để chấn chỉnh, khắc phục ở các cơ sở giáo dục. Việc bổ nhiệm CBQL trường THPT phải thực hiện đúng quy định pháp lụât của Nhà nước.

b. Miễn nhiệm cán bộ quản lý - Ý nghĩa, mục tiêu:

Việc miễn nhiệm CBQL trường THPT là một giải pháp không thể thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm sạch bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực cho toàn bộ máy.

- Nội dung:

Việc hết độ tuổi bổ nhiệm và điều động công tác nơi khác thì CBQL sẽ được miễn nhiệm, còn đối với CBQL trường THPT được lựa chọn, bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn được quy định, khi các cán bộ quản lý này không đảm bảo sức khoẻ để đảm đương nổi công việc, không làm tròn trách nhiệm hoặc có sai phạm nghiêm trọng, mất uy tín với tập thể sư phạm thì cấp quản lý có thẩm quyền (Sở Giáo dục và đào tạo) đánh giá CBQL không hoàn thành nhiệm vụ và ra quyết định miễn nhiệm, không chờ hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định của “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán bộ,

công chức lãnh đạo” (ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ).

- Cách thức thực hiện:

Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL trường THPT luôn được sàng lọc, được bổ sung, làm trong sạch, kiện toàn bộ máy; đem lại niềm tin cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; tạo ra một môi trường trong sạch, ổn định cho mọi người yên tâm công tác và cống hiến. Đồng thời còn có tác dụng giáo dục cán bộ, ngăn ngừa cái xấu, cái tiêu cực khiến cho cán bộ bị vấp ngã hoặc biến chất.

3.2.3.3. Sử dụng và công tác luân chuyển cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

a. Mục tiêu

Sử dụng và luân chuyển CBQL trường THPT là việc bố trí, sắp xếp CBQL trường THPT vào những vị trí công tác thích hợp nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng CBQL trong thực tiễn; là quá trình giúp CBQL bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong thực tế quản lý; là sự điều phối CBQL trong cấp học, ngành học, tăng cường cán bộ cho những vùng, những đơn vị đang khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ.

b. Nội dung

- Sử dụng cán bộ quản lý thuộc về thẩm quyền của Sở Giáo dục có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng và phù hợp đội ngũ CBQL trong giai đoạn mới hiện nay là việc làm rất cần thiết. Sự bố trí đó chính là động lực phát huy, kích thích hết khả năng tiềm tàng ở mỗi người CBQL, ở mỗi nhiệm vụ, vị trí được cấp trên phân công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luân chuyển cán bộ quản lý do Sở Giáo dục ra quyết định, vịêc luân chuyển cán bộ phải căn cứ từ nhu cầu thực tiễn, từ nhiệm vụ chính trị, quy

hoạch cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng bộ trong đội ngũ CBQL; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, đặc biệt là nữ và nữ dân tộc tại chỗ. Cán bộ trong quy hoạch được bồi dưỡng toàn diện, được rèn luyện trong thực tiễn; khắc phục tình trạng cục bộ địa phương.

- Luân chuyển phải có sự thoả thuận giữa Ban Giám đốc Sở Giáo dục với địa phương quản lý chi bộ.

c. Cách thức thực hiện

+ Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải căn cứ vào nhu cầu, điều kiện phát triển của xã hội và sử dụng CBQL đúng vị trí, đúng người, đúng việc, đúng sở trường, thuận lợi về điều kiện sống cho CBQL. Tránh việc bố trí, thuyên chuyển CBQL tùy tiện thiếu căn cứ, thiếu khoa học.

+ Sử dụng và luân chuyển CBQL phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, công tác trẻ hoá đội ngũ CBQL là vấn đề Đảng và chính phủ hết sức quan tâm nhằm thúc đẩy và phát huy năng lực khả năng của cán bộ trẻ và cán bộ lớn tuổi phải hết sức mình tập trung cho công tác giáo dục, không có tính ỷ lại.

+ Khi sử dụng và luân chuyển CBQL cần phải bố trí cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phải có nam và nữ, già và trẻ,… để hài hoà công việc, bổ sung kinh nghiệm cho nhau, loại bỏ tư tưởng cục bộ.

+ Khi sử dụng và luân chuyển CBQL thì không luân chuyển, điều động những người đang bị thi hành kỷ luật, năng lực không đảm nhận được nhiệm vụ đến nơi khác để nhận nhiệm vụ tương đương hoặc cao hơn.

+ Xây dựng kế hoạch bổ sung cán bộ có đủ năng lực, có triển vọng đảm đương tốt các công việc được giao. Tham mưu với cấp trên kiên quyết miễn nhiệm các CBQL yếu, kém về năng lực.

+ Sử dụng, bố trí CBQL đúng vị trí thì sẽ phát huy hết năng lực của người lãnh đạo. Nếu bố trí nhiệm vụ quá khả năng hoặc không hợp sở trường

sẽ dẫn đến CBQL chán nản, công việc không hoàn thành. Dẫn đến nội bộ lủng củng, không thống nhất.

+ Việc bố trí, sử dụng CBQL phải thoả mãn được tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh từng cá nhân. Có chính sách khen thưởng kịp thời những CBQL hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kiên quyết phê bình, chấn chỉnh những hạn chế của CBQL.

* Những lưu ý trong công tác luân chuyển CBQL

- Danh sách cán bộ luân chuyển phải được bàn bạc cụ thể, có sự thống nhất cao trong ban Giám đốc và phòng tổ chức Sở Giáo dục.

- Việc luân chuyển rất nhạy cảm đối với nhân dân và địa phương nên khi luân chuyển tránh gây dư luận không hay làm ảnh hưởng đến uy tín của tập thể cũng như cá nhân.

- Cần nghiên cứu kỹ năng lực mỗi CBQL được luân chuyển và môi trường công tác mới nhằm đem đến cho tập thể mới một người CBQL tốt, năng nổ, thạo việc, hiểu người; đồng thời giúp cho tập thể có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

- Cơ cấu tổ chức CBQL phải đảm bảo tính kế thừa, tạo ra đoàn kết, hợp tác tốt giữa các tổ chức, đoàn thể và cá nhân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Trang 77)